Type Here to Get Search Results !

Ai mới là người kỳ thị, phân biệt sắc tộc?

Chúng ta có thể phân loại con người theo màu da trắng, đen hoặc nâu, nhưng những khác biệt có thể nhìn thấy này không phản ánh chính xác sự khác biệt di truyền - hay đúng hơn là tương đồng - giữa chúng ta.

Sắc tố chính trong da người là melanin. Melanin bảo vệ chúng ta khỏi ánh nắng mặt trời.

Nó hấp thụ các tia cực tím của mặt trời trước khi chúng có thể phá hủy folate, một trong những vitamin chủ chốt của cơ thể.

Nhiều gen liên quan đến con đường sinh hóa dẫn đến việc sản xuất melanin. Sự biến đổi tự nhiên trong các gen này là nguyên nhân gốc rễ của phổ màu da mà con người có.

Vụ nổ súng vào ngày 19/2 bắt đầu tại một quán bar shisha ở Hanau, Đức, được thúc đẩy bởi một học thuyết cực hữu là phải trục xuất hoặc giết người nhập cư.

Giới khuynh hữu từ lâu đã thể hiện sự tức giận dưới dạng các khẩu hiệu tương tự. "Nước Đức dành cho người Đức", "Nước Pháp cho người Pháp", và "Nước Ý người Ý", đều đã được sử dụng như những cụm từ chống nhập cư bởi các nhóm cực hữu.

"Quay trở lại nơi bạn đến" là một cụm từ gây khó chịu trên toàn thế giới.


Trên thực tế, các quốc gia như Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Ý đã có người nhập cư trong suốt lịch sử của họ. Thật ra, hầu như tất cả mọi quốc gia đều như thế.

Quần đảo Anh, chẳng hạn, đã trở thành nhà của những người di cư kể từ khi họ tách khỏi lục địa khoảng 7.500 năm trước.

Trước khi người Pháp tiếp quản vào năm 1066, một phần của thế giới đã bị xâm chiếm bởi người Viking, Angles, Saxons, Huns và hàng chục bộ lạc và gia tộc nhỏ khác.

Và ngay cả trước đó, người La Mã đã cai trị ... và họ cũng đến từ khắp nơi trên đế chế liên lục địa, đến tận châu Phi cận Sahara và Trung Đông.

Vì vậy, khi các đảng chính trị hoặc thậm chí những người phân biệt chủng tộc nói: "Nước Pháp cho người Pháp", hay "Nước Ý cho người Ý" và nói về những người "bản địa" ... những điều đó thực sự có ý nghĩa gì?

Chấm dứt phân biệt chủng tộc

Về cơ bản, các cuộc biểu tình nổ ra vì phong trào “Mạng người da màu cũng quan trọng” (Black Lives Matter), chống lại tình trạng phân biệt chủng tộc tại Mỹ. Vụ George Floyd đã khơi nguồn cho một loạt các cuộc biểu tình từ Australia, Brazil tới Mexico hay Canada. Tuy nhiên, theo tờ Washington Post, ảnh hưởng từ Floyd đặc biệt lớn tại châu Âu, nhất là các quốc gia có số lượng người da màu, người nhập cư đông đúc. Giờ đây, làn sóng đòi sự công bằng cho tất cả những người da màu, người nhập cư chống lại sự kỳ thị của người da trắng đã lan rộng trên khắp thế giới.

Đối với nhiều người Mỹ da màu, cái chết của George Floyd chỉ là sự phẫn nộ mới nhất trong một năm đầy tuyệt vọng. Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề hơn đối với người Mỹ gốc Phi. Cộng đồng da màu chiếm 12% dân số nhưng lại chiếm 26% số ca nhiễm Covid-19 và gần 23% số ca tử vong, theo dữ liệu từ CDC Mỹ.

Hơn nữa, tình trạng bạo lực cảnh sát, nhất là hướng tới người da màu cũng tăng lên nhiều trong thời gian gần đây. Theo New York Times, cảnh sát Minneapolis sử dụng vũ lục với người da màu nhiều gấp bảy lần so với người da trắng. Al Jazeera ghi nhận, người Mỹ gốc Phi có khả năng bị cảnh sát gây thương vong cao gấp 2,5 lần so với người da trắng.

Chưa dừng lại ở đó, hàng loạt vụ sát hại người da màu khiến sự bất công chủng tộc càng trở nên gay gắt. Ahmaud Arbery bị người dân da trắng bắn chết khi chạy bộ ở Georgia; Breonna Taylor - kỹ thuật viên phòng cấp cứu đã bị bắn tám lần trong nhà riêng ở Kentucky khi cảnh sát thực hiện lệnh khám nhà không gõ cửa vào giữa đêm; và còn rất nhiều cái tên khác như Michale Brown, Eric Garner, Philando Castile… Tuy nhiên, hầu hết sĩ quan hoặc sở cảnh sát gây ra vụ việc đau thương không hề bị truy tố hình sự và vẫn tiếp tục làm việc.

Ngoài ra, theo ghi nhận của Washington Post, liên tục kể từ năm 2015, mỗi năm cảnh sát Mỹ đã nổ súng và làm tử vong khoảng 1.000 người. Con số này dự kiến không thay đổi đáng kể trong năm 2020, khi 463 người đã thiệt mạng do bị cảnh sát bắn tính đến ngày 7/6. Cũng theo ghi nhận, số lượng người gốc Phi không vũ trang bị cảnh sát bắn chết đã giảm dần kể từ năm 2015, nhưng tỷ lệ vẫn cao đáng kể so với nạn nhân là người da trắng.

Một số thay đổi đã diễn ra và bước đầu đáp ứng yêu cầu của những người biểu tình, ví dụ Hội đồng thành phố Minneapolis thông báo giải tán bộ máy cảnh sát hiện nay và lập một hệ thống mới; Thị trưởng New York Bill de Blasio cam kết cắt ngân sách cảnh sát vốn chiếm 6% ngân sách thành phố và chi tiêu nhiều hơn cho dịch vụ xã hội. Đặc biệt, ngày 8/6, các nghị sĩ Đảng Dân chủ đã công bố Dự luật có tên gọi “Đạo luật công lý trong lực lượng cảnh sát”, cho phép nạn nhân của các hành vi sai trái kiện cảnh sát, các nhân viên thực thi pháp luật liên bang sử dụng camera trên người, cấm dùng vũ lực gây chết người...

Các cuộc biểu tình đã làm lộ ra “góc khuất” trong xã hội Mỹ, khi sự phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát hướng tới người da màu tại đây. Vụ việc George Floyd đã như “giọt nước tràn ly”, khiến cho sự kiên nhẫn cũng như căm phẫn của bộ phận người dân da màu tại Mỹ không thể chịu được và buộc phải lên tiếng để đảm bảo cho sự an toàn và quyền lợi bình đẳng của mình.

Phải chăng sắc tố da là nguyên cớ để kỳ thị?


Mấy ngày nay cả nước Mỹ đang chìm trong biểu tình và hỗn loạn vì một sự kiện liên quan đến phân biệt chủng tộc. Sự việc bắt đầu từ một người đàn ông da đen nghi dùng tiền giả mua đồ và bị cảnh sát bắt giữ. Một viên cảnh sát da trắng sau đó đã dùng vũ lực quá mức, đè đầu gối lên cổ người da đen cho tới khi anh này tắc thở và chết.

Vấn đề phân biệt đối xử nói chung và mối quan hệ giữa người da trắng đối với người da đen nói riêng vốn có nguồn gốc lịch sử lâu dài, đã và đang được xóa bỏ mạnh mẽ trong xã hội Mỹ, nhưng sự việc trên lại thổi bùng lên vấn đề nhức nhối này. Phân biệt đối xử giữa con người với nhau liệu có thể xóa bỏ được tận gốc hay không, và nếu có thì làm thế nào để đạt được điều này?

Phân biệt đối xử nói chung xảy ra khi có sự so sánh, phân chia cao – thấp, thắng – thua, và người ở vị trí thấp kém sẽ nhận được ít sự ưu đãi và nhiều sự thua thiệt so với người ở vị trí cao hơn. Phân biệt đối xử là bình thường trong mọi xã hội nếu dựa trên những khía cạnh có thể thay đổi được như khả năng, kinh nghiệm, hay sự cố gắng, nỗ lực. Ví dụ, người có khả năng và nỗ lực cao hơn thì sẽ nhận được kết quả và phần thưởng tốt hơn người kém khả năng và ít nỗ lực. Tuy nhiên, phân biệt đối xử sẽ trở thành vấn đề vi phạm nhân quyền nếu dựa trên một số đặc điểm cố định sẵn có từ khi một người được sinh ra như chủng tộc, nguồn gốc, giới tính, hay tuổi tác.

Lịch sử phân biệt chủng tộc trên đất nước Mỹ bắt đầu từ thời mua bán nô lệ da đen cách đây khoảng 400 năm. Người da đen đã bị đối xử vô cùng tồi tệ trong suốt thời gian dài cho tới tận năm 1964 khi Đạo luật Dân quyền (Civil Rights Act) được thông qua. Đạo luật này nghiêm cấm tất cả mọi sự phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc, giới tính, hay tuổi tác. Kể từ khi có đạo luật này, Mỹ đã có một sự tiến bộ vượt bậc về vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử.

Mọi người về cơ bản có cơ hội bình đẳng như nhau trong cuộc sống, công việc, và học hành. Barack Obama, Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, là một minh chứng điển hình cho sự tiến bộ này. Nếu một tổ chức mà phân biệt đối xử với người lao động dựa trên những đặc điểm được bảo vệ bởi pháp luật thì sẽ bị trừng phạt rất nặng, có thể lên tới nhiều triệu đô-la.

Tuy nhiên, sự phân biệt đối xử trong xã hội vẫn diễn ra, có thể ẩn ngầm và không nhìn rõ được, bởi con người vẫn thường hay so sánh giữa những nhóm người với nhau. Người da đen với lịch sử khó khăn của mình vẫn là nhóm người yếu thế trong con mắt của nhiều người khác. Tỷ lệ thất học, đói nghèo và tội phạm trong cộng đồng người da đen luôn cao hơn so với các nhóm người khác. Vòng luẩn quẩn của thất học – đói nghèo – tội phạm và do đó bị phân biệt đối xử vẫn đeo bám với rất nhiều người da đen.

Do có những định kiến trong xã hội đối với mình, người da đen thường bị nhắm vào nhiều hơn trong các vụ bắt giữ của cảnh sát và cũng thường bị kết án nặng hơn so với các nhóm người khác. Người da đen cũng thường bị từ chối hơn trong quá trình tuyển dụng xin việc. Vì phân biệt đối xử nhiều khi không rõ ràng, không có bằng chứng cụ thể nên pháp luật cũng không thể thực thi và bảo vệ được họ trong những trường hợp này. Thậm chí, đôi khi người thực thi pháp luật cũng lại chính là người phân biệt đối xử.

Ai mới là người kỳ thị, phân biệt sắc tộc?


Sự khác biệt sinh lý và văn hóa nhận thức được một cách dễ dàng khai thác bởi giới tinh hoa chính trị với mục đích đạt được và duy trì kiểm soát xã hội. Phân biệt đối xử và bạo lực là một hệ quả chung của nhận thức một nhóm người là kém tin tưởng, đạo đức, thông minh, hay văn minh (và cuối cùng là ít người) so với nhóm khác. Mất cân bằng quyền lực được xem là phản ánh của sức mạnh cá nhân và công đức văn hóa chứ không phải là sự bất công mang tính hệ thống. Nỗ lực hướng tới việc tạo ra một xã hội mong muốn tiếp tục bị cản trở bởi đặc quyền không thể hỏi, sợ hãi, và thành kiến ​​trên chủng tộc, giai cấp, và chia rẽ dân tộc.

Thách thức lớn nhất đối với chống phân biệt chủng tộc là sự khó chịu, phòng vệ, và tình trạng thù địch mà nó thường sanh ra trong số người da trắng (hoặc các nhóm chủng tộc chăng tùy thuộc vào ngữ cảnh). Từ chối thường xảy ra khi các cá nhân từ các nhóm đặc quyền đặc lợi không thấy mình như có trách nhiệm, trong bất kỳ cách nào, với các điều kiện mà các nhóm chủng tộc khác kinh nghiệm. Nói về đặc quyền chủng tộc và những thành kiến ​​về chủng tộc vô thức nghiêm trọng có thể đe dọa mọi người ý nghĩa tích cực về bản thân. Nhiều người cảm thấy thoải mái hơn tin rằng các đặc tính bẩm sinh của các nhóm sắc gây ra những vấn đề hoặc những thành công mà mỗi nhóm kinh nghiệm, và một số người thậm chí còn tự cảm thấy mình bị phân biệt đối xử khi các thành viên của các nhóm chủng tộc khác đòi hỏi sự thay đổi xã hội để giảm bớt những bất công. Người da trắng bị thiệt thòi về kinh tế, (hoặc những người kinh nghiệm phân biệt đối xử liên quan đến tuổi tác, giới tính, khuynh hướng tình dục, khả năng thể chất, hoặc các đặc tính khác), đôi khi thấy chống phân biệt chủng tộc như một sự từ chối của những khó khăn riêng của họ. Trong trường hợp cực đoan, người da trắng bị áp bức có thể phản ứng rất tiêu cực để phê bình chống phân biệt chủng tộc mà họ quay về da trắng hoặc tân-dân tộc ý thức hệ chống đỡ lên lòng tự trọng thấp (xem Paul Gilroy cho một bài phê bình của giáo dục chống phân biệt chủng tộc của Anh làm việc lớp thanh niên). Người da màu cũng đôi khi phản đối quan điểm chống phân biệt chủng tộc khi họ đã bị thuyết phục bởi những ảnh hưởng văn hóa mà phân biệt chủng tộc không còn là quan trọng, vấn đề thể chế hóa. Đối với những người da màu, trở nên ý thức hơn về phân biệt chủng tộc có thể đặc biệt đau đớn và tước quyền.

Mỗi người được sinh ra với những đặc điểm cố định và riêng biệt, không ai giống ai. Mỗi người đều có một giá trị vô giá như nhau, không ai cao hơn mình về giá trị cả. Mỗi người đều có quyền bình đẳng và tự do cá nhân giống nhau. Nhận thức này là nền tảng của một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chỉ khi bản thân mình nhìn ra và thấu hiểu được những điều này thì mình mới tôn trọng được tất cả và thoát ra khỏi được sự so sánh dựa trên những đặc tính vốn có ngay từ lúc sinh ra của mỗi người. Và chỉ khi không còn so sánh nữa thì sự phân biệt đối xử mới biến mất.

Khi mình không còn so sánh với ai thì sẽ chẳng ai so sánh lại với mình, và khi mình không còn kỳ thị ai thì chẳng ai kỳ thị lại mình. Khi từng cá nhân trong xã hội thấu hiểu và làm được điều này thì xã hội sẽ không còn phân biệt đối xử. Nó dường như là một điều rất đỗi giản đơn, nhưng lại vô cùng quan trọng để giúp cho mỗi người chúng ta thoát ra khỏi sự phân biệt đối xử với nhau.

Chỉ bằng cách nhìn nhận phân biệt chủng tộc (cá nhân và tổ chức) và chủ động đối phó với nó, chúng ta có thể hy vọng để vượt qua những chia rẽ sắc tộc ức chế vấn đề hiệu quả giải quyết và làm suy yếu phong trào cấp tiến. Định hướng chống phân biệt chủng tộc để thay đổi xã hội có thể giúp các tổ chức thành công thách thức chính sách và thực hành mà mặt nạ điện, khai thác, và tài nguyên lấy đằng sau vỏ bọc của chủ nghĩa cá nhân tự do và lợi ích quốc gia.