Type Here to Get Search Results !

Những điều này chứng minh Việt Nam là một trong những "cô gái đẹp và hấp dẫn" nhất hành tinh

Hình ảnh của Hoa hậu Hoàn vũ 2017 H’Hen Niê bất ngờ xuất hiện trên trang fanpage chính thức của ASEAN khiến các fan sắc đẹp Việt vô cùng tự hào. Bông hoa của núi rừng Tây Nguyên được vinh danh là một trong những cá nhân tiêu biểu và là “Niềm tự hào của Đông Nam Á”.

H’Hen Niê là đại diện cho Việt nam dư thi Miss Universe 2018 tại Thái Lan và giúp Việt Nam lập nên lịch sử trên đấu trường sắc đẹp thế giới khi lần đầu tiên lọt vào top 5. Cô còn khiến fan vô cùng được yêu mến bởi tính cách chân thành, giản dị của mình trong cuộc sống thường ngày mà cô đăng tải trên trang cá nhân của mình. Những hành hoạt động truyền cảm hứng của “bông hoa núi rừng Tây Nguyên” đã trở thành tấm gương sáng cho nhiều cô gái trẻ Việt Nam.

H'Hen Nie là một dân nữ, sinh trưởng trong một gia đình người đồng bào thiểu số Êđê. Cô đã lớn lên giữa đại ngàn bát ngát để rồi sau 20 năm, tên cô được xướng danh trên toàn cầu.

Tôi lại nghĩ đến hình ảnh đất nước, và thấy có nhiều điểm tương đồng thú vị.

Bức ảnh “Hội An về đêm” chụp tháng 6 của tác giả Trần Minh Dũng

Một "Cô gái giỏi việc nước, đảm việc nhà", quật cường, không cam chịu và không ngại trước mọi kẻ thù "nguy hiểm nhất"

Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta.

Trở về thời đại các vua Hùng dựng nước, ngày nay còn tìm thấy các di chỉ văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn... (có niên đại xa nhất cách đây 4000-3500 năm), rất nhiều công cụ bằng đồng, cùng những vũ khí thô sơ để tự vệ: lưỡi cày, lưỡi búa, mũi tên, lưỡi dao, giáo, rìu, dao găm và những mảnh giáp che thân bằng đồng...

Sự phát triển của đồ đồng đã chấm dứt thời kỳ tồn tại hàng vạn năm của công xã nguyên thủy trước đó, thời kỳ mà con người sống hoàn toàn còn phụ thuộc vào tự nhiên để đi vào thời kỳ mới: thời kỳ con người bắt đầu có ý thức với cuộc sống, với cộng đồng, với sản xuất. Việc con người biết trồng trọt, chăn nuôi, biết dùng súc vật để kéo cày, biết làm lúa nước, làm thủy lợi, cùng với việc xuất hiện một số ngành nghề mới (thủ công, trồng dâu nuôi tằm, luyện đồng, rèn sắt...) đã tạo ra tiền đề ổn định cộng đồng, nhờ đó cũng kéo theo cả sự phát triển của văn hóa...

Có thể nói sức mạnh của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, với cơ sở cộng đồng đoàn kết, quốc gia thống nhất của nền văn minh bản địa, đã tạo cho cộng đồng người Việt có sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên trong suốt quá trình lịch sử.

Đối với đất Việt phương Nam thời đó, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước là một nhu cầu cấp bách. Trên cơ sở nền kinh tế đã phát triển hơn và trước nguy cơ xâm lược từ phương Bắc, xuất hiện nhu cầu hợp nhất những bộ tộc gần nhau về địa vực, huyết thống, trình độ phát triển kinh tế và văn hóa. Đó là cơ sở dẫn tới sự hợp nhất giữa hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt và sự ra đời nước Âu Lạc vững mạnh hơn.

Thất bại về quân sự, chúng chuyển sang chiến lược giả vờ cầu hòa, dùng gián điệp phá ta từ bên trong. Triệu Đà cử con là Trọng Thủy sang hàng phục An Dương Vương, lấy công chúa Mỵ Châu, ở rể tại thành Cổ Loa, để dò xét tình hình Âu Lạc, học phép chế nỏ của người Âu Lạc rồi trốn về nước báo cho Triệu Đà. Do chủ quan, mất cảnh giác, Thục An Dương Vương và Mỵ Châu nhẹ dạ cả tin, mắc mưu kẻ địch. Kết hợp dùng quân sự và dùng gián điệp, Triệu Đà đã thôn tính được Âu Lạc vào năm 179 trước công nguyên. An Dương Vương thua trận phải tự tử. Nước ta bị mất độc lập tự do.

Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ, tiến tới xây dựng quốc gia phong kiến độc lập (từ cuối thế kỷ II trước công nguyên đến đầu thế kỷ X)

Năm 906, Khúc Thừa Dụ, nhân chính quyền nhà Đường suy yếu, đã đứng lên cùng nhân dân giành được quyền tự chủ. Năm 938, chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền đã đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán, kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước, kéo dài trên một ngàn năm. Một thời kỳ độc lập, xây dựng đất nước vững mạnh bắt đầu.

Sở dĩ một quốc gia bị nước ngoài thống trị và âm mưu đồng hóa trên một ngàn năm đã vùng lên và giành lại được quyền tự chủ đó chính là nhờ có ý chí độc lập tự do của cư dân người Việt sớm được khẳng định trên cơ sở những thành tựu vật chất và tinh thần ngày càng phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước trước đó. ý chí đó ngày càng được bồi đắp vững chắc và phát triển trong quá trình bị nô dịch. Truyền thống dựng nước và giữ nước thấm sâu trong nhân dân như mạch nước ngầm trong lòng đất, nó bắt nguồn từ mỗi con người, từ mỗi làng xóm, lặng lẽ đổ vào biển cả tạo thành truyền thống của cả cộng đồng người Việt. Truyền thống đó lại được nuôi dưỡng bởi nền văn hóa, văn minh của người Việt định hình và phát triển trong thời kỳ Văn Lang - Âu lạc. Trong sự cọ sát với nền văn hóa Hán, nền văn hóa Đông Sơn chẳng những không bị mai một mà lại được bổ sung, làm phong phú bởi biết tiếp thu cái hay, cái tiến bộ, cái hợp lý của nền văn hóa bên ngoài nhằm tăng sức mạnh, hun đúc sức sống mãnh liệt của cộng đồng người Việt. Đây cũng là điều kiện hết sức quan trọng để đất nước vươn lên giữ vững nền tự chủ, dựng nước thịnh trị trong thời kỳ văn hóa - văn minh Đại Việt về sau này.

Vào khoảng nửa sau thế kỷ XV, chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam phát triển mạnh mẽ vào thời Lê Thánh Tông. Sự phát triển ấy có mặt tích cực là đã khẳng định và củng cố những thành quả của sự nghiệp dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc.

Tuy vậy, sang thế kỷ XIX chế độ phong kiến Việt Nam trong giai đoạn suy vong đã để đất nước tụt hậu rất xa so với thế giới. Những xu hướng cải cách và những đề án canh tân đất nước bị vua tôi nhà Nguyễn bác bỏ. Đất nước chìm đắm trong các mối quan hệ xã hội phong kiến trì trệ, hủ lậu, thối nát. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến mất nước khi chủ nghĩa thực dân xâm lược.

Năm 1788, tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống đã "cõng rắn cắn gà nhà" rước 20 vạn quân Thanh vào xâm lược nước ta. ý chí độc lập dân tộc và truyền thống chống giặc giữ nước thôi thúc, nghĩa quân Tây Sơn lại "thần tốc" tiến công ra Bắc lập nên những chiến công ở Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng, Gò Đống Đa với sức mạnh kỳ diệu, quét sạch 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta.

Đây là một trong những chiến công hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Truyền thống giữ nước Việt Nam một lần nữa được viết tiếp một trang oai hùng mới.

Sau khi đại phá quân Thanh, Tây Sơn thống nhất quốc gia, những tiền đề quan trọng nhất cho việc thiết lập một quốc gia độc lập tự chủ, thống nhất và hùng mạnh được hình thành.

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Sau những cuộc chiến đấu rời rạc, yếu kém, thiếu tự tin, bọn phản động trong giới cầm quyền nhà Nguyễn đã vứt bỏ ngọn cờ dân tộc, lần lượt ký những điều ước, hòa ước đầu hàng, rồi cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp. Nhân dân ta lại bị chủ nghĩa thực dân Pháp nô dịch.

Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến khi giới cầm quyền phản động nhà Nguyễn đầu hàng, với truyền thống yêu nước, rất nhiều lực lượng gồm các văn thân, sĩ phu yêu nước và các tầng lớp nhân dân đã lần lượt đứng lên đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp.

Các cuộc khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công; của Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, Hà Tiên; rồi đến phong trào Cần Vương của Tôn Thất Thuyết; khởi nghĩa Ba Đình ở Thanh Hóa; khởi nghĩa Bãi Sậy ở Hưng Yên; khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng... nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp.

Vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ do kẻ thù gây nên, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta sau đó vẫn tiếp tục sôi nổi, từ phong trào Đông Du, vận động cứu nước của Phan Bội Châu và phong trào cải cách của Phan Chu Trinh, đến các cuộc khởi nghĩa của đồng bào các dân tộc thiểu số anh em trên mọi miền đất nước...

Các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đó đều bị dìm trong biển máu, song nhân dân ta, dân tộc ta quyết không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Truyền thống dựng nước và giữ nước không ngừng được phát huy và tô thắm thêm, đã góp phần vào việc tìm ra con đường cách mạng đúng đắn mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương về sau này.

Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng lao động Việt Nam (2-1951) Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".

Qua các phong trào 1930-1931, 1936-1939, Đảng ta đã tập hợp quần chúng, tôi luyện họ trong cuộc đấu tranh cách mạng, phát triển lực lượng mọi mặt của nhân dân ta, chuẩn bị đón thời cơ giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc.

Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), khai sinh ra nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam. Người trịnh trọng tuyên bố: "Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa".

"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

Bản Tuyên ngôn độc lập là một trang vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó chấm dứt chính thể quân chủ và chế độ thực dân áp bức. Nó mở ra một kỷ nguyên mới dân chủ cộng hòa. Đó là bản Tuyên ngôn độc lập thứ ba của dân tộc sau bản Tuyên ngôn độc lập thời Lý và Bình Ngô đại cáo thời Lê Lợi - Nguyễn Trãi.

Ngay sau khi giành được chính quyền, chúng ta chưa có thời gian để tổ chức và củng cố lực lượng thì tai họa đã dồn dập kéo đến. ở miền Bắc, 18 vạn quân Tưởng (Trung Quốc) kéo vào mượn cớ tước vũ khí quân Nhật, kỳ thật là thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, lật đổ chính quyền cách mạng, giúp bọn phản động tay sai như "Việt Nam quốc dân Đảng", "Việt Nam cách mệnh đồng minh hội"... lên nắm chính quyền. ở miền Nam, được quân Anh che chở, quân Pháp quay trở lại đánh chiếm nước ta một lần nữa.

Trong khi đó, đất nước vừa trải qua nạn đói khủng khiếp do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra vào đầu năm 1945. Nạn lụt lội cũng vừa xẩy ra ở miền Bắc; kinh tế, tài chính nước ta kiệt quệ. Đất nước chìm trong cảnh "tứ bề thọ địch".

19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy đánh giặc cứu nước trong chín năm kháng chiến trường kỳ với hàng trăm trận đánh, nhân dân ta đã đẩy kẻ địch từ thế mạnh với âm mưu đánh nhanh, sang thế yếu buộc phải đánh lâu dài với ta và cuối cùng đã thất bại hoàn toàn ở Điện Biên Phủ (1954). Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được ghi vào lịch sử dân tộc ta và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đế quốc Mỹ đưa bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm, thay chân thực dân Pháp về miền Nam lập ra chính phủ tay sai, rồi chính thức xâm lược nước ta. Dưới ngọn cờ của Đảng, nhân dân ta đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước bất khuất, đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ và bè lũ tay sai.

Từ phong trào Đồng Khởi Bến Tre, chiến thắng ấp Bắc, qua chiến thắng Vạn Tường, chiến thắng hai mùa khô 1965-1966, 1966-1967, chiến thắng Mậu Thân 1968, chiến thắng Điện Biên Phủ trên không vào tháng 12 năm 1973.

Chiến thắng 30/4 mãi mãi đi vào lịch sử, khẳng định tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Nó thể hiện ý chí độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và khát vọng hoà bình của dân tộc Việt Nam. Năm nay toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Là người Việt phải biết sử Việt, vì đó là quốc hồn, quốc túy của người Việt. Sức mạnh Việt Nam là kết quả tổng hợp của sự hy sinh phấn đấu không ngừng nghỉ của cha ông ta. Là hậu nhân và là người được thụ hưởng sự độc lập hôm nay, chúng ta không được phép quên "sự độc lập hôm nay dân tộc phải đổi bằng bao xương máu".

Ai đó nói: "hành trang vào đời chẳng có gì" là không đúng. Là con dân đất Việt, chúng ta vào đời với ý chí "làm trai phải có danh gì với núi sông", hay phải "đáp đền sông núi",... Càng không được bất mãn với chế độ mà cho phép mình "lạc lối" để chống phá đất nước mình.

Việt Nam là một cô gái xinh đẹp và hấp dẫn trong mắt hàng xóm và những "anh chàng" mắt xanh mũi lõ từ phương Tây. Đã từng, đang và còn sẽ bị "quấy rối", dòm ngó dài lâu

Có nền văn hóa đậm đà bản sắc

Trở về thời đại các vua Hùng dựng nước, ngày nay còn tìm thấy các di chỉ văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn... (có niên đại xa nhất cách đây 4000-3500 năm), rất nhiều công cụ bằng đồng, cùng những vũ khí thô sơ để tự vệ: lưỡi cày, lưỡi búa, mũi tên, lưỡi dao, giáo, rìu, dao găm và những mảnh giáp che thân bằng đồng...

Sự phát triển của đồ đồng đã chấm dứt thời kỳ tồn tại hàng vạn năm của công xã nguyên thủy trước đó, thời kỳ mà con người sống hoàn toàn còn phụ thuộc vào tự nhiên để đi vào thời kỳ mới: thời kỳ con người bắt đầu có ý thức với cuộc sống, với cộng đồng, với sản xuất. Việc con người biết trồng trọt, chăn nuôi, biết dùng súc vật để kéo cày, biết làm lúa nước, làm thủy lợi, cùng với việc xuất hiện một số ngành nghề mới (thủ công, trồng dâu nuôi tằm, luyện đồng, rèn sắt...) đã tạo ra tiền đề ổn định cộng đồng, nhờ đó cũng kéo theo cả sự phát triển của văn hóa...

Lược bỏ màu sắc thần thoại, Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh là thiên anh hùng ca về cuộc chiến đấu của cư dân Việt với lũ lụt, giành lấy những mảnh đất màu mỡ ven sông để sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Người Việt biết trồng lúa nước vào loại sớm nhất thế giới, đến thời Hùng Vương thì nghề này đã đạt đến trình độ khá cao. Nghề trồng lúa, trồng dâu chăn tằm, chăn nuôi gia súc ngày càng phát triển thì thủ công nghiệp cũng phát triển theo (nghề gốm, nghề dệt, nghề mộc, nghề luyện kim đồng thau, khai mỏ đồng, mỏ thiếc, mỏ chì, nấu quặng...). Giao thông vận tải phát triển, giao lưu kinh tế văn hóa trong cư dân Việt Nam cũng đạt trình độ phát triển khá. Đồ đồng Đông Sơn rất phong phú, nhiều hình vẻ, bao gồm công cụ, vũ khí, đồ đựng, đồ trang sức. Đồ đồng Đông Sơn thấy cả ở miền xuôi và miền núi. Từ Việt Nam, trống đồng được truyền lên phía Bắc, tới đất Điền (Vân Nam), đất Thục (Tứ Xuyên), và đưa xuống phía Nam, tới Malaixia, tới đất nước đảo Dừa (Inđônêxia). Một số lượng cực kỳ lớn và phong phú các loại vũ khí bằng đồng thau được tìm thấy trong các di chỉ văn hóa. Tất cả những điều đó đã nói lên rằng trong thời kỳ này, chẳng những sản xuất phát triển, mà chiến tranh cũng đã xẩy ra thường xuyên. Vì vậy việc dựng nước và giữ nước nhất thiết phải gắn bó với nhau. Trên cơ sở một nền kinh tế văn hóa phát triển, các vua Hùng và cư dân Việt đã nhiều lần chiến thắng các cuộc chiến tranh chống bọn xâm lược, mà truyền thuyết gọi là giặc "Man", giặc "Mũi đỏ", giặc "Ân".

Chẳng những thế, nhân dân lao động không ngừng cố gắng, bền bỉ phát triển sản xuất. Lực lượng sản xuất của dân ta ngày càng phát triển trong điều kiện thống trị của phong kiến phương Bắc. Trong nông nghiệp do phát hiện ra sắt, nghề rèn sắt thành công cụ sản xuất phát triển; kỹ thuật nông nghiệp tiến bộ, đã sử dụng trâu bò cày kéo. Các hệ thống đê điều ngăn lũ lụt, các sông đào, mương ngòi được tu sửa... Các cây trồng và vật nuôi ngày một phong phú. Trong thủ công nghiệp, các nghề khai mỏ vàng, đúc đồng, rèn sắt, trồng dâu nuôi tằm cũng phát triển. Hệ thống giao thông thủy bộ phát triển. Các tầng lớp, giai cấp xuất hiện trong đó có tầng lớp giai cấp phong kiến quý tộc Việt Nam dần dần tiêu biểu cho lực lượng phát triển xã hội, tập hợp lực lượng nhân dân Việt Nam đấu tranh cho nền độc lập tự chủ, thoát khỏi sự thống trị của phương Bắc.

Trong sự cọ sát với nền văn hóa Hán, nền văn hóa Đông Sơn chẳng những không bị mai một mà lại được bổ sung, làm phong phú bởi biết tiếp thu cái hay, cái tiến bộ, cái hợp lý của nền văn hóa bên ngoài nhằm tăng sức mạnh, hun đúc sức sống mãnh liệt của cộng đồng người Việt.

Vào khoảng nửa sau thế kỷ XV, chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam phát triển mạnh mẽ vào thời Lê Thánh Tông. Sự phát triển ấy có mặt tích cực là đã khẳng định và củng cố những thành quả của sự nghiệp dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc.

Bộ máy hành chính các cấp được cải tổ theo hướng tăng cường sự chi phối của triều đình và hạn chế quyền lực của địa phương, nhằm phát triển chế độ trung ương tập quyền. Năm 1483, bộ luật Hồng Đức ra đời.

Về kinh tế, bộ luật Hồng Đức bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất tư, nhờ đó từ thế kỷ XV, bộ phận ruộng đất tư đã phát triển mạnh mẽ, chế độ điền trang thái ấp dần dần bị thủ tiêu, ruộng công bị co hẹp. Bộ luật Hồng Đức khuyến khích khai hoang, tăng vụ, do vậy chế độ đồn điền ra đời... Đến thời kỳ nhà Nguyễn thì chính sách khai hoang và chính sách ruộng đất tiến bộ đã tạo được những vùng đất mới và xóm làng mới. Diện tích ruộng đất canh tác của quốc gia mở rộng nhất từ trước tới lúc bấy giờ.

Trong thời kỳ này nền văn học phát triển rực rỡ với hàng loạt tác phẩm nổi tiếng bằng chữ Nôm, chữ Hán, có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật (Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương, thơ bà Huyện Thanh Quan, Truyện Kiều,...) đặc biệt là dân ca, hò vè,... của quần chúng nhân dân. Các làn điệu chèo, tuồng ả đào, trống quân... cũng phát triển phong phú. Các công trình sử học, y học, dược học, địa lý với những tác giả nổi tiếng như Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác,... xuất hiện. Một nền văn hóa gắn liền với cuộc đấu tranh của quần chúng, mang tính chiến đấu sắc bén, có nội dung xã hội tiến bộ, đậm đà phong cách dân gian đã được xây dựng.

Mặc dù về mặt chính sự quốc gia, giai đoạn này đầy biến động, song những thành quả trong sự nghiệp xây dựng kinh tế và văn hóa đạt được đã chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của dân tộc và tạo nên tiền đề để dân tộc giữ được cốt cách của mình, vượt được những thăng trầm, thử thách về sau.

Câu truyện Thánh Gióng biểu hiện tinh thần chiến đấu bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân cư Việt thời cổ, người anh hùng làng Gióng là hình ảnh của dân tộc Việt Nam thời thơ ấu, sớm trưởng thành trong gian lao, trước nạn lớn của dân tộc. Đất nước ta, nhân dân ta, như cậu bé làng Gióng, mới ra đời thì hai vai đã nặng trĩu hai nhiệm vụ dựng nước và đánh giặc để giữ nước. Cộng đồng người Việt ngay từ đầu đã cố kết lại trong tư thế vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Đó là hai mặt cơ bản nhất trong nội dung của đời sống xã hội cư dân Việt kể từ ngày lập quốc.

Chiến thắng trước kẻ thù "vô hình" - "Cô-vi"

Giữa rất nhiều tin tức không vui về tình hình đại dịch, thật tuyệt vời khi thấy Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc khắc phục Covid-19. Đây là quốc gia duy nhất không báo cáo ca tử vong do Covid-19 và không có ca bệnh trong cộng đồng từ giữa tháng 4 đến nay.

Ca bệnh Covid-19 nặng nhất Việt Nam "nam phi công người Anh" được nhiều hãng tin và tờ báo quốc tế chú ý, nhất là khi Bộ Y tế quyết định dùng cả phương án ghép phổi để cứu bệnh nhân. Sau 115 ngày được cứu chữa và điều trị, anh đã được xuất viện và đưa về nước trong sự biết ơn của người bệnh và vui mừng của nhân dân cả nước.

Đại diện CDC Hoa Kỳ cũng gửi kèm đường dẫn của bài báo đăng trên tờ Reuters (Anh) trong ngày bệnh nhân thứ 91 rời Bệnh viện Chợ Rẫy, có tựa đề: “Một phi công người Anh trở thành biểu tượng của cuộc chiến chống virus của Việt Nam được xuất viện”.

Có "cá tính" trước diễn biến phức tạp của thời cuộc

Biển Đông là mối họa trong vô vàn mối họa đến từ người phương Bắc. Âm mưu bành trướng và gia tăng ảnh hưởng chưa bao giờ nguôi trong lòng người Trung Quốc.

Trung Quốc luôn cáo buộc Việt Nam đưa quân xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp các đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc và cố tình tạo ra các tranh chấp căng thẳng Biển Đông. Bắc Kinh yêu cầu Việt Nam rút nhân sự và thiết bị ra khỏi các đảo ở biển Nam Hải.

Thực tế, Trung Quốc mới là bên sử dụng vũ lực để chiếm đóng các đảo và thực thể ở Biển Đông. 64 chiến sĩ Việt Nam đã ngã xuống trong hải chiến Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Bắc Kinh cũng kích động nhiều mâu thuẫn với các quốc gia láng giềng như Philippines, Malaysia, Brunei.

Các chuyên gia cho rằng những hành động phi pháp mà chính quyền Trung Quốc thực hiện gần đây đã thể hiện dã tâm độc chiếm Biển Đông, và thể hiện những bế tắc đang diễn ra bên trong đất nước này sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Việc Trung Quốc thành lập hai quận Tây Sa và Nam Sa trên Biển Đông, theo nhiều chuyên gia, chỉ là khởi đầu, đồng thời, không loại trừ khả năng tiếp theo chính quyền Bắc Kinh sẽ bao vây, dùng vũ lực, buộc Việt Nam và các nước khác rút khỏi quần đảo tranh chấp để tiến hành hợp pháp hóa ranh giới hành chính trên biển.

Vì thất bại trong yêu sách đường lưỡi bò, đường chín đoạn sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) năm 2017, Trung Quốc tung ra hàng loạt chiến thuật mới trên Biển Đông với tên gọi Tứ Sa.

Chính quyền Bắc Kinh gây ra hàng loạt hành động gây hấn và quấy nhiễu trên Biển Đông liên tục thời gian qua, cả trên thực địa lẫn công hàm, giấy tờ, dễ dàng thấy được âm mưu thực sự của Trung Quốc là đang đẩy mạnh hợp pháp hóa yêu sách đường chín đoạn (đường lưỡi bò) để dễ dàng chiếm lấy Biển Đông làm “ao nhà”.

huyên gia Cù Chí Lợi nhận định, hành động trái phép mới đây của Bắc Kinh ở Biển Đông nghiêm trọng hơn so với những hành vi trước đó, ảnh hưởng rất lớn đến an ninh tại khu vực.

Thứ nhất, theo vị chuyên gia, một khi thành lập cơ quan hành chính, Trung Quốc sẽ có nhiều hành vi tiếp theo như thành lập đơn vị cơ sở, cơ quan theo chức năng, phân cấp, phân quyền trong hệ thống hành chính của Trung Quốc. Thứ hai, Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng ở những nơi mà họ tuyên bố phi pháp thành lập đơn vị hành chính.

Thứ ba, sau việc tuyên bố thành lập phi pháp đơn vị hành chính, Trung Quốc có thể triển khai, điều động quân đội ra canh giữ, bảo vệ chủ quyền phi pháp ở các khu vực mà nước này đã bất chấp đạo lý để tuyên bố chủ quyền. Thứ tư, một khi đã đặt được đơn vị hành chính ở những nơi mà nước này tuyên bố chủ quyền phi pháp, Trung Quốc sẽ mở rộng việc xâm lấn các đảo đá khác ở Biển Đông, gia tăng hiện diện về quân sự của nước này trên biển.

Một khi đã đặt được đơn vị hành chính ở những nơi mà nước này tuyên bố chủ quyền phi pháp, Trung Quốc sẽ mở rộng việc xâm lấn các đảo đá khác ở Biển Đông.

“Từ lâu, Trung Quốc đã có ý đồ thôn tính Biển Đông. Việc thành lập khu vực hành chính này chính là để phục vụ cho ý đồ kiểm soát Biển Đông. Hành động này được xem là cánh tay nối dài của Trung Quốc trong việc tăng cường hiện diện trên thực địa và dần kiểm soát phi pháp trên Biển Đông. Mục tiêu của Trung Quốc là tranh thủ thời cơ các nước khác không có đủ điều kiện phản ứng quyết liệt để thực hiện hành vi xâm lấn chủ quyền các nước. Việc tuyên bố thành lập khu vực hành chính này là thực hiện mục tiêu giành chủ quyền nước khác”, chuyên gia nhận định.

Trước tình hình này, chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần nâng cao cảnh giác, không để sơ sẩy ở những địa điểm, khu vực mình đã kiểm soát trên thực địa.

“Hơn nữa, chúng ta cần sử dụng tổng hợp các biện pháp, kết hợp đấu tranh dư luận từ bên ngoài, tăng cường hợp tác quốc tế, cũng như sử dụng kênh ngoại giao trực tiếp với Trung Quốc để hóa giải căng thẳng”, chuyên gia nêu rõ.

Ngoài ra, Việt Nam vẫn luôn cùng các nước đấu tranh để đạt được một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông có hiệu lực pháp lý, nhằm ngăn ngừa những hành động không tôn trọng luật quốc tế, làm phức tạp thêm tình hình.

Trong bối cảnh này, chính sách của Việt Nam với tư cách chủ tịch luân phiên ASEAN là đặc biệt quan trọng, - Giáo sư Mosyakov nói. - Tôi muốn nhấn mạnh rằng, chính sách đối ngoại của Việt Nam xử lý tương đối cân bằng quan hệ với các đối tác. Việt Nam sở hữu lực lượng hải quân rất mạnh không chỉ theo tiêu chuẩn của Đông Nam Á: sáu tàu ngầm đa năng, một loạt tàu hộ tống và tàu khu trục, lực lượng phòng thủ bờ biển, lực lượng không quân hiện đại, và các lực lượng này không ngừng xây dựng và phát triển. Tất nhiên, lực lượng của Việt Nam không sánh được với Hải quân Trung Quốc, nhưng không có nghi ngờ gì rằng, Việt Nam có đủ sức chịu đựng được mọi thử thách trong Biển Đông. Đồng thời, Hà Nội chính thức tuyên bố rằng, họ muốn giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, thông qua các cuộc đàm phán và thỏa thuận. Việt Nam muốn thúc đẩy ASEAN đoàn kết chống sự bành trướng của Trung Quốc, và đang phát triển quan hệ với Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Các quốc gia này rất quan tâm đến hòa bình và yên tĩnh trong khu vực. Xuất phát từ thực tế khách quan, các nước này là đồng minh của Việt Nam trong việc thúc đẩy kế hoạch hòa bình để giải quyết các vấn đề Biển Đông.

Nền kinh tế năng động và phát triển nhanh chóng của Việt Nam, các thành công trong cuộc chiến chống lại đại dịch coronavirus, những bước ngoại giao khéo léo đều góp phần vào việc nâng cao uy tín quốc tế của đất nước. Trước mắt chúng ta, Việt Nam đang trở thành yếu tố quan trọng nhất bảo đảm hòa bình ở khu vực Đông Nam Á.

Cần lưu ý rằng, điều này hoàn toàn vì lợi ích của Hoa Kỳ, nước này xúi giục Việt Nam đối đầu gay gắt hơn với Trung Quốc, hứa sẽ hỗ trợ Hà Nội, nhưng, trên thực tế Washington là một đồng minh rất không đáng tin cậy. Chính sách yêu chuộng hòa bình của Hà Nội là yếu tố quan trọng nhất giúp duy trì sự ổn định ở Đông Nam Á. Dù ngả về bên nào thì cũng đều không phải là giải pháp tốt, mà tính tự cường mới là yếu tố cốt lõi để Việt Nam vững bước trước vận nước.

Việt Nam, một cô gái đẹp xinh đẹp trong tà áo dài đậm nét truyền thống, song không kém duyên dạo bước trên những thảm đỏ của thế giới. Với đặc thù về địa chính trị, Việt Nam ngày càng được thế giới chú ý và quan tâm. Sự trỗi dậy mạnh mẽ là điều cần thiết, nhưng cũng không quên cảnh giác trước các thế lực thù địch làm phân hóa và chia rẽ tinh thần đoàn kết của người Việt.

Là người Việt, dù ở đâu thì chúng ta cũng có quyền tự hào về đất nước. Vì chúng ta cũng là hình ảnh thu nhỏ của đất nước trong mắt bè bạn quốc tế. Và tất cả niềm tự hào đó chính là những minh chứng Việt Nam là một trong những "cô gái đẹp và hấp dẫn" nhất hành tinh hiện nay.