Dòng chảy Phương Bắc 2 là hai nhánh đường ống dẫn khí với tổng công suất 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, chạy từ bờ biển Nga qua đáy biển Baltic đến Đức.
Hoa Kỳ phản đối dự án này. Ông Vladimir Putin nói về vấn đề này rằng, Tổng thống Mỹ đang theo đuổi lợi ích của doanh nghiệp Mỹ trong việc cung cấp khí đốt hóa lỏng cho châu Âu.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, Berlin coi Dòng chảy Phương Bắc 2 là một dự án thương mại, nhưng đồng thời, bà cho rằng, việc thực hiện dự án có liên hệ trực tiếp với việc vận chuyển khí đốt từ Nga đến Châu Âu qua lãnh thổ Ukraina. Phía Nga cũng nhiều lần tuyên bố rằng, Dòng chảy Phương Bắc 2 là một dự án thương mại có sức cạnh tranh, và chỉ ra rằng, Nga không ngụ ý chấm dứt vận chuyển khí đốt đến EU quá cảnh Ukraina.
Việc thực hiện dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 chỉ là một phần của trò chơi lớn. Mục tiêu chính là cắt đứt tất cả các mối liên hệ đã hình thành trên cơ sở hạ tầng, để Nga không thể cung cấp tài nguyên năng lượng cho lục địa châu Âu, — nhà khoa học chính trị Graziani Tiberio, Giám đốc Viện quốc tế về phân tích các xu hướng toàn cầu Vision & Global Trends, nhận xét:
Trong mọi trường hợp, Hoa Kỳ không có khả năng cung cấp khí gas hóa lỏng với khối lượng đầy đủ và mức giá cạnh tranh tốt. Nhà phân tích chính trị và chuyên gia về năng lượng Christian Wipperfürth nói như vậy trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Đường ống dẫn khí Dòng chảy Phương Bắc 2 lại một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý sau khi đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenelle gửi thư cho một số công ty Đức gợi ý về khả năng áp đặt lệnh trừng phạt từ Washington vì hỗ trợ dự án. Sau đó truyền thông Đức trích dẫn các nguồn tin cho biết rằng, Bộ Ngoại giao Đức coi hành động này là một sự khiêu khích và khuyến nghị các công ty không trả lời bức thư.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của châu Âu, ông Josep Borrell lên án chính sách trừng phạt được sử dụng bởi chính phủ Mỹ, Le Figaro viết. Ông gọi chính sách đó là phản tác dụng.
Ông Borrell lưu ý rằng xu hướng này liên quan đến Iran, Cuba, Tòa án Hình sự Quốc tế và gần đây là Dòng chảy phương Bắc-2 và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả bài báo nhớ lại, khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đe dọa sẽ thắt chặt các biện pháp trừng phạt để ngăn chặn việc vận hành đường ống giữa Nga và Đức. Berlin đã lên án động thái này.
Ngược lại, Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp khí đốt của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Dự án này được khai trương hồi tháng 1 bởi Putin và Erdogan.
Hoa Kỳ phản đối dự án này. Ông Vladimir Putin nói về vấn đề này rằng, Tổng thống Mỹ đang theo đuổi lợi ích của doanh nghiệp Mỹ trong việc cung cấp khí đốt hóa lỏng cho châu Âu.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, Berlin coi Dòng chảy Phương Bắc 2 là một dự án thương mại, nhưng đồng thời, bà cho rằng, việc thực hiện dự án có liên hệ trực tiếp với việc vận chuyển khí đốt từ Nga đến Châu Âu qua lãnh thổ Ukraina. Phía Nga cũng nhiều lần tuyên bố rằng, Dòng chảy Phương Bắc 2 là một dự án thương mại có sức cạnh tranh, và chỉ ra rằng, Nga không ngụ ý chấm dứt vận chuyển khí đốt đến EU quá cảnh Ukraina.
Việc thực hiện dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 chỉ là một phần của trò chơi lớn. Mục tiêu chính là cắt đứt tất cả các mối liên hệ đã hình thành trên cơ sở hạ tầng, để Nga không thể cung cấp tài nguyên năng lượng cho lục địa châu Âu, — nhà khoa học chính trị Graziani Tiberio, Giám đốc Viện quốc tế về phân tích các xu hướng toàn cầu Vision & Global Trends, nhận xét:
Hoa Kỳ sẵn sàng làm bất cứ gì để châu Âu bị chia rẽ và trở nên yếu hơn, để châu Âu buộc phải hướng tới Mỹ. Một mục tiêu khác là bán khí đá phiến cho châu Âu, và Hoa Kỳ không hề nghĩ về những vấn đề phức tạp trong quá trình vận chuyển qua đại dương. Châu Âu không có đủ nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế, do đó có nhu cầu về nguyên liệu thô từ Nga, — chuyên gia từ Rome cho biết.
Trong mọi trường hợp, Hoa Kỳ không có khả năng cung cấp khí gas hóa lỏng với khối lượng đầy đủ và mức giá cạnh tranh tốt. Nhà phân tích chính trị và chuyên gia về năng lượng Christian Wipperfürth nói như vậy trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Đường ống dẫn khí Dòng chảy Phương Bắc 2 lại một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý sau khi đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenelle gửi thư cho một số công ty Đức gợi ý về khả năng áp đặt lệnh trừng phạt từ Washington vì hỗ trợ dự án. Sau đó truyền thông Đức trích dẫn các nguồn tin cho biết rằng, Bộ Ngoại giao Đức coi hành động này là một sự khiêu khích và khuyến nghị các công ty không trả lời bức thư.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của châu Âu, ông Josep Borrell lên án chính sách trừng phạt được sử dụng bởi chính phủ Mỹ, Le Figaro viết. Ông gọi chính sách đó là phản tác dụng.
“Tôi rất quan ngại rằng Mỹ đang ngày càng phải dùng đến các biện pháp trừng phạt hoặc đe dọa trừng phạt đối với các doanh nghiệp và lợi ích của châu Âu”, - ông Josep Borrell nói.
Ông Borrell lưu ý rằng xu hướng này liên quan đến Iran, Cuba, Tòa án Hình sự Quốc tế và gần đây là Dòng chảy phương Bắc-2 và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả bài báo nhớ lại, khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đe dọa sẽ thắt chặt các biện pháp trừng phạt để ngăn chặn việc vận hành đường ống giữa Nga và Đức. Berlin đã lên án động thái này.
“Về nguyên tắc, Liên minh châu Âu phản đối việc sử dụng các biện pháp trừng phạt của các nước thứ ba đối với các doanh nghiệp châu Âu đang thực hiện các hoạt động hợp pháp. Ngoài ra, EU coi việc áp dụng các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ là trái với luật pháp quốc tế”, - Le Figaro dẫn lời nhà ngoại giao.Ông cũng nhấn mạnh rằng chính sách của châu Âu nên được xác định ở châu Âu, chứ không phải ở các quốc gia khác. Có những khác biệt về chính sách, nhưng EU luôn sẵn sàng đối thoại. Tuy nhiên, điều này không thể xảy ra dưới sự đe dọa trừng phạt, Le Figaro dẫn lời nhà ngoại giao.
Ngược lại, Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp khí đốt của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Dự án này được khai trương hồi tháng 1 bởi Putin và Erdogan.
Nguồn sputniknews