Type Here to Get Search Results !

Bé ra mồ hôi trộm, có nên bật quạt cho bé được mát?



    Tại sao bé ra mồ hôi?

    Mồ hôi được tiết ra bởi tuyến mồ hôi, tập trung nhiều dưới da và được điều hòa bởi hệ thần kinh phó giao cảm, có tác dụng điều hòa thân nhiệt, phối hợp với các cơ quan khác tạo hệ thống cân bằng cho cơ thể. Vì trung tâm điều nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm chưa hoàn thiện, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Vì vậy, khi nhiệt độ ngoài trời hơi tăng lên trẻ em đã bị nóng, do cơ thể không điều tiết được. Hơn nữa diện tích da đầu của trẻ nhỏ lớn hơn các vùng khác nên ra nhiều mồ hôi đầu là lẽ đương nhiên!

    Trong thành phần mồ hôi có canxi, việc bé tiết mồ hôi nhiều sẽ khiến bé bị thiếu canxi nhẹ, từ đây là một trog những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé quấy khóc, khó ngủ.

    Ngoài ra, một điều quan trọng cơ thể bé tương tự chúng ta, ra mồ hôi nhiều sẽ khiến bé mất các chất điện giải, tình trạng này diễn ra trong thời gian lâu dài sẽ khiến bé suy yếu, không hấp thu chất dinh dưỡng.

    Có nhiều nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi của trẻ. Cần khám và làm thêm xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân. Bạn nên bổ sung thêm vitamin D cho trẻ. Chế độ ăn của mẹ giàu Canxi.

    Ra mồ hôi trộm có nghiêm trọng không?

    Việc bé ra mồi trộm là hiện tượng tự nhiên nhằm điều hòa nhiệt độ cơ thể, hoặc giúp thải ra những chất độc tích tụ trong cơ thể. Và đây là hoạt động bình thường, không hề phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Đối với các bé còn nhỏ, việc bé ra mồi hôi trộm còn góp phần giúp bé đào thải các độc tố ra ngoài môi trường, vì lúc này hệ miễn dịch của bé chưa thực sự hoàn thiện.

    Mồ hôi ở bé thường tập trung nhiều ở vùng nách, bàn tay, bàn chân, đây là nơi tập trung rất nhiều tuyến mồ hôi trên cơ thể.

    Đặc biệt mồi hôi thường xảy ra vào ban đêm, có lẽ chính vì thế mà dân gian vẫn hay gọi là chứng mồ hôi trộm. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên quan tâm chú ý, vì việc bé ra mồi hôi thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

    Khi bé ngủ, các mẹ cần chú ý, khi thấy mồ hôi của bé ra nhiều, các mẹ nhanh chóng lau khô. Các mẹ nhớ dùng khăn sữa hoặc khăn có chất liệu mềm mại để hạn chế làm tổn thương làn da của bé nhé. Khi mẹ không lau kịp, mồ hôi ra nhiều bé sẽ dễ nhiễm lạnh, sau đó kết hợp với nhiệt độ phòng hay mẹ bật quạt thì sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Các mẹ thường thấy con đổ nhiều mồ hôi thường bật quạt vì cứ nghĩ bé đang nóng. Tuy nhiên đây có thể sai ầm vì ra mồ hôi là hoạt động tự nhiên của cơ thể bé, không phải vì tác dụng của nhiệt độ môi trường, nên khi mẹ bật quạt, kết hợp với mồ hôi, bé sẽ rất dễ cảm lạnh, dẫn đến bé bị viêm phế quản hay các bệnh liên quan về đường hô hấp, rất nguy hiểm cho sức khỏe.

    Sau khi ngủ dậy, trẻ ra nhiều mồ hôi. Cha mẹ cần kiểm tra xem, có phải do phòng quá nóng, nhiệt độ môi trường cao, hoặc có thể mẹ sợ bé lạnh, nên quấn quá nhiều tã lót, quần áo. Cháu ra nhiều mồ hôi đầu nhưng vẫn phát triển đúng tiêu chuẩn theo lứa tuổi thì chị không nên lo lắng quá! Trường hợp trẻ ra nhiều mồ hôi trong khi ngủ ngay cả lúc trời lạnh, chị cần cho trẻ đi khám toàn diện để phát hiện nguyên nhân nhé!

    Chăm sóc bé thế nào?

    Cho đến nay chưa có thuốc nào để hạn chế toát mồ hôi ở trẻ. Vì vậy, tuyệt đối không mua thuốc theo truyền tai nhau. Chỉ dùng biện pháp cơ học tức là dùng khăn lau mồ hôi để tránh trẻ bị ngấm nước vào trong.

    Cho bé ăn đủ no khi ngủ, và mặc áo thoáng mát để bé thoải mái. Một bộ áo quần thoáng mát còn góp phần giúp máu dễ lưu thông, giúp bé ngủ ngon giấc hơn.

    Các em bé còn nhỏ dưới 1 tuổi, các mẹ hãy tăng cường tắm nắng, giúp bé tổng hợp vitamin D, tăng cường trao đổi chất giúp hạn chế tình hình đổ mồ hôi trộm. Cùng từ đây, các mẹ có thể hiểu răng việc bé ra nhiều mồ hôi trộm sẽ một trong những dấu hiệu của việc thiếu vitamin D đấy.

    Trẻ dưới 5 tuổi, hệ thần kinh điều hòa chưa được tốt nên nhiều gia đình dùng 25-26 độ C là rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phụ huynh để điều hòa ở mức nhiệt 28-29 độ C, nửa đêm về sáng cũng cần chú ý. Vì lúc đó nhiệt độ ngoài trời dù nóng thế nào cũng có giảm một chút. Cho nên, có thể tắt điều hòa từ 1-2h sáng trở đi và dùng quạt gió.

    Dù để điều hòa nhiệt độ ở mức 28 độ C vẫn cần mặc cho trẻ quần áo dài, không nên mặc quần áo ngắn tay dẫn đến dễ nhiễm lạnh. Để tránh bị khô khi nằm điều hòa, có thể đặt thêm chậu nước bên trong phòng để tạo độ ẩm. Lưu ý không để luồng gió phả thẳng vào trẻ!

    Hiện nay, nhiều mẹ chia sẻ nằm Gối đinh lăng giúp ngủ ngon và chống mồ hôi đầu… Các chị đừng nghe theo nhé, khi chọn gối nên chọn chất liệu vỏ gối là vải thô, thoáng mát và thấm mồ hôi. Các loại gối vỏ đỗ cũng là lựa chọn tốt cho trẻ vì không có mùi và giữ vùng đầu gáy trẻ được thoáng khí. Hoàn toàn không nên dùng gối thảo dược vì mùi lá dễ gây kích thích đường hô hấp, làm trẻ khó chịu. Ngoài ra, da của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, những loại lá này cũng có thể làm kích ứng da, gây dị ứng cho trẻ!

    Mẹ hãy lưu ý cho bé ngủ ở tư thế nằm ngửa, KHÔNG để bé ngủ sấp, hạn chế nằm nghiêng. Không che mặt bé bằng bất cứ thứ gì. Tuy hiếm, nhưng mình đã gặp một số trường hợp che mặt bé bằng khăn lưới mỏng hoặc mũ, cũng không cần phải đội mũ len cho bé khi ngủ. Trẻ nhỏ điều hòa nhiệt độ cơ thể qua vùng đầu, mặt, nếu che những vùng này bé sẽ tăng nguy cơ sốc nhiệt.

    Trong đêm cũng cần để ý vì nhiều lúc mền, gối, đồ chơi phủ mặt bé. Mẹ cũng đừng quá lo lắng khi thấy bé toàn đổ mồ hôi đầu, vì đến 85% nhiệt sẽ mất qua vùng đầu, mặt của bé, đó là một cơ chế bảo vệ cho bé không bị quá tải nhiệt. (đến đây chắc có mẹ sẽ lại hỏi mình lúc ngủ thì cho bé nằm ngửa, ngủ 1 chút thì tự động bé chuyển sang nằm nghiêng, vậy phải làm thế nào? Nếu bé ngủ sấp, mẹ phải nhẹ nhàng chuyển bé về tư thế ngửa vì tư thế sấp ngoài chuyện cản thải nhiệt còn gây tăng nguy cơ đột tử. Nếu bé ngủ ở tư thế nghiêng và vẫn thoải mái, vậy thì mẹ cứ để bé ngủ tiếp ở tư thế nghiêng, mặc dù bé sẽ thải nhiệt kém hơn ở tư thế này nhưng sự thoải mái cho bé quan trọng hơn).

    Không nhất thiết phải theo dõi nhiệt độ phòng quá chi tiết, điều quan trọng nhất chính là SỰ THOẢI MÁI cho bé. Sẽ rất khó để tư vấn bé cần đắp bao nhiêu cái chăn, mặc ấm hay không mặc ấm vì điều này còn phụ thuộc nhiều yếu tố chẳng hạn như tính chất vùng miền (ví dụ trong miền Nam nhiệt đó nóng quanh năm, thường thì bé ngủ chỉ cần mặc đồ mỏng, nằm thoáng; hay ở miền Bắc, có những lúc khá lạnh, bé cần mặc ấm hơn), phụ thuộc vào bản thân từng bé. Mặt khác, nếu để ý một chút thì mẹ cũng sẽ thấy là hiếm khi nào bé chịu nằm yên trong chăn qua suốt đêm (nhiều bé mới thiu thiu ngủ là đạp chăn đi tứ tung rồi). Vì vậy, mẹ hãy dựa trên sự thoải mái cho bé để điều chỉnh, để ý nhiều hơn 1 chút ngoài chuyện đổ mồ hôi đầu, chẳng hạn như bé ngủ có tròn giấc không? Đang ngủ đêm lại thức khóc hoài không thể dỗ? bé tăng cân và chiều cao tốt không? Trong ngày bé vui chơi thế nào? Nếu có những biểu hiện bất thường khác kèm theo thì mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ.

    Về chuyện dùng máy lạnh hay dùng quạt? Nếu máy lạnh thì bao nhiêu độ? Nếu quạt thì dùng thế nào? Để trả lời những câu hỏi này, một lần nữa mẹ hãy chú ý đến SỰ THOẢI MÁI cho bé. Dùng máy lạnh, có bé để 23 độ C và ngủ rất ngon, vậy thì mẹ có thể giữ mức 23 độ C, nếu 26 độ C bé ngủ ngon, vậy thì hãy giữ mức 26oC. Cần tránh luồng gió trực tiếp từ máy lạnh/quạt. Nếu nhà không có máy lạnh, bạn có thể dùng quạt cho bé. Đừng cho quạt quạt thẳng vào bé.

    Một cách cũng khá hay để kiểm tra nhiệt độ bé là mẹ có thể áp nhẹ tay lên lồng ngực bé xem có ấm không. Mẹ không cần phải lo lắng nếu sờ thấy tay chân lạnh nhưng ngực ấm và bé vẫn ngủ ngon.

    Một điểm nữa là tuyệt đối không dùng mền điện, chai nước nóng để giữ nhiệt cho trẻ nhỏ.

    Ngoài ra thì không gian phòng ngủ của bé cần sự yên tĩnh, nhẹ nhàng vì bé rất dễ giật mình dù chỉ là tiếng động rất nhỏ

    Những quan niệm sai lầm quanh chuyện nóng và lạnh của bé

    Khi thời tiết miền Bắc vào những ngày ẩm ẩm ương ương, các mẹ sẽ rất lo lắng cho tình hình sức khỏe của con, nhất là những bé mới sinh, có rất nhiều trăn trở là không biết có nên bật quạt hay đắp chăn cho con, có nên cho con đồ mát mẻ hay trùm kín? Rồi nào các quan niệm phải mở quạt nhưng xoay hướng gió vào tường, nằm điều hòa thì con sẽ bị bệnh hô hấp,... rất nhiều ý kiến.

    Đa số tâm lí của các bậc phụ huynh ở nước ta thường là thương con hết lòng, lo sợ từng li từng tí cho con, thành ra lúc nào cũng bảo bọc con quá mức, đến nỗi nghe theo kinh nghiệm của người đi trước nhiều hơn là bản năng làm mẹ và làm theo kiến thức khoa học. Các mẹ lúc nào cũng sợ con lạnh mà không biết rằng: Quá nóng là một trong những nguyên nhân chính của việc trẻ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) trong nhiều năm rồi.

    Trẻ bị nóng rất dễ phát hiện:


    Con ra mồ hôi, có bé ra mồ hôi toàn thân, có bé chỉ ra mồ hôi đầu và gáy. Với những bé ra mồ hôi đầu nhiều, mẹ hay nhầm tưởng với triệu chứng thiếu canxi. Trước khi cho con đi xét nghiệm, các mẹ hãy thử điều chỉnh nhiệt độ phòng và mặc mát mẻ cho con trước. Bạn Sâu là 1 trường hợp điển hình, nóng vừa phải thì chỉ ra mồ hôi đầu và gáy, nóng quá mới đổ mồ hôi toàn thân. Lúc này mẹ bật quạt số to hơn hoặc chỉnh lại điều hòa là mát mẻ ngay.

    Con ọ ẹ, ngủ không yên, tỉnh dậy là khóc, trằn trọc cả đêm mà không phải do đói. Có những bé không ra mồ hôi nhưng vẫn trằn trọc. Trước khi mẹ nghĩ con bị làm sao thì cũng nên điều chỉnh nhiệt độ trước.

    Con hâm hấp hoặc thân nhiệt tăng cao so với nhiệt độ bình thường. Đợt vừa rồi, có 3 trường hợp bé cứ liên tục nóng trên 37 độ nhiều ngày, mà chỉ xảy ra vào đêm hoặc sáng sớm, hỏi ra mới biết là có mẹ thì cho quạt xoay vào tường, có mẹ thì để điều hòa 28 độ rồi đắp chăn kín mít cho con, có mẹ thì bọc con như hồi mới từ bệnh viện ra. Sau khi được hướng dẫn làm mát phòng các bé trở về thân nhiệt bình thường, ngủ tít và không ọ ẹ.

    Một số bé khi nóng thì má cũng đỏ và nóng hơn, nhưng không phải bé nào cũng thế.

    Khi nào thì biết bé bị lạnh?


    Kiểm tra bé bị lạnh thật ra khó khăn hơn khi bé bị nóng. Các con thì chưa biết nói, có những bé dù bị lạnh vẫn ngủ tít đi nên các mẹ lại càng hoang mang.

    Thường các mẹ sờ tay chân con thấy lạnh là lại nghĩ bé bị lạnh, nhất là vào mùa đông. Mùa hè tay chân các con ít bị lạnh, kiểu sờ vào như chạm phải đá, nhưng cũng lạnh hơn các chỗ khác. Theo như các chuyên gia thì ở bé sơ sinh, hệ thống tuần hoàn đang phát triển, máu sẽ được dồn đến các cơ quan nội tạng và các hệ thống quan trọng nhiều hơn vì thế chân tay có xu hướng sẽ bị lạnh hơn. Ngoài ra, những phần không được "mặc" cũng sẽ có xu hướng thoát nhiệt dễ dàng hơn những phần được "mặc". Với việc kiểm tra má để xem con bị lạnh hay không thì cũng không chính xác.

    Như thế nào mới đúng?


    Kiểm tra phần sau cổ (không phải gáy), phần có xương sống nối giữa đầu và lưng, nếu chỗ đó không bị lạnh, chỉ mát mát hoặc ấm thì là con ổn.

    Kiểm tra ngực, bụng, bẹn, lưng nếu thấy ấm hoặc man mác (kiểu không sốt) và đỏ hồng (nhất là bụng và ngực) thì bé ổn. Nếu thấy thân con lạnh và có vẻ tím hoặc xanh tái thì có thể con bị lạnh.

    Kiểm tra nhiệt độ, nếu xuống dưới 35,5 là bé bị lạnh.

    Bé khó chịu, ọ ẹ, ngủ không yên. Cá biệt có những bé ngủ quá say, quá sâu nên không hoặc chưa biết cảm giác mình bị lạnh, lúc này bố mẹ phải dùng các cách trên để kiểm tra.

    Để tránh bé bị quá nóng phải làm sao?


    Cho bé mặc phù hợp với nhiệt độ phòng. Cũng có 1 số lời khuyên là chỉ cho bé mặc 1 lớp quần áo hoặc mặc giống như cách cha mẹ mặc đồ. Với thời tiết này ở Hà Nội thì chỉ cần áo cộc tay với bé trên 6 tháng, áo dài tay thật mỏng với bé sơ sinh, quần cũng như vậy là ổn (nếu mặc đồ dài tay mà thấy con ra mồ hôi, lập tức thay đồ mát mẻ hơn cho con). Đảm bảo bụng, ngực không bị lạnh, hở ra là ổn.

    Đối với bé sơ sinh, không đi bao tay, bao chân, đội mũ cho bé.

    Theo người Tây thì nhiệt độ phòng lý tưởng của họ thường là 65 đến 70 độ F tức là từ 18 đến 21 độ, vào bệnh viện Việt Nam thì thấy hay để 24 độ, bác Đoàn hay bác Collin thì hay khuyên để 21 đến 24 độ. Lời khuyên là: TÙY VÀO BÉ.

    VÌ SAO?

    Vì mỗi nhà có 1 diện tích phòng khác nhau, điều hòa cũng khác nhau và sở thích của các bé cũng khác nhau, không thể chăm chăm dùng cái nhiệt kế đo phòng để theo chuẩn được. Nhưng khi nhìn cái nhiệt độ phòng thì các mẹ cũng thấy, rõ ràng là trẻ con nóng hơn mình rất nhiều, với nhiệt độ thế kia bố mẹ chắc là đắp chăn bông đi ngủ, vậy mà các chuyên gia nơi nào cũng khuyên để cái nhiệt độ kia thì chứng tỏ là trẻ con thân nhiệt rất cao và chịu lạnh giỏi hơn người lớn nhiều. Vậy thì các mẹ chỉ cần bật quạt với điều hòa đến khi nào con không ra mồ hôi, ngủ say, không ọ ẹ là được.