75 năm đã trôi qua, từ đống tro tàn đổ nát sau 2 vụ tấn công bom nguyên tử, thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản giờ đây đã chuyển mình và hồi sinh mạnh mẽ, trở thành biểu tượng, sức sống mãnh liệt của con người và đất nước Nhật Bản.
Cách đây 75 năm, ngày 6 và 9/8/1945, người dân hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản đã trở thành những nạn nhân đầu tiên của bom nguyên tử.
Hai quả bom đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người vô tội và biến hai thành phố sôi động này thành những “thành phố chết”.
Sau 75 năm, cái tên Hiroshima và Nagasaki vẫn luôn nhắc nhở thế giới về sự tàn khốc của bom nguyên tử, về cái giá mà người dân vô tội phải trả trong chiến tranh.
Cách đây 75 năm, ngày 6 và 9/8/1945, người dân hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản đã trở thành những nạn nhân đầu tiên của bom nguyên tử.
Hai quả bom đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người vô tội và biến hai thành phố sôi động này thành những “thành phố chết”.
Sau 75 năm, cái tên Hiroshima và Nagasaki vẫn luôn nhắc nhở thế giới về sự tàn khốc của bom nguyên tử, về cái giá mà người dân vô tội phải trả trong chiến tranh.
Ký ức không thể xóa mờ
8h15 sáng ngày 6/8/1945, tháng cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ II, quân đội Mỹ đã ném quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nhân loại mang tên “Little Boy”, nặng 5 tấn xuống thành phố Hiroshima. Cùng với tiếng nổ kinh thiên động địa, một đám mây hình nấm to dần, bao trùm bầu trời thành phố Hiroshima, Nhật Bản.
Trong ánh sáng chết chóc của hai màu đỏ-lam đặc trưng do bom nguyên tử tạo ra, người, vật cùng các công trình kiến trúc ở Hiroshima oằn mình lên rồi tàn lụi. Với sức nóng 4.000 độ C, bức xạ và sóng nén áp suất cao trong nháy mắt đã làm thành phố 400 năm tuổi tan thành tro bụi; hàng trăm nghìn nạn nhân không thể phân biệt nam hay nữ; những đứa trẻ nằm rên rỉ bên cạnh những người mẹ đã tử vong hoặc đang chết dần vì vết thương… 140 nghìn người dân Hiroshima đã thiệt mạng là thiệt hại của quả bom nguyên tử đầu tiên này. Cả thành phố là một biển chết. Đó là những mảng hồi ức của người dân Hiroshima vào thời khắc kinh hoàng đó.
Không dừng lại ở đó, 3 ngày sau, vào 11h02’ ngày 9/8/1945, Mỹ lại dội quả bom nguyên tử thứ hai mang tên “Fat Man” xuống thành phố Nagasaki, giết chết 70 nghìn người. Khi ấy, người Mỹ hẳn đã lường trước mức độ tàn phá khủng khiếp. Thế nhưng, chẳng ai có thể dự đoán chính xác về hậu quả mà vũ khí hủy diệt kia gây ra cho những người còn sống.
Phần lớn người chết ở cả hai thành phố là thường dân, trong đó khoảng 65% là trẻ em. Ngoài số thương vong tức thì, có hàng chục nghìn người khác cũng đã chết vì các căn bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp do phóng xạ gây ra kéo dài cho đến ngày nay. Ngoài nỗi đau thể chất, ám ảnh tâm lý có lẽ là tác hại lâu dài nhất của hai vụ đánh bom trên. Với họ, 75 năm đã qua đi, nhưng khoảnh khắc khủng khiếp, hãi hùng ấy vẫn là nỗi ám ảnh không có hồi kết.
Với toàn nhân loại, sự kiện Mỹ ném hai quả bom xuống Nhật Bản là thảm họa nguyên tử kinh hoàng nhất trong lịch sử mà chúng ta không được quên và không được phép để xảy ra một lần nữa.
Trong ánh sáng chết chóc của hai màu đỏ-lam đặc trưng do bom nguyên tử tạo ra, người, vật cùng các công trình kiến trúc ở Hiroshima oằn mình lên rồi tàn lụi. Với sức nóng 4.000 độ C, bức xạ và sóng nén áp suất cao trong nháy mắt đã làm thành phố 400 năm tuổi tan thành tro bụi; hàng trăm nghìn nạn nhân không thể phân biệt nam hay nữ; những đứa trẻ nằm rên rỉ bên cạnh những người mẹ đã tử vong hoặc đang chết dần vì vết thương… 140 nghìn người dân Hiroshima đã thiệt mạng là thiệt hại của quả bom nguyên tử đầu tiên này. Cả thành phố là một biển chết. Đó là những mảng hồi ức của người dân Hiroshima vào thời khắc kinh hoàng đó.
Không dừng lại ở đó, 3 ngày sau, vào 11h02’ ngày 9/8/1945, Mỹ lại dội quả bom nguyên tử thứ hai mang tên “Fat Man” xuống thành phố Nagasaki, giết chết 70 nghìn người. Khi ấy, người Mỹ hẳn đã lường trước mức độ tàn phá khủng khiếp. Thế nhưng, chẳng ai có thể dự đoán chính xác về hậu quả mà vũ khí hủy diệt kia gây ra cho những người còn sống.
Phần lớn người chết ở cả hai thành phố là thường dân, trong đó khoảng 65% là trẻ em. Ngoài số thương vong tức thì, có hàng chục nghìn người khác cũng đã chết vì các căn bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp do phóng xạ gây ra kéo dài cho đến ngày nay. Ngoài nỗi đau thể chất, ám ảnh tâm lý có lẽ là tác hại lâu dài nhất của hai vụ đánh bom trên. Với họ, 75 năm đã qua đi, nhưng khoảnh khắc khủng khiếp, hãi hùng ấy vẫn là nỗi ám ảnh không có hồi kết.
Với toàn nhân loại, sự kiện Mỹ ném hai quả bom xuống Nhật Bản là thảm họa nguyên tử kinh hoàng nhất trong lịch sử mà chúng ta không được quên và không được phép để xảy ra một lần nữa.
Đã thành thông lệ, vào tháng 8 hàng năm, người dân Nhật Bản lại tập trung tại Hiroshima và Nagasaki để tưởng nhớ thời khắc đau đớn lịch sử này. |
Hồi sinh mạnh mẽ
75 năm đã trôi qua, từ đống tro tàn đổ nát, thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản giờ đây đã chuyển mình và hồi sinh mạnh mẽ, trở thành biểu tượng, sức sống mãnh liệt của con người và đất nước Nhật Bản.
Sau Chiến tranh, thành phố Hiroshima và Nagasaki đã phát triển mạnh mẽ, nhiều loại hình doanh nghiệp như giao thông vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thủy sản không ngừng gia tăng.
Các ngành công nghiệp hiện đại như luyện kim, cơ khí, chế tạo máy, hóa chất, điện tử… liên tiếp được thành lập, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Hiroshima và Nagasaki còn trở thành những địa điểm du lịch lịch sử nổi tiếng thế giới.
Rất nhiều khách du lịch đã chọn nơi đây là nơi để tìm hiểu, sẻ chia về những mất mát mà người dân nơi đây đã phải hứng chịu, cũng như tận mắt chứng kiến tinh thần vươn lên không ngừng của người dân Nhật Bản.
Ký ức của những người sống sót và những ám ảnh mà họ phải trải qua trong suốt cả cuộc đời luôn là câu chuyện khiến nhiều du khách sửng sốt và thấu hiểu hơn những vết sẹo mà chiến tranh, xung đột có thể để lại.
Chính người dân Nhật Bản cũng luôn coi Hiroshima và Nagasaki là điểm đến mà thế hệ trẻ nước Nhật nên đến để có được những hiểu biết chân thực mà đồng bào họ đã phải trải qua trong quá khứ.
Và đã thành thông lệ, vào tháng 8 hàng năm, người dân Nhật Bản lại tập trung tại Hiroshima và Nagasaki để tưởng nhớ thời khắc đau đớn lịch sử này. Những di chứng khủng khiếp vẫn kéo dài cho đến ngày hôm nay khiến buổi lễ tưởng niệm năm nào cũng có ý nghĩa hết sức lớn lao.
Năm nay, dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 song Nhật Bản vẫn tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân Hiroshima và Nagasaki trong vụ ném bom nguyên tử cách đây 75 năm. Theo kế hoạch, lễ tưởng niệm tại Hiroshima và Nagasaki sẽ được tổ chức lần lượt vào ngày 6 và 9/8/2020 tới. Quy mô của các buổi lễ này năm nay sẽ được thu hẹp do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 3/8/2020 để chuẩn bị cho lễ tưởng niệm năm nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nêu rõ:
Ông cam kết duy trì ba nguyên tắc phi hạt nhân của Nhật Bản là không sản xuất, không sở hữu và không cho phép vũ khí hạt nhân tồn tại trên lãnh thổ của mình, cũng như sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa các quốc gia sở hữu và không sở hữu vũ khí hạt nhân.
Sau Chiến tranh, thành phố Hiroshima và Nagasaki đã phát triển mạnh mẽ, nhiều loại hình doanh nghiệp như giao thông vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thủy sản không ngừng gia tăng.
Các ngành công nghiệp hiện đại như luyện kim, cơ khí, chế tạo máy, hóa chất, điện tử… liên tiếp được thành lập, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Hiroshima và Nagasaki còn trở thành những địa điểm du lịch lịch sử nổi tiếng thế giới.
Rất nhiều khách du lịch đã chọn nơi đây là nơi để tìm hiểu, sẻ chia về những mất mát mà người dân nơi đây đã phải hứng chịu, cũng như tận mắt chứng kiến tinh thần vươn lên không ngừng của người dân Nhật Bản.
Ký ức của những người sống sót và những ám ảnh mà họ phải trải qua trong suốt cả cuộc đời luôn là câu chuyện khiến nhiều du khách sửng sốt và thấu hiểu hơn những vết sẹo mà chiến tranh, xung đột có thể để lại.
Chính người dân Nhật Bản cũng luôn coi Hiroshima và Nagasaki là điểm đến mà thế hệ trẻ nước Nhật nên đến để có được những hiểu biết chân thực mà đồng bào họ đã phải trải qua trong quá khứ.
Và đã thành thông lệ, vào tháng 8 hàng năm, người dân Nhật Bản lại tập trung tại Hiroshima và Nagasaki để tưởng nhớ thời khắc đau đớn lịch sử này. Những di chứng khủng khiếp vẫn kéo dài cho đến ngày hôm nay khiến buổi lễ tưởng niệm năm nào cũng có ý nghĩa hết sức lớn lao.
Năm nay, dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 song Nhật Bản vẫn tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân Hiroshima và Nagasaki trong vụ ném bom nguyên tử cách đây 75 năm. Theo kế hoạch, lễ tưởng niệm tại Hiroshima và Nagasaki sẽ được tổ chức lần lượt vào ngày 6 và 9/8/2020 tới. Quy mô của các buổi lễ này năm nay sẽ được thu hẹp do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 3/8/2020 để chuẩn bị cho lễ tưởng niệm năm nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nêu rõ:
“Tôi sẽ gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới linh hồn của những nạn nhân trong vụ đánh bom nguyên tử trong dịp tưởng niệm 75 năm này. Chúng ta không bao giờ được lặp lại thảm kịch ở Hiroshima và Nagasaki".
Ông cam kết duy trì ba nguyên tắc phi hạt nhân của Nhật Bản là không sản xuất, không sở hữu và không cho phép vũ khí hạt nhân tồn tại trên lãnh thổ của mình, cũng như sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa các quốc gia sở hữu và không sở hữu vũ khí hạt nhân.
Vì một thế giới phi hạt nhân
Kể từ sau nỗi đau mang tên Hiroshima và Nagasaki, cộng đồng quốc tế không ngừng nỗ lực để giải trừ quân bị nói chung và vũ khí hạt nhân nói riêng, để một thảm kịch tương tự không bao giờ tái diễn trên Trái đất này.
Những thành quả đạt được không hề nhỏ. Một loạt các hiệp định quốc tế đã được ký kết, tiêu biểu trong số đó như: Hiệp ước về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (gọi tắt là hiệp ước NPT, được ký năm 1968 và hiện có tới 190 quốc gia tham gia); Hiệp ước về hạn chế tên lửa đạn đạo giữa Mỹ và Liên Xô năm 1972 (hiệp ước ABM); Hiệp ước về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược giữa Mỹ và Nga (hiệp ước START-1 ký năm 1990 và START mới ký năm 2010); Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (hiệp ước CTBT ký năm 1995)…
Số lượng các quốc gia sở hữu loại vũ khí khủng khiếp này cũng dừng lại ở con số rất hạn chế. Quan trọng hơn cả, hiện nay phổ biến vũ khí hạt nhân được coi là một trong những nguy cơ có tính toàn cầu trong nhận thức của toàn bộ cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, những nỗ lực này rõ ràng là chưa đủ hóa giải nỗi lo Hiroshima, Nagasaki. Ngày càng có nhiều quốc gia coi vũ khí hạt nhân như một phần của chiến lược chiến tranh, chứ không chỉ đơn thuần là biện pháp tự vệ hay răn đe. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp hiện nay, nhiều hiệp ước về cắt giảm vũ khí hạt nhân đang bị đe dọa phá bỏ khiến những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong nhiều thập niên qua đang có nguy cơ bị “đổ xuống sông, xuống biển”.
Trước tiên là sự kiện Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử mang tên Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) - được Iran ký kết với các cường quốc thế giới năm 2015 - và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran từ tháng 5/2018. Điều này dẫn đến việc Iran hồi tháng 4/2019 đã cảnh báo có thể sẽ rút khỏi Hiệp ước NPT. Mới đây, ngày 20/1/2020, Iran thông báo sẽ xem xét rút khỏi NPT nếu tranh chấp liên quan tới chương trình hạt nhân của quốc gia này bị đưa ra Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Ngày 2/8/2019, Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), được Mỹ và Liên Xô ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Ngay sau khi Mỹ rút khỏi INF, Nga cũng đã thông báo chính thức chấm dứt hiệp ước này.
INF đổ vỡ đã tạo ra một điểm nóng bất ổn mới với hậu quả khó kiểm soát. Bởi khi mọi vấn đề liên quan đến hạt nhân đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thì tương lai của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START mới), Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân (NPT), hay Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT)… đều trở nên bấp bênh.
Nếu các cường quốc hạt nhân không nghiêm túc trong vấn đề giải trừ quân bị, thì một ước mơ về một thế giới không vũ khí hạt nhân sẽ vẫn xa vời.
Những thành quả đạt được không hề nhỏ. Một loạt các hiệp định quốc tế đã được ký kết, tiêu biểu trong số đó như: Hiệp ước về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (gọi tắt là hiệp ước NPT, được ký năm 1968 và hiện có tới 190 quốc gia tham gia); Hiệp ước về hạn chế tên lửa đạn đạo giữa Mỹ và Liên Xô năm 1972 (hiệp ước ABM); Hiệp ước về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược giữa Mỹ và Nga (hiệp ước START-1 ký năm 1990 và START mới ký năm 2010); Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (hiệp ước CTBT ký năm 1995)…
Số lượng các quốc gia sở hữu loại vũ khí khủng khiếp này cũng dừng lại ở con số rất hạn chế. Quan trọng hơn cả, hiện nay phổ biến vũ khí hạt nhân được coi là một trong những nguy cơ có tính toàn cầu trong nhận thức của toàn bộ cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, những nỗ lực này rõ ràng là chưa đủ hóa giải nỗi lo Hiroshima, Nagasaki. Ngày càng có nhiều quốc gia coi vũ khí hạt nhân như một phần của chiến lược chiến tranh, chứ không chỉ đơn thuần là biện pháp tự vệ hay răn đe. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp hiện nay, nhiều hiệp ước về cắt giảm vũ khí hạt nhân đang bị đe dọa phá bỏ khiến những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong nhiều thập niên qua đang có nguy cơ bị “đổ xuống sông, xuống biển”.
Trước tiên là sự kiện Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử mang tên Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) - được Iran ký kết với các cường quốc thế giới năm 2015 - và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran từ tháng 5/2018. Điều này dẫn đến việc Iran hồi tháng 4/2019 đã cảnh báo có thể sẽ rút khỏi Hiệp ước NPT. Mới đây, ngày 20/1/2020, Iran thông báo sẽ xem xét rút khỏi NPT nếu tranh chấp liên quan tới chương trình hạt nhân của quốc gia này bị đưa ra Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Ngày 2/8/2019, Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), được Mỹ và Liên Xô ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Ngay sau khi Mỹ rút khỏi INF, Nga cũng đã thông báo chính thức chấm dứt hiệp ước này.
INF đổ vỡ đã tạo ra một điểm nóng bất ổn mới với hậu quả khó kiểm soát. Bởi khi mọi vấn đề liên quan đến hạt nhân đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thì tương lai của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START mới), Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân (NPT), hay Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT)… đều trở nên bấp bênh.
Nếu các cường quốc hạt nhân không nghiêm túc trong vấn đề giải trừ quân bị, thì một ước mơ về một thế giới không vũ khí hạt nhân sẽ vẫn xa vời.
Vì sao Nhật không yêu cầu Mỹ xin lỗi về vụ ném bom nguyên tử?
Cho đến bây giờ, Washington chưa từng đưa ra lời xin lỗi nào đối với nhân dân Nhật Bản. Trong khi đó, các nhà chức trách của Nhật Bản cũng như phương tiện truyền thông tại quốc gia có vẻ như cũng không yêu cầu xin lỗi. Sputnik nhận định, giới chức và truyền thông “có thái độ khá lạ lùng đối với chủ đề đánh bom nguyên tử”.
Ông Valery Kistanov, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản của Viện phương Đông, thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga cho biết: “Các phương tiện truyền thông Nhật Bản có phương pháp tiếp cận một chiều đối với chủ đề này”.
Hầu như không có tờ báo hay tạp chí nào cố gắng tìm hiểu lý do, tại sao Mỹ phải viện đến “phương pháp chiến tranh tàn nhẫn” như vậy. Ngược lại, các phương tiện truyền thông và các chính trị gia Nhật Bản thường bỏ qua thực tế này, đơn giản là cố tình im lặng trước hành vi vô nhân đạo, đã giết chết hàng ngàn người vô tội.
Thông tin về các vụ đánh bom nguyên tử được đề cập một cách trừu tượng và không nói gì đến đất nước sản xuất. Tức là hoàn toàn không nhắc nhở gì đến Hoa Kỳ.
Tờ báo của Nga cho rằng, lý do này rất đơn giản: Mỹ hiện đang là đồng minh quân sự - chính trị chính của Tokyo.
Hơn nữa, Nhật Bản, đất nước từng phải hứng chịu thảm họa bom hạt nhân hiện nay đang ở dưới chiếc ô hạt nhân của Mỹ. Đối với đại đa số người Nhật, Mỹ là bảo lãnh duy nhất cho an ninh Nhật Bản, khi mà nước này đang phải đối mặt với tiềm năng sức mạnh gia tăng của Trung Quốc.
Quan điểm chính thức của Washington là những quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki đã được thiết kế để Nhật Bản đầu hàng nhanh chóng hơn và bảo vệ mạng sống của hàng chục ngàn binh sĩ và hàng trăm thường dân Mỹ tại Nhật Bản, là điều không thể tránh khỏi trong trường hợp quân đội Mỹ đổ bộ xuống hòn đảo chính của Nhật Bản.
Tuy nhiên, các nhà sử học Mỹ, ví dụ, nhà sử học Tsuyoshi Hasegawa gốc Nhật, lại cho rằng Tokyo đã buộc phải đầu hàng không phải do đánh bom nguyên tử, mà là do Liên Xô kịp thời thâm nhập vào cuộc chiến chống Nhật Bản.
Điều này có nghĩa rằng, ngay cả những người Mỹ cũng phải thừa nhận là vụ đánh bom dã man xuống Hiroshima và Nagasaki đã không được quyết định bởi các mục tiêu quân sự.
Sputnik dẫn các tài liệu được phát tán bởi Wikileaks hồi năm 2009 nói rằng, Tổng thống Barack Obama đã chuẩn bị đến thăm Hiroshima và nói lời xin lỗi chính thức với nhân dân Nhật Bản về các vụ đánh bom nguyên tử. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thuyết phục người Mỹ từ bỏ ý tưởng về lời xin lỗi, và nói rằng hành động đó còn “quá sớm.”
Theo các chuyên gia, chính quyền Nhật Bản lo ngại rằng, với sự hiện diện của Barack Obama tại buổi lễ kỷ niệm vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima, công dân Nhật Bản sẽ tố cáo hành động dã man của Mỹ, và trao con át chủ bài vào tay phe phản đối liên minh quân sự với Hoa Kỳ.
Hiện nay, khi mà Thủ tướng Abe tăng cường liên minh với Hoa Kỳ như là bảo lãnh chính cho nền an ninh của Nhật Bản, có thể tin rằng, trong tương lai gần, chủ đề đòi Mỹ chính thức xin lỗi sẽ không được Tokyo nêu lên, Sputnik nhận định.
Ông Valery Kistanov, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản của Viện phương Đông, thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga cho biết: “Các phương tiện truyền thông Nhật Bản có phương pháp tiếp cận một chiều đối với chủ đề này”.
Hầu như không có tờ báo hay tạp chí nào cố gắng tìm hiểu lý do, tại sao Mỹ phải viện đến “phương pháp chiến tranh tàn nhẫn” như vậy. Ngược lại, các phương tiện truyền thông và các chính trị gia Nhật Bản thường bỏ qua thực tế này, đơn giản là cố tình im lặng trước hành vi vô nhân đạo, đã giết chết hàng ngàn người vô tội.
Thông tin về các vụ đánh bom nguyên tử được đề cập một cách trừu tượng và không nói gì đến đất nước sản xuất. Tức là hoàn toàn không nhắc nhở gì đến Hoa Kỳ.
Tờ báo của Nga cho rằng, lý do này rất đơn giản: Mỹ hiện đang là đồng minh quân sự - chính trị chính của Tokyo.
Hơn nữa, Nhật Bản, đất nước từng phải hứng chịu thảm họa bom hạt nhân hiện nay đang ở dưới chiếc ô hạt nhân của Mỹ. Đối với đại đa số người Nhật, Mỹ là bảo lãnh duy nhất cho an ninh Nhật Bản, khi mà nước này đang phải đối mặt với tiềm năng sức mạnh gia tăng của Trung Quốc.
Quan điểm chính thức của Washington là những quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki đã được thiết kế để Nhật Bản đầu hàng nhanh chóng hơn và bảo vệ mạng sống của hàng chục ngàn binh sĩ và hàng trăm thường dân Mỹ tại Nhật Bản, là điều không thể tránh khỏi trong trường hợp quân đội Mỹ đổ bộ xuống hòn đảo chính của Nhật Bản.
Tuy nhiên, các nhà sử học Mỹ, ví dụ, nhà sử học Tsuyoshi Hasegawa gốc Nhật, lại cho rằng Tokyo đã buộc phải đầu hàng không phải do đánh bom nguyên tử, mà là do Liên Xô kịp thời thâm nhập vào cuộc chiến chống Nhật Bản.
Điều này có nghĩa rằng, ngay cả những người Mỹ cũng phải thừa nhận là vụ đánh bom dã man xuống Hiroshima và Nagasaki đã không được quyết định bởi các mục tiêu quân sự.
Sputnik dẫn các tài liệu được phát tán bởi Wikileaks hồi năm 2009 nói rằng, Tổng thống Barack Obama đã chuẩn bị đến thăm Hiroshima và nói lời xin lỗi chính thức với nhân dân Nhật Bản về các vụ đánh bom nguyên tử. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thuyết phục người Mỹ từ bỏ ý tưởng về lời xin lỗi, và nói rằng hành động đó còn “quá sớm.”
Theo các chuyên gia, chính quyền Nhật Bản lo ngại rằng, với sự hiện diện của Barack Obama tại buổi lễ kỷ niệm vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima, công dân Nhật Bản sẽ tố cáo hành động dã man của Mỹ, và trao con át chủ bài vào tay phe phản đối liên minh quân sự với Hoa Kỳ.
Hiện nay, khi mà Thủ tướng Abe tăng cường liên minh với Hoa Kỳ như là bảo lãnh chính cho nền an ninh của Nhật Bản, có thể tin rằng, trong tương lai gần, chủ đề đòi Mỹ chính thức xin lỗi sẽ không được Tokyo nêu lên, Sputnik nhận định.
Nguồn https://baoquocte.vn/75-nam-sau-tham-hoa-bom-nguyen-tu-o-nhat-ban-uoc-mo-ve-the-gioi-phi-hat-nhan-van-xa-voi-120970.html