Theo số liệu gần đây nhất của Cơ quan Bảo vệ Môi trường, khoảng hơn 453 triệu lít thuốc trừ sâu được sử dụng ở Mỹ mỗi năm. Hầu hết các hóa chất đó được sử dụng trong nông nghiệp. Và tại các nước khác, liều lượng sử dụng thuốc trừ sâu cũng rất lớn. Do đó, chúng ta có thể đang vô tình tiêu thụ chúng hàng ngày từ các loại trái cây, rau, ngũ cốc và các loại thực vật khác mà không hề hay biết.
Nhưng có rất nhiều sự nhầm lẫn về thuốc trừ sâu và tác động của chúng đối với sức khỏe của con người và hành tinh. Vậy nên việc hiểu được sự thật đằng sau 5 quan niệm sai lầm phổ biến này có thể giúp bạn đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho mình và gia đình.
1. Sản phẩm hữu cơ cũng có dư lượng thuốc trừ sâu
Thực tế khi tạp chí Consumer Report (CR) phân tích dữ liệu từ Chương trình Dữ liệu Thuốc trừ sâu của USDA (tổng hợp phân tích của khoảng 450 loại thuốc trừ sâu), họ nhận thấy phần lớn các sản phẩm hữu cơ có dư lượng thuốc trừ sâu rất thấp hoặc không có.
Trong khi đó một số loại thuốc trừ sâu được phép sử dụng theo quy định hữu cơ của USDA. Thuốc trừ sâu là một thuật ngữ rộng được sử dụng để chỉ một loạt các chất từ những chất có độc tính thấp đến những chất rất độc ngay cả với một lượng nhỏ. Nói chung, các quy định đều cấm hầu hết các loại thuốc trừ sâu tổng hợp - loại thuốc được quan tâm nhiều và cho phép sử dụng trên một vài loại rau củ quả tự nhiên.
Hội đồng Tiêu chuẩn Hữu cơ Quốc gia Mỹ đã đưa ra khuyến nghị về những chất được phép sử dụng trong canh tác hữu cơ. Những hóa chất này được đánh giá về tác động có hại tiềm ẩn đối với con người, động vật và môi trường và chỉ được cấp phép nếu được đánh giá tương thích với hệ thống nông nghiệp bền vững.
Nhưng ngay cả khi những loại thuốc trừ sâu đó được sử dụng như biện pháp cuối cùng. Kiểm soát sâu bệnh (côn trùng, cỏ dại và bệnh thực vật) không dùng hóa chất tổng hợp vẫn luôn là nguyên lý cơ bản của canh tác hữu cơ. Nông dân phải tuân theo các kế hoạch quản lý dịch bệnh dựa vào các phương pháp tự nhiên, chẳng hạn như luân canh cây trồng và các phương pháp khác để duy trì đất khỏe mạnh, đặc biệt chỉ được phép sử dụng thuốc trừ sâu khi các phương pháp tự nhiên không hữu hiệu.
Trong khi đó một số loại thuốc trừ sâu được phép sử dụng theo quy định hữu cơ của USDA. Thuốc trừ sâu là một thuật ngữ rộng được sử dụng để chỉ một loạt các chất từ những chất có độc tính thấp đến những chất rất độc ngay cả với một lượng nhỏ. Nói chung, các quy định đều cấm hầu hết các loại thuốc trừ sâu tổng hợp - loại thuốc được quan tâm nhiều và cho phép sử dụng trên một vài loại rau củ quả tự nhiên.
Hội đồng Tiêu chuẩn Hữu cơ Quốc gia Mỹ đã đưa ra khuyến nghị về những chất được phép sử dụng trong canh tác hữu cơ. Những hóa chất này được đánh giá về tác động có hại tiềm ẩn đối với con người, động vật và môi trường và chỉ được cấp phép nếu được đánh giá tương thích với hệ thống nông nghiệp bền vững.
Nhưng ngay cả khi những loại thuốc trừ sâu đó được sử dụng như biện pháp cuối cùng. Kiểm soát sâu bệnh (côn trùng, cỏ dại và bệnh thực vật) không dùng hóa chất tổng hợp vẫn luôn là nguyên lý cơ bản của canh tác hữu cơ. Nông dân phải tuân theo các kế hoạch quản lý dịch bệnh dựa vào các phương pháp tự nhiên, chẳng hạn như luân canh cây trồng và các phương pháp khác để duy trì đất khỏe mạnh, đặc biệt chỉ được phép sử dụng thuốc trừ sâu khi các phương pháp tự nhiên không hữu hiệu.
2. Rau củ quả không phải hữu cơ tức là có thuốc trừ sâu?
Trên thực tế việc sử dụng các loại rau củ quả hữu cơ là một cách để tránh ăn phải thuốc trừ sâu độc hại. Nhưng cũng có rất nhiều trái cây và rau củ không hữu cơ đem tới lựa chọn an toàn không kém.
Trong số 49 mặt hàng rau quả được CR xếp hạng về nguy cơ thiếu an toàn do thuốc trừ sâu thì có 31 mặt hàng không hữu cơ đến từ nội địa nước Mỹ hoặc nhập khẩu. Nhìn chung độ an toàn của chúng cũng gần tương đương đồ hữu cơ do chúng được trồng với rất ít thuốc trừ sâu hoặc sử dụng những loại thuốc trừ sâu an toàn hơn.
Bên cạnh đó với một số sản phẩm không hữu cơ có nguy cơ cao nhiễm thuốc trừ sâu, bạn có thể sử dụng các thực phẩm thay thế ít rủi ro hơn. Ví dụ như ăn khoai lang thay cho khoai tây, bông cải xanh hoặc măng tây thay cho đỗ xanh.
Trong số 49 mặt hàng rau quả được CR xếp hạng về nguy cơ thiếu an toàn do thuốc trừ sâu thì có 31 mặt hàng không hữu cơ đến từ nội địa nước Mỹ hoặc nhập khẩu. Nhìn chung độ an toàn của chúng cũng gần tương đương đồ hữu cơ do chúng được trồng với rất ít thuốc trừ sâu hoặc sử dụng những loại thuốc trừ sâu an toàn hơn.
Bên cạnh đó với một số sản phẩm không hữu cơ có nguy cơ cao nhiễm thuốc trừ sâu, bạn có thể sử dụng các thực phẩm thay thế ít rủi ro hơn. Ví dụ như ăn khoai lang thay cho khoai tây, bông cải xanh hoặc măng tây thay cho đỗ xanh.
3. Rửa trái cây và rau củ quả có thể loại bỏ thuốc trừ sâu?
Việc rửa rau củ quả bằng nước thường không giúp loại bỏ được tất cả các chất tồn dư bảo vệ thực vật. Theo chương trình Dữ liệu Thuốc trừ sâu của USDA cho biết, các loại rau củ quả sau khi rửa sạch vẫn còn tồn dư một lượng thuốc trừ sâu nhất định.
Nhưng theo một số nghiên cứu cho thấy, việc rửa trong nước sẽ giúp loại bỏ một lượng hóa chất đáng kể nhưng phải làm đúng cách. Tiến sỹ Michael Hansen, một nhà khoa học cấp cao tại Consumer Report khuyên mọi người nên rửa rau củ quả dưới vòi nước lạnh từ 15-20 giây.
Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng, các phương pháp khác có thể loại bỏ được nhiều thuốc trừ sâu hơn so với nước. Nhưng nó chỉ giới hạn với một số loại trái cây và rau quả và với một số loại thuốc trừ sâu nhất định. Vì vậy không rõ mức độ áp dụng rộng rãi của chúng như thế nào.
Ví dụ một nghiên cứu cho thấy ngâm táo trong dung dịch nước và baking soda từ 12-15 phút sẽ loại bỏ hoàn toàn 2 loại thuốc trừ sâu. Một ví dụ khác, đó là chỉ với 20 phút ngâm trong dung dịch giấm hoặc nước muối sẽ loại bỏ được nhiều thuốc trừ sâu hơn từ bắp cải so với 20 phút ngâm trong nước máy. Tuy vậy Hansen cho biết, cả hai phương pháp đều không thực tế và có thể ảnh hưởng đến hương vị của trái cây hoặc rau quả.
Nhưng theo một số nghiên cứu cho thấy, việc rửa trong nước sẽ giúp loại bỏ một lượng hóa chất đáng kể nhưng phải làm đúng cách. Tiến sỹ Michael Hansen, một nhà khoa học cấp cao tại Consumer Report khuyên mọi người nên rửa rau củ quả dưới vòi nước lạnh từ 15-20 giây.
Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng, các phương pháp khác có thể loại bỏ được nhiều thuốc trừ sâu hơn so với nước. Nhưng nó chỉ giới hạn với một số loại trái cây và rau quả và với một số loại thuốc trừ sâu nhất định. Vì vậy không rõ mức độ áp dụng rộng rãi của chúng như thế nào.
Ví dụ một nghiên cứu cho thấy ngâm táo trong dung dịch nước và baking soda từ 12-15 phút sẽ loại bỏ hoàn toàn 2 loại thuốc trừ sâu. Một ví dụ khác, đó là chỉ với 20 phút ngâm trong dung dịch giấm hoặc nước muối sẽ loại bỏ được nhiều thuốc trừ sâu hơn từ bắp cải so với 20 phút ngâm trong nước máy. Tuy vậy Hansen cho biết, cả hai phương pháp đều không thực tế và có thể ảnh hưởng đến hương vị của trái cây hoặc rau quả.
4. Bóc vỏ hoặc cắt vỏ là đã có thể loại bỏ thuốc trừ sâu?
Mặc dù việc lột vỏ có ích và giúp ngăn nguy cơ ăn phải thuốc trừ sâu nhưng nó không phải là giải pháp tốt nhất.
Theo bộ dữ liệu của USDA, các loại hoa quả như chuối và cam quýt hay dưa hấu có thể áp dụng cách gọt vỏ như nhiều người hay làm. Nhưng một số loại thuốc trừ sâu vẫn có khả năng xâm nhập vào bên ngoài lớp vỏ hoặc thịt của trái cây hoặc rau quả. Trong khi đó một số loại thuốc trừ sâu khác sẽ thẩm thấu vào trong rau củ quả trong quá trình phát triển của cây.
Ví dụ dưa hấu nhập khẩu không hữu cơ chỉ nhận được điểm Khá trong xếp hạng của CR vì nó vẫn chứa dư lượng thuốc trừ sâu mà các chuyên gia cho rằng có thể gây hại.
Theo bộ dữ liệu của USDA, các loại hoa quả như chuối và cam quýt hay dưa hấu có thể áp dụng cách gọt vỏ như nhiều người hay làm. Nhưng một số loại thuốc trừ sâu vẫn có khả năng xâm nhập vào bên ngoài lớp vỏ hoặc thịt của trái cây hoặc rau quả. Trong khi đó một số loại thuốc trừ sâu khác sẽ thẩm thấu vào trong rau củ quả trong quá trình phát triển của cây.
Ví dụ dưa hấu nhập khẩu không hữu cơ chỉ nhận được điểm Khá trong xếp hạng của CR vì nó vẫn chứa dư lượng thuốc trừ sâu mà các chuyên gia cho rằng có thể gây hại.
5. Liều lượng quyết định mức độ độc hại của thuốc trừ sâu?
Liều lượng quyết định chất độc là một nguyên lý cơ bản của chất độc học. Điều đó có nghĩa rằng, liều lượng càng cao sẽ càng gây ra tác dụng phụ tồi tệ hơn. Và chắc chắn liều lượng thuốc trừ sâu cao hơn sẽ gây hại nhiều hơn.
Cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cho biết có từ 1.800 đến 3.000 ca chấn thương hoặc bệnh tật cấp tính liên quan đến thuốc trừ sâu được báo cáo hàng năm và chủ yếu đối tượng nhiễm bệnh là nông dân.
Tuy nhiên thực tế đã có bằng chứng cho thấy, theo thời gian một số loại thuốc trừ sâu với liều lượng nhỏ vẫn gây ra tác hại với sức khỏe con người. Đó là trường hợp đặc biệt đối với một số loại thuốc trừ sâu có thể gây rối loạn hệ thống nội tiết, nơi sản xuất và điều chỉnh hormone trong cơ thể.
Và các giới hạn hiện tại về lượng thuốc trừ sâu được phép sử dụng trong trồng trọt không phải lúc nào cũng tính đến ảnh hưởng nội tiết.
Khi EPA đặt ra giới hạn về số lượng các chất khác nhau được phép tồn dư trong thực phẩm, họ chỉ dựa trên giới hạn đã được kiểm chứng trong quy mô phòng thí nghiệm và áp dụng cho động vật. Do đó các giới hạn này đôi khi không đúng hoàn toàn với con người.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh cao nếu tiếp xúc với các hóa chất như vậy dù chỉ với một liều lượng rất nhỏ. Phơi nhiễm thuốc trừ sâu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ ở nhiều giai đoạn, bắt đầu từ trong bụng mẹ và ảnh hưởng tới suốt đời.
Một nghiên cứu của tiến sỹ kiêm phó giáo sư Michele La Merrill tại Đại học California Davis tiết lộ, có một mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với DDT (một loại thuốc trừ sâu hiện bị cấm ở Mỹ) trong giai đoạn đầu đời và tình trạng béo phì ở tuổi trưởng thành của trẻ. DDT có thể làm giảm chức năng của insulin, một loại hormon quan trọng giúp cơ thể xử lý glucose trong máu sau khi ăn. Điều này làm tăng nguy cơ béo phì vì cơ thể không thể chuyển hóa được hết đường thành năng lượng.
Mặc dù DDT không còn được phép sử dụng ở Mỹ nhưng nhiều loại thuốc trừ sâu có độc tính tương tự với hệ nội tiết vẫn đang được sử dụng trong sản xuất lương thực, thực phẩm cho con người.
Và đó cũng là lý do tại sao các nhà khoa học tại CR nhấn mạnh, các nhà chức trách nên sớm cấm các loại thuốc trừ sâu có thành phần gây rối loạn nội tiết để tránh các tác hại đối với cơ thể con người.
Hy vọng thông qua những thông tin chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc có thể hiểu hơn về thuốc trừ sâu và giải tỏa các lầm tưởng trước đây.
Cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cho biết có từ 1.800 đến 3.000 ca chấn thương hoặc bệnh tật cấp tính liên quan đến thuốc trừ sâu được báo cáo hàng năm và chủ yếu đối tượng nhiễm bệnh là nông dân.
Tuy nhiên thực tế đã có bằng chứng cho thấy, theo thời gian một số loại thuốc trừ sâu với liều lượng nhỏ vẫn gây ra tác hại với sức khỏe con người. Đó là trường hợp đặc biệt đối với một số loại thuốc trừ sâu có thể gây rối loạn hệ thống nội tiết, nơi sản xuất và điều chỉnh hormone trong cơ thể.
Và các giới hạn hiện tại về lượng thuốc trừ sâu được phép sử dụng trong trồng trọt không phải lúc nào cũng tính đến ảnh hưởng nội tiết.
Khi EPA đặt ra giới hạn về số lượng các chất khác nhau được phép tồn dư trong thực phẩm, họ chỉ dựa trên giới hạn đã được kiểm chứng trong quy mô phòng thí nghiệm và áp dụng cho động vật. Do đó các giới hạn này đôi khi không đúng hoàn toàn với con người.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh cao nếu tiếp xúc với các hóa chất như vậy dù chỉ với một liều lượng rất nhỏ. Phơi nhiễm thuốc trừ sâu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ ở nhiều giai đoạn, bắt đầu từ trong bụng mẹ và ảnh hưởng tới suốt đời.
Một nghiên cứu của tiến sỹ kiêm phó giáo sư Michele La Merrill tại Đại học California Davis tiết lộ, có một mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với DDT (một loại thuốc trừ sâu hiện bị cấm ở Mỹ) trong giai đoạn đầu đời và tình trạng béo phì ở tuổi trưởng thành của trẻ. DDT có thể làm giảm chức năng của insulin, một loại hormon quan trọng giúp cơ thể xử lý glucose trong máu sau khi ăn. Điều này làm tăng nguy cơ béo phì vì cơ thể không thể chuyển hóa được hết đường thành năng lượng.
Mặc dù DDT không còn được phép sử dụng ở Mỹ nhưng nhiều loại thuốc trừ sâu có độc tính tương tự với hệ nội tiết vẫn đang được sử dụng trong sản xuất lương thực, thực phẩm cho con người.
Và đó cũng là lý do tại sao các nhà khoa học tại CR nhấn mạnh, các nhà chức trách nên sớm cấm các loại thuốc trừ sâu có thành phần gây rối loạn nội tiết để tránh các tác hại đối với cơ thể con người.
Hy vọng thông qua những thông tin chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc có thể hiểu hơn về thuốc trừ sâu và giải tỏa các lầm tưởng trước đây.
Nguồn https://vnreview.vn/tin-tuc-xa-hoi-so/-/view_content/content/3268634/5-lam-tuong-tai-hai-ve-thuoc-tru-sau-dung-trong-canh-tac-cay-trong-va-ton-du-trong-rau-cu-qua
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.