Để sống lâu và khỏe mạnh, ngoài yếu tố di truyền, lối sống hình thành trong quá trình trưởng thành càng đóng vai trò quan trọng hơn. Trên thế giới có rất nhiều cách để theo đuổi sức khỏe, trong số đó, có một đơn thuốc kéo dài sự minh mẫn, khỏe mạnh, được coi là đơn thuốc rẻ nhất chỉ với một chữ: Bận.
1. Sinh hoạt kỷ luật
Muốn duy trì sự khỏe mạnh thì điều đầu tiên phải thay đổi là duy trì một nếp sống kỷ luật. Lúc nào nên ngủ thì phải đi ngủ, lúc nào nên dậy thì phải dậy luôn, công việc và cuộc sống phải được sắp xếp một cách gọn gàng.
Thay vì lãng phí thời gian buổi sáng để nằm ườn trên giường, bạn có thể tận dụng để đọc một bài báo hay và thưởng thức một ấm trà ngon. Sau khi ăn sáng, hẹn một người bạn, trò chuyện và uống cà phê thư giãn.
2. Chú ý đến dáng vẻ hàng ngày
Khi ăn mặc phù hợp và chỉn chu, cả người của bạn sẽ tràn đầy năng lượng, tự tin hơn và trông trẻ hơn nhiều so với tuổi thật của bạn.
3. Đi chơi thường xuyên
Ngày nào cũng ở nhà hay vùi đầu vào công việc thì rất buồn chán, trong lòng không tránh khỏi phiền muộn. Nếu bạn muốn có một khoảng thời gian vui vẻ, tốt hơn hết hãy ra ngoài và đi dạo.
Khi thời tiết đẹp, bạn có thể chạy bộ, bơi lội hoặc chơi thể thao. Đổ mồ hôi là một cách rất hay để giải tỏa áp lực mà đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.
4. Tham gia nhiều hoạt động cộng đồng hơn
Dù rảnh rỗi đến mấy, bạn cũng phải duy trì nhịp vận động của tâm trí, làm cuộc sống trở nên phong phú hơn, sống hết mình với những mục tiêu và kế hoạch. Tham gia nhiều hoạt động cộng đồng, làm quen với nhiều người hơn, mở rộng các mối quan hệ… sẽ giúp bạn tận hưởng thời gian rảnh rỗi một cách giá trị hơn.
5. Kiên trì đọc sách, học tập và du lịch
Đọc sách có thể mở mang đầu óc của bạn, và du lịch giúp mở rộng tầm nhìn của bạn. Những người ưa thích việc học tập và khám phá thế giới xung quanh có chính kiến và tư duy riêng về mọi thứ. Họ tự tin, có khí chất và tràn đầy sức sống. Đây là cách để duy trì sự minh mẫn, tỉnh táo cho trí óc.
6. Giữ tinh thần trẻ trung
Những người trẻ cần tích cực thử khám phá những điều mới và luôn học hỏi với một tâm thái tò mò. Sự tích cực này sẽ giúp tinh thần bạn cảm thấy thanh xuân trẻ trung hơn.
Trên đây là điều mà chính kiến trúc sư lỗi lạc Ieoh Ming Pei, được biết đến với tên I. M. Pei, đã đúc kết ra bằng kinh nghiệm của mình. Ông chính là kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ gốc Hoa, chịu trách nhiệm dự án cải tạo bảo tàng Louvre và thiết kế nên kim tự tháp bằng kính Louvre nổi tiếng ngày nay.
Khi bảo tàng Louvre khai trương vào năm 1989, trên tờ Thời báo New York, nhà phê bình kiến trúc Paul Goldberger đã ca ngợi kim tự tháp cải tạo trong bảo tàng là “một chuyến tham quan công nghệ: chi tiết, nhẹ nhàng và gần như trong suốt. Kim tự tháp không làm thay đổi quá nhiều Louvre mà như đang lơ lửng bên cạnh, cùng tồn tại như thể đến từ không gian khác”.
Ngoài ra, các tác phẩm có ảnh hưởng lớn khác do ông thiết kế bao gồm: Tháp Ngân hàng Trung Quốc tại Hồng Kông, Tòa nhà phía Đông của Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia ở Washington DC và Thư viện Tổng thống JFK ở Boston.
Ieoh Ming Pei đã được tặng giải thưởng Pitzker năm 1983, đây chính là giải thưởng cao quý nhất trên thế giới về ngành kiến trúc. Ông được công nhận là một trong những kiến trúc sư thành công nhất trong thế kỷ 20.
Đến năm 1990, ở tuổi 73, ông tuyên bố nghỉ hưu sau hàng chục năm cống hiến toàn bộ tâm trí cho sự nghiệp. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian rảnh rỗi, vị kiến trúc sư tài ba lại không thể tìm được sự an nhàn thực thụ. Vì vậy, trong liên tiếp những năm sau đó từ 1991 tới 2005, người ta vẫn nhìn thấy dấu ấn của ông trong hàng loạt tác phẩm như Bảo tàng Rock and Roll, Phần mở rộng của Bảo tàng lịch sử Đức, các trung tâm hữu nghị, trung tâm trình diễn nghệ thuật Ferguson...
Ở độ tuổi gần tới 90 tuổi, ông vẫn cần mẫn làm việc và nhận ra công việc là một niềm vui. Sự rảnh rỗi là kẻ thù nguy hiểm có thể giết chết sự minh mẫn và sáng tạo trong ông. Cho nên, ông lựa chọn cách giữ bản thân luôn đắm chìm trong công việc bận rộn. Bận rộn vừa đủ lại khiến ông duy trì sinh lực, sức sống và ngày một khỏe mạnh hơn.
Quả thật, vị kiến trúc sư đại tài Ieoh Ming Pei đã sống khỏe mạnh cho tới tận năm 2019, ở thời điểm qua đời, ông 102 tuổi.
Khi bảo tàng Louvre khai trương vào năm 1989, trên tờ Thời báo New York, nhà phê bình kiến trúc Paul Goldberger đã ca ngợi kim tự tháp cải tạo trong bảo tàng là “một chuyến tham quan công nghệ: chi tiết, nhẹ nhàng và gần như trong suốt. Kim tự tháp không làm thay đổi quá nhiều Louvre mà như đang lơ lửng bên cạnh, cùng tồn tại như thể đến từ không gian khác”.
Ngoài ra, các tác phẩm có ảnh hưởng lớn khác do ông thiết kế bao gồm: Tháp Ngân hàng Trung Quốc tại Hồng Kông, Tòa nhà phía Đông của Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia ở Washington DC và Thư viện Tổng thống JFK ở Boston.
Ieoh Ming Pei đã được tặng giải thưởng Pitzker năm 1983, đây chính là giải thưởng cao quý nhất trên thế giới về ngành kiến trúc. Ông được công nhận là một trong những kiến trúc sư thành công nhất trong thế kỷ 20.
Đến năm 1990, ở tuổi 73, ông tuyên bố nghỉ hưu sau hàng chục năm cống hiến toàn bộ tâm trí cho sự nghiệp. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian rảnh rỗi, vị kiến trúc sư tài ba lại không thể tìm được sự an nhàn thực thụ. Vì vậy, trong liên tiếp những năm sau đó từ 1991 tới 2005, người ta vẫn nhìn thấy dấu ấn của ông trong hàng loạt tác phẩm như Bảo tàng Rock and Roll, Phần mở rộng của Bảo tàng lịch sử Đức, các trung tâm hữu nghị, trung tâm trình diễn nghệ thuật Ferguson...
Ở độ tuổi gần tới 90 tuổi, ông vẫn cần mẫn làm việc và nhận ra công việc là một niềm vui. Sự rảnh rỗi là kẻ thù nguy hiểm có thể giết chết sự minh mẫn và sáng tạo trong ông. Cho nên, ông lựa chọn cách giữ bản thân luôn đắm chìm trong công việc bận rộn. Bận rộn vừa đủ lại khiến ông duy trì sinh lực, sức sống và ngày một khỏe mạnh hơn.
Quả thật, vị kiến trúc sư đại tài Ieoh Ming Pei đã sống khỏe mạnh cho tới tận năm 2019, ở thời điểm qua đời, ông 102 tuổi.
{full_page}
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.