Khi vị vua thứ 27 của nước Lỗ là Lỗ Ai Công hỏi Khổng Tử ai là học trò giỏi của ông? Khổng Tử trả lời: “Nhan Hồi là trò giỏi, trò này không cáu giận với người khác, khi mắc lỗi không bao giờ tái phạm, nhưng tiếc thay trò đã qua đời sớm”.
Góc nhìn
Qua câu trả lời của Khổng Tử đã khẳng định rằng sự yêu quý của ông đối với học trò là vì tính tình điềm đạm, không nổi cáu với người khác, không lặp lại lỗi khi đã nhận ra, chứ không phải vì anh ta thông minh, hiểu biết xuất chúng. Nói cách khác, cái mà Khổng Tử thấy nổi trội ở học trò chính là những gì họ vận dụng được sau khi đọc sách, học chữ chứ không phải lý thuyết mà ai cũng có thể học được.
Ngày nay mọi người thường xuyên tức giận với nhau, và thường coi cái đấy là một việc bình thường, vì thế nên ai cũng sẵn sàng đẩy những bực tức đó sang người khác để giải tỏa nộ khí đang ngùn ngụt trong lòng của mình.
Những kiểu người này trong công việc chúng ta gặp rất nhiều, có những người ra ngoài bị khách hàng mắng, hoặc bị lãnh đạo công ty phê bình, khi quay lại chỗ ngồi lập tức vứt đồ, đập bàn chửi người khác… Bản thân mình không vui, sao lại làm ảnh hưởng tới không khí, môi trường chung, làm tổn thương người khác. Đồng thời làm cho sự việc thêm phức tạp, làm cho tâm can của mình không thể bình tĩnh trở lại. Tại sao cứ phải đẩy tức giận sang người khác?
Không phẫn nộ với người khác trước tiên đã là tự tu luyện bản thân, đã tự đối đãi tốt với bản thân bởi cảm xúc của mình là do mình khống chế. Sau đó thì chính là đối tốt với người khác vì đã không làm tổn thương họ, vô lối, vô lý với họ. Thế nên kiềm chế tốt, chính là vừa tốt cho mình vừa tốt cho người, lại thể hiện được rằng mình đã thấm nhuần đạo học mà thực hành thành thục.
Người xưa nhìn người đã vậy, chẳng nhẽ chúng ta nay lại không thể học theo. Làm người, hơn người khác không phải ở chỗ biết nhiều, hiểu rộng, mở mồm là đã có lý lẽ thuyết phục; cũng không phải ở việc ai thành công và ít mắc lỗi lầm hơn. Mà đơn giản là ở việc bạn thể hiện đạo lý ra ở ngay chính những hành động nhỏ bé của mình hàng ngày như thế nào. Đánh giá người có giáo dưỡng và thông tuệ hay không, lại ở những việc giữ gìn tâm tính, cử xử có lễ nghĩa và biết sửa mình sau những lần thất bại, mắc lỗi lầm hay không.
Xem lại tích xưa để thấy, những tính nết như vậy quả là đáng hổ thẹn.
Ngày nay mọi người thường xuyên tức giận với nhau, và thường coi cái đấy là một việc bình thường, vì thế nên ai cũng sẵn sàng đẩy những bực tức đó sang người khác để giải tỏa nộ khí đang ngùn ngụt trong lòng của mình.
Những kiểu người này trong công việc chúng ta gặp rất nhiều, có những người ra ngoài bị khách hàng mắng, hoặc bị lãnh đạo công ty phê bình, khi quay lại chỗ ngồi lập tức vứt đồ, đập bàn chửi người khác… Bản thân mình không vui, sao lại làm ảnh hưởng tới không khí, môi trường chung, làm tổn thương người khác. Đồng thời làm cho sự việc thêm phức tạp, làm cho tâm can của mình không thể bình tĩnh trở lại. Tại sao cứ phải đẩy tức giận sang người khác?
Không phẫn nộ với người khác trước tiên đã là tự tu luyện bản thân, đã tự đối đãi tốt với bản thân bởi cảm xúc của mình là do mình khống chế. Sau đó thì chính là đối tốt với người khác vì đã không làm tổn thương họ, vô lối, vô lý với họ. Thế nên kiềm chế tốt, chính là vừa tốt cho mình vừa tốt cho người, lại thể hiện được rằng mình đã thấm nhuần đạo học mà thực hành thành thục.
Người xưa nhìn người đã vậy, chẳng nhẽ chúng ta nay lại không thể học theo. Làm người, hơn người khác không phải ở chỗ biết nhiều, hiểu rộng, mở mồm là đã có lý lẽ thuyết phục; cũng không phải ở việc ai thành công và ít mắc lỗi lầm hơn. Mà đơn giản là ở việc bạn thể hiện đạo lý ra ở ngay chính những hành động nhỏ bé của mình hàng ngày như thế nào. Đánh giá người có giáo dưỡng và thông tuệ hay không, lại ở những việc giữ gìn tâm tính, cử xử có lễ nghĩa và biết sửa mình sau những lần thất bại, mắc lỗi lầm hay không.
Xem lại tích xưa để thấy, những tính nết như vậy quả là đáng hổ thẹn.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.