C
hẳng ai biết bao giờ thiên tai đến, dịch bệnh sẽ qua. Nó là cơn ác mộng cho loài người đương đại, nhưng nó cũng nhắc nhở mỗi người rằng sinh mạng là đáng trân quý hơn cả. Trời có lúc nắng lúc mưa, việc kiếm tiền không phải lúc nào cũng thuận buồn xuôi gió, cái "thời vận" của mỗi người cũng vậy, chẳng có gì là hanh thông mãi, tốt đẹp mãi. Điều chúng ta rút ra chính là chấp nhận "sống chung với lũ", với những điều tốt đẹp, với may mắn và cả những điều không vừa ý, thậm chí là không thích chút nào.
Ip Man (Diệp Vấn) là một bộ phim võ thuật dựa trên những sự kiện trong cuộc đời của võ sư huyền thoại cùng tên, một vị danh sư của võ phái Vịnh Xuân, ngoài ra còn là sư phụ của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long. Bộ phim nhận được đánh giá 8/10 trên IMDb và được coi là tác phẩm kinh điển đình đám trong lòng người hâm mộ. Nội dung bộ phim chủ yếu xoay quanh về việc Ip Man giúp đỡ bạn bè và vật lộn với cuộc sống hàng ngày.
Bạn sẽ thấy Ip Man ngâm nga về chính trị, chiến tranh và triết học, thậm chí là dành thời gian cho gia đình và luyện tập với “người gỗ”. Tại sao mọi người lại yêu thích bộ phim này đến vậy mặc dù chỉ có ba cảnh chiến đấu chính? Lí do là vì đằng sau mỗi cuộc chiến đều có ý nghĩa. Đó là nội dung thực sự của võ thuật: Học cách sử dụng võ thuật khi cần thiết.
Ip Man đại diện cho lý tưởng này một cách hoàn hảo và đó là lý do tại sao ông trở thành một nhân vật đáng ngưỡng mộ. Ip Man chiến đấu vì muốn duy trì hòa bình trong cộng đồng của mình. Chỉ khi cuộc chiến phục vụ mục đích cao cả, ông ấy mới tung nắm đấm ra.
Gia đình, lòng trung thành và văn hóa, đó là những ý nghĩa đằng sau các cuộc chiến đấu của Ip Man. Có rất nhiều bài học trong phim về giá trị, sự lịch sự và triết lý thực sự của võ thuật, nhưng bài học chính phải kể đến là: “Đừng đánh nhau khi điều đó không cần thiết”. Hãy tập trung sức lực vào những trở ngại lớn nhất để giúp bạn có thể đối mặt và vượt qua chúng.
Đằng sau bộ phim nổi bật lên một quy tắc được truyền cảm hứng từ một bậc thầy võ thuật thực thụ mà bạn có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày: “Quy tắc 70/20/10”. Hãy tưởng tượng trong mỗi tuần, lịch trình của bạn sẽ diễn ra như thế này:
• 70% thời gian để nghỉ ngơi. Bạn ngủ đủ từ 6 đến 8 giờ và thêm 9 giờ mỗi ngày để nghỉ ngơi thoải mái. Bạn đi ra ngoài, dành thời gian cho bạn bè, gia đình và chỉ cố gắng tận hưởng cuộc sống.• 20% thời gian để rèn luyện. Nó chiếm khoảng 5 giờ/ ngày. Bạn tập luyện. Bạn tự giáo dục bản thân. Bạn nâng cao kỹ năng của mình và chuẩn bị tinh thần cho những gì sắp tới.• 10% thời gian để chiến đấu. Bạn ngồi vào bàn làm việc và dành ra 8 tiếng để làm việc thật tập trung và chăm chỉ.
Quy tắc 70/20/10 là cách Ip Man sử dụng thời gian của mình. Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì hầu hết chúng ta làm hàng ngày: Chúng ta hy sinh thời gian nghỉ ngơi để rèn luyện và chiến đấu nhiều hơn. Thông thường, đó là một sai lầm.
Chuẩn bị tốt nhất cho công việc quan trọng không phải là sự bận rộn, đó là sự nghỉ ngơi.
Khi bạn đánh đổi tất cả thời gian nghỉ của mình cho công việc, bạn không còn năng lượng để dành cho những việc quan trọng hơn. Điều này áp dụng trong phạm vi vi mô (một nhà tư vấn làm việc quá sức sẽ mắc sai lầm nghiêm trọng khi trình bày với khách hàng) cũng như phạm vi vĩ mô (nếu những việc cần làm của bạn bị tồn đọng, bạn sẽ nhanh chóng lãng phí một hoặc hai năm).
Khi chúng ta bị đồng tiền cuốn đi và vật lộn trong vòng xoáy của nó, chúng ta tự biện minh cho những điều tưởng chừng như quan trọng đó là để cho gia đình và bản thân tốt hơn. Liệu điều đó có phải đúng đắn? Tôi cho là không. Bạn có thể tự đặt một vài câu hỏi và xác định xem điều gì là quan trọng hơn cả:
- Tiền và người thân, những người bạn yêu quý, điều gì mất đi bạn thực sự thấy đau lòng hơn?
- Bạn bè và những lời hứa hẹn liệu có quan trọng bằng việc bạn quan tâm hơn đến những người xung quanh mình? Người thân, gia đình, con cái có đáng tin hơn?
- Khi bạn có tiền, bạn lo hưởng thụ, vui vẻ bên những mối quan hệ mới, hãnh diện với lối sống mới mà quên đi những người kề vài sát cánh, ở bên và giúp đỡ bạn những khi bạn khó khăn nhất. Liệu điều đó có đúng đắn?
- Và còn rất nhiều câu hỏi tương tự như vậy, bạn đã từng nghĩ qua...?
Khi chúng ta coi mọi nhiệm vụ là một thử thách và quyết định dành 100% thời gian của mình cho “chế độ” chiến đấu hoặc rèn luyện, chúng ta sẽ gặp phải một trở ngại và nhận ra rằng: Chúng ta cảm thấy bị mất phương hướng, mất kiểm soát, dễ dàng bỏ lỡ những mục đích chính.
Nghỉ ngơi là phần quan trọng nhất trong ngày. Đương nhiên rèn luyện cũng rất quan trọng. Bạn không bao giờ biết được khi nào một “cuộc chiến” sẽ diễn ra. Do đó, bạn phải luôn chuẩn bị sẵn sàng. Tuy nhiên, bất cứ khi nào thử thách xuất hiện, bạn nhớ rằng đó là điều cần thiết nhưng không hoàn toàn mong muốn nó xảy ra. Hãy giải quyết vấn đề đó một cách nhanh chóng để bảo vệ những gì đang diễn ra, nhưng sẽ không cần phải kéo dài nó chỉ để tận hưởng cuộc chiến của riêng mình.
Lý luận thì dễ, để thực hiện là cả một cuộc cách mạng, sự kiên định, quyết tâm và tinh thần kỷ luật cao độ. Sinh mạng là mong manh và hữu hạn, hãy tận hưởng những ngày tháng còn thấy ánh mặt trời
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.