Type Here to Get Search Results !

Vì sao đế quốc La Mã suy vong?

N

Đế quốc La Mã cho đến nay là đế quốc có thời lịch lâu nhất, dân tộc và văn hoá đa dạng nhất, dân số từng đạt 120 triệu, gấp hai lần triều nhà Hán vào năm đầu sau CN; lãnh thổ bao la, còn lớn hơn cả đế quốc Khổng Tước ở Ấn Độ và đế quốc nhà Hán ở Trung Quốc cộng lại. Vậy mà do cuộc bức hại thảm khốc đối với các tín đồ Cơ Đốc giáo, đã trở thành bước ngoặt trong vận mệnh của đế quốc cường đại này, từ đó qua các lần đại ôn dịch hoành hành, đế quốc Tây La Mã vào thế kỷ thứ 5 đã bị man tộc dễ dàng chinh phục, đại ôn dịch lần thứ tư khiến cho dân số của đế quốc Đông La Mã giảm từ 25 triệu đến 50 triệu, từ đó đi đến suy tàn.

Tai tiếng nhất là cuộc bức hại Cơ Đốc giáo của Hoàng đế Nero của La Mã vào khoảng thời gian năm 64-65. Có mấy vị sử gia La Mã trong thời gian thống trị của Nero đã chứng thực, vào đêm ngày 18 tháng 7 năm 64, để xây dựng thành Rome mới Nero đã cố ý phóng hoả, sau đó giá họa cho tín đồ Cơ Đốc. Dưới sự sai khiến của ông ta, không ít những lời đồn nhắm vào tín đồ Cơ Đốc đã được truyền ra, họ bị vu khống là giết trẻ con tế thần và ăn thịt uống máu, đam mê uống rượu và loạn luân v.v. Tất cả những hành vi xấu ác trong xã hội đều được chụp mũ lên các tín đồ Cơ Đốc.
Nhà sử học Tacitus của La Mã cổ đại có ghi chép trong “Biên niên sử”:

“Trong đấu trường riêng của vị hoàng đế, một số tín đồ Cơ Đốc bị trùm lên da thú, để sói hoang ăn thịt khi đang còn sống, một số người khác thì bị buộc chặt vào thập tự giá, sau khi châm lửa trở thành ngọn đuốc trong đêm tối. Vị hoàng đế mặc trang phục ngự thủ và đám người cùng nhau thưởng thức màn kỳ quan tráng lệ này.”

Bốn năm sau, bản thân Nero bị giết. Năm 65, La Mã bùng phát trận ôn dịch nghiêm trọng, theo ghi chép có 30.000 người mất mạng. Sau đó đế quốc La Mã trước sau lại có 10 vị hoàng đế bức hại tàn khốc đối với thánh đồ Cơ Đốc. Do bức hại đối với các thánh đồ, từ đó phải chịu báo ứng đáng sợ, trước sau lại có ba lần đại ôn dịch giáng xuống La Mã, cảnh tượng thê thảm đó khó có thể dùng ngôn ngữ để mô tả.

Tác giả của “Truyện thánh đồ” (Book of Martyrs) kiêm sử gia John Foxe đã viết như thế này:
“Thi thể do không có người mai táng ở trên đường nứt ra thối rữa – phần bụng trương lên, từ trong cái miệng há to ào ào phun ra từng trận từng trận nước mủ, con mắt toàn màu đỏ, tay giơ hướng lên cao. Thi thể chồng chất thi thể, ở trong ngõ hẻm, trên đường phố, hành lanh của đình viện cho đến trong giáo đường đều thối rữa. Trong lớp sương mù trên biển, có con thuyền chỉ vì thuyền viên phạm tội ác, bị Thượng đế phẫn nộ trừng phạt mà trở thành phần mộ trôi nổi trên sóng biển.”

“Bốn bề trắng đầy những ngũ cốc đã chín, hoàn toàn không có ai thu hoạch cất trữ, gia súc mau chóng trở thành động vật hoang dã như cừu, dê, bò và lợn, những súc vật này hầu như đã quên mất thanh âm của người chăn thả chúng. Dưới triều của Constantinus, số người tử vong không thể tính được… thi thể chỉ còn cách chất đống trên đường, cả thành phố phát tán sự kinh tởm.”

“Mỗi một vương quốc, mỗi một lãnh địa, mỗi một địa khu đến mỗi một thành phố lớn mạnh, toàn bộ người dân đều bị ôn dịch đùa cợt và khống chế trong tay.”

Những con người lúc đó đã dùng hết trí tuệ của nhân loại, dùng hết tất cả những phương thức, phương pháp mà có thể nghĩ tới, ngay cả như vậy cũng không cách nào ngăn chặn trận ôn dịch hoành hành, trong khi tuyệt vọng cực độ không thể làm gì được, chỉ đợi chờ cái chết giáng lâm. Lúc này, Thần Phật từ bi với con người, đã mở đường chỉ lối cho con người.

Năm 680, người ta đã dần dần thanh tỉnh ra, bắt đầu khiển trách sự bức hại thánh đồ Cơ Đốc của kẻ thống trị, khiển trách sự suy đồi đạo đức của xã hội. Thị dân thành Rome lần lượt bước ra ngoài cửa kính phụng xương cốt của thánh Sebastian tiến hành diễu hành quy mô lớn, và thành kính sám hối trước Thần, cái tâm thành kính của mọi người, đã được Thần Phật tha thứ, từ đó đại ôn dịch của thành Rome đã triệt để biến mất.

Kỳ tích của thành Rome đã thức tỉnh rất nhiều quốc gia xung quanh, mọi người đều lần lượt thỉnh cầu kính phụng xương cốt của thánh Sebastian, và tự mình thành kính sám hối. Trong trận đại ôn dịch ở hai nơi là Milan năm 1575 và Lisbon năm 1599, những cư dân thành tâm sám hối cũng kính phụng xương cốt thánh Sebastian diễu hành quanh thành phố, ôn dịch do vậy mà kết thúc.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.