Type Here to Get Search Results !

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu và xem xét ngân sách hợp lý trong vòng 1 năm

N

hà sáng lập nền tảng quản lý tài chính Tasha và Joseph Cochran là những người sáng tạo ra One Big Happy Life, một nền tảng trực tuyến giúp kiểm soát cuộc sống và tiền bạc sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp bạn giữ số tiền trong tài khoản tiết kiệm cao nhất có thể.

Tasha Cochran, 38 tuổi, cho biết: "Chúng tôi đã sáng tạo ra một công cụ theo dõi giá trị ròng miễn phí và khuyến khích mọi người sử dụng để theo dõi quá trình thu nhập và tiêu tiền của họ. Nó sẽ hướng dẫn mọi người về cách tính giá trị ròng và cách số tiền đó hoạt động hiệu quả nhất".

Ứng dụng này cũng khuyến khích người dùng xem xét tổng chi tiêu của họ trên các danh mục trong một năm để họ có thể phân bổ thu nhập cho phù hợp.
"Tôi từng phải theo dõi chi tiêu của mình đến từng xu. Nhưng một khi có phương pháp này thì chỉ cần vào cuối năm, tôi sẽ lập một kế hoạch chi tiêu cho một năm hoàn toàn mới rất hiệu quả", Joseph Cochran cho biết.

Kế hoạch tiếp tục phát triển nhiều năm sau đó khi cô gặp Tasha khi cả hai đang làm việc cho Cơ quan Phát triển Đô thị Hoa Kỳ ở Dallas.

"Chúng tôi nói kế hoạch chi tiêu một năm, không phải ngân sách thu nhập trong một năm, bởi vì chúng tôi muốn mọi người ngừng kết hợp cảm giác muốn tiêu với kế hoạch chi tiêu và cách họ lập kế hoạch tài chính. Chúng tôi muốn họ biết rằng họ đang trao quyền cho bản thân để chọn cách tiêu tiền của riêng mình, điều đó thật thú vị".

Cách hoàn thành kế hoạch chi tiêu một năm được gợi ý:

1. Tầm nhìn tài chính

Bước đầu tiên của việc lập kế hoạch chi tiêu liệt kê thói quen chi tiêu của bản thân. Hãy bắt đầu bằng việc ghi chép lại các khoản chi hàng ngày của bạn. Lặp lại việc này trong vòng một tháng để biết rõ mình thường chi vào những khoản gì. Ngoài ra bạn cũng nên phân loại các khoản chi theo hình thức thanh toán: Thẻ tín dụng, tiền mặt, thẻ ATM, thanh toán online... Bạn cũng nên tạo thói quen lưu giữ các biên lai tiền điện, tiền nhà, tiền internet… Nhất là các khoản chi cố định hàng tháng khác. Với cách làm như vậy bạn sẽ có trong tay danh sách những khoản chi và còn dư bao nhiêu cho tháng sau.

Nên nhớ rằng đây là giai đoạn tìm hiểu thói quen tiêu dùng. Bạn không cần cố gắng kiểm soát chi tiêu khi chưa có đầy đủ thông tin.

Hãy suy nghĩ về những điều quan trọng đối với bạn và xác định những thứ bạn muốn để có thể chi tiêu tiền bạc của mình. Điều đó sẽ được phản ánh trong kế hoạch mà bạn đang tạo.

2. Thu nhập

Sau khi tìm hiểu thói quen chi tiêu hàng tháng. Bạn hãy phân loại các khoản chi theo mục đích và lập thành danh sách. Đây cũng là một bước khá đơn giản. Bởi bạn đã lưu lại tất cả các thông tin tiêu dùng của mình trong tháng trước. Bạn lấy thu nhập hàng năm chia cho 12 và sau đó tính tiền mỗi tháng để bạn biết mình đang tiêu bao nhiêu tiền trong kế hoạch.

3. Tính khoản chi phí bắt buộc hàng tháng

Chia chi phí thành 2 loại: Chi phí cố địnhChi phí không cố định
Chi phí cố định là những khoản chi phí tương đối giống nhau mỗi tháng. Chúng là những phần bắt buộc, không thể thiếu trong lập kế hoạch chi tiêu cá nhân. Chúng bao gồm các chi phí như tiền thuê nhà, dịch vụ Internet và/hoặc truyền hình cáp, tiền thu gom rác, thanh toán thẻ tín dụng… Các chi phí này là rất cần thiết, cố định, không thể cắt giảm hay thay đổi trong kế hoạch chi tiêu của bạn.

Chi phí không cố định là loại chi phí sẽ thay đổi từ tháng này sang tháng khác. Chúng bao gồm các mặt hàng nhu yếu phẩm, ăn uống, xăng dầu, giải trí hay quà tặng… Loại này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu trong tháng hoặc khi có những phát sinh ngoài kế hoạch.

Cochrans cho biết cách tốt nhất để xác định chi phí là xem xét những gì bạn đã chi tiêu trong tháng trước và sau đó điều chỉnh.

Các chi phí nằm trong danh mục này bao gồm tiền thuê nhà, tiền điện nước, bất cứ thứ gì theo hợp đồng như hóa đơn điện thoại hoặc cáp và chi phí sinh hoạt tối thiểu của bạn.

Ở bước này, bạn đã có ghi chép về thói quen chi tiêu của mình và đã phân loại theo hạng mục. Hãy chuyển đổi thu nhập theo các hạng mục sang tỷ lệ phần trăm. Hãy chú ý xem bạn có phân bổ quá ít hay quá nhiều cho một khoản hay không. Đây là bước giúp bạn cân đối lại thu nhập và thay đổi thói quen chi tiêu.

Thông thường, bạn nên dành khoảng 2/3 thu nhập cho 2 khoản chi thiết yếu nhất. Đó là các khoản chi cho thực phẩm, nhà ở và phương tiện đi lại. Phần còn lại sẽ dành cho giáo dục, tiết kiệm, đầu tư, giải trí và mua sắm và từ thiện.

Dựa vào tỉ lệ vừa thay đổi, bạn hãy phân bổ lại nguồn thu nhập cho các khoản chi. Sau đó theo dõi kế hoạch chi tiêu trong tháng tiếp theo. Hãy phân các khoản chi thành 2 cột riêng biệt. Bao gồm cột “Dự tính” và cột “Thực tế”. Cột “Dự tính” ghi số tiền bạn dự định dành cho mỗi khoản chi vào đầu tháng. Cột “Thực tế” sẽ là số tiền bạn thực sự tiêu xài cho từng khoản đến cuối tháng.

Nhiều nhà tư vấn tài chính khuyên nên dành khoảng 10% tổng thu nhập cho việc tiết kiệm. Khoản tiền này dành cho mục đích lâu dài của bạn và dự trù cho những lúc khó khăn.

4. Tính tiền tiết kiệm được

Để tính toán điều này, hãy lấy thu nhập của bạn và trừ chi phí hàng tháng. Tiền tiết kiệm hàng tháng của bạn là số tiền bạn có hàng tháng để hướng tới các mục tiêu tài chính lớn và hướng tới các mục tiêu về lối sống, chẳng hạn như có thể đi nghỉ ngơi với chuyến du lịch cùng gia đình trong vài tháng.

5. Liệt kê các mục tiêu tài chính, chi phí và thời điểm bạn muốn đạt được chúng

Một trong những thói quen của nhiều người thường bỏ qua việc cập nhật và ghi chép chi tiêu. Nhiều người vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc cập nhật và ghi chép chi tiêu thường xuyên.

Khi bạn không có thói quen ghi chép tất cả những khoản chi tiêu thì kế hoạch phân bổ tài chính sẽ bị phá sản hoàn toàn, vì không có tính chính xác và thực tế.

Do đó, để hoàn thành kế hoạch đã đặt ra. Bạn nên tạo thói quen cập nhật và ghi chép thu – chi thường xuyên. Dù những khoản chi nhỏ lẻ như mua 5 nghìn tăm ủng hộ người bán hàng rong.

Lập kế hoạch chi tiêu trong tháng là một việc không quá khó mà ai cũng nên làm.

Hãy suy nghĩ về các mục tiêu bạn có thể tập trung vào năm tới cũng như những điều dài hạn hơn, chẳng hạn như nghỉ hưu.

Lý tưởng nhất là bạn sẽ bỏ tiền ra dài hạn, đầu tư để tăng số tiền tiết kiệm của mình. Bạn cũng sẽ dành một số tiền để xây dựng sự ổn định tài chính cho tương lai. Một khi bạn biết những mục tiêu đó sẽ tốn kém bao nhiêu, bạn có thể bắt đầu đưa chúng vào kế hoạch chi tiêu của mình.

6. Điều chỉnh ngân sách của bạn khi cần thiết

Ai cũng biết là việc thay đổi thói quen chi tiêu không hề dễ dàng. Đặc biệt là khi bạn có cách chi tiêu quá nhiều so với thu nhập của mình. Để khắc phục tình trạng này bạn không nên quá thắt chặt chi tiêu mà hãy tìm cách tăng thu nhập của mình. Đó là giải pháp hữu hiệu và an toàn cho dài hạn.

"Kế hoạch chi tiêu một năm không cố định", Tasha Cochran nói. "Nó có nghĩa là một kế hoạch chi tiêu sống động và dễ thở cho cuộc sống của bạn và bạn có thể quyết định xem bạn muốn chi tiêu nhiều hơn cho một danh mục hay ít hơn cho một danh mục khác trong bất kỳ tháng nhất định nào".

Kiếm được tiền khó nhưng chi tiêu và tiết kiệm tiền hợp lý lại càng khó hơn gấp bội. Chính vì thế nên ai trong mỗi chúng ta cũng cần phải học cách chi tiêu làm sao có hiệu quả và hạn chế lãng phí.

Việc biết cách chi tiêu hợp lý sẽ giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong vấn đề quản lý tài chính. Thứ nhất, nó giúp bạn có khả năng cân bằng tài chính. Bạn sẽ tránh việc chi tiêu cho những thứ không cần thiết và tiết kiệm được một khoản tiền để sử dụng cho những công việc cần thiết hơn. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn thực hiện được những kế hoạch trong tương lai. Khi biết cách quản lý tiền bạc bạn sẽ có cuộc sống ổn định và không còn nhiều nỗi lo về gánh nặng tài chính.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.