Áo tứ thân là một trang phục của phụ nữ Miền Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống.
Phần lưng áo gồm hai mảnh vải ghép lại, thường là màu nâu hoặc nâu non ghép với màu cùng gam; phía trước có hai thân tách rời, được buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạo dáng người thon thả, phía trên không gài khít mà để lộ yếm màu bên trong; cổ áo viền 1 - 2 cm. Áo tứ thân dài gần chấm gót, tay áo bó chặt. Trên sân khấu truyền thống, áo tứ thân dùng cho các vai nữ nông thôn, thường may bằng vải màu sẫm có khuy tròn gài bên nách phải.
Bài Chân quê của Nguyễn Bính tả hình ảnh truyền thống của người phụ nữ Việt Nam:
- Nào đâu cái yếm lụa sồi?
- Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
- Nào đâu cái áo tứ thân?
- Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.