Đối với người làm SEO chắc không lạ gì với thuật ngữ Heading Tag. Đó là một trong những yếu tố khá quan trọng trong việc tạo cho công cụ tìm kiếm đánh giá tốt khi tìm kiếm trên website hay blog của bạn. Trong bài viết dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách đặt thẻ Heading sao cho tốt nhất với bộ máy tìm kiếm để cải thiện thứ hạng trang web của bạn.
Như chúng ta đã biết , thông thường sẽ có 6 mức heading tag bao gồm H1; H2 ; H3; H4; H5; H6 . Với định dạng H1 là thẻ có kích thước lớn nhất và giảm dần đến H6 là nhỏ nhất .
Các công cụ tìm kiếm sẽ tìm các tiêu đề vì nó sẽ thông báo cho các công cụ biết được nội dung cũng như trình tự đường đi trong website , blog của bạn. Thông thường sử dụng các thẻ H1 ; H2 ; H3 và thi thoảng dùng đến H4 . Còn H5 ; H6 ít khi sử dụng hay hầu như không sử dụng đến.
Mình sẽ đưa một ví dụ cho dễ hiểu như sau :
Trong website hay Blog thẻ H1 sẽ được đặt trên trang chủ , các thẻ H2 sẽ đặt cho thư mục website , còn lại H3 sẽ được đặt trên tiêu đề bài đăng và tên trang . Tương tự như hình sau ( Hình hơi cá xấu các bác thông cảm ):
Trong đó trang chủ với nhiệm vụ là nguồn cung cấp dữ liệu các liên kết . H2 bao gồm các nội dung chính website cung cấp. Và H3 sẽ là các bài đăng trên website. Điều này rất tốt với tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, thu thập dữ liệu web theo trình tự nhất định.
Khi xây dựng một lộ trình như vậy , bạn có thể hiểu tương tự việc bạn đang xây dựng nhiều homepage cho website hay blog của bạn. Trong thực tế với người làm SEO có kinh nghiệm chắc cũng gặp không ít trường hợp một thư mục trong trang lại có pagerank và thứ hạng cao hơn cả trang chủ.
Sử dụng thẻ phù hợp với khuôn mẫu hình dạng website để thu thập thông tin tốt là rất quan trọng . Tất nhiên, nếu có một Sitemap XML trên website hay blog thì thật là tuyệt vời , nó sẽ hỗ trợ tốt cho nhau.
“Trong SEO để tối ưu tốt một website bạn cần phải làm nhiều thứ , thậm chí nhỏ để thành công, thay vì nghĩ rằng chỉ 1 điều lớn đã có thể thành công.”