Thực lòng mà nói, trong cuộc sống, ngoài sự uyên bác-hiểu biết là yếu tố căn bản để một người có thể cùng đóng góp, thì trong giao tiếp-kinh doanh, khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt, đạt hiệu ứng cảm xúc sẽ đóng vai trò rất tốt.
Ngôn ngữ luôn thú vị. Tôi thỉnh thoảng lại chú ý tới những câu và chữ có thể gây cách hiểu thế này hay thế khác đều được, hoặc là hai từ ngược nghĩa mà lại cho câu cùng nghĩa.
Sự phong phú và “kỳ lạ” này có thể là điểm bắt đầu để chúng ta yêu tiếng Việt hơn nữa đấy! Xin đưa thử ở đây các bạn tham khảo.
“Chúng ta quyết tâm đánh thắng quân giặc” và “Chúng ta quyết tâm đánh bại quân giặc.” Tự nhiên, thắng = bại.
“Tiền chưa đủ là một vấn đề” và “Tiền chưa đủ là một vấn đề.” Vẫn một câu mà mang hai nghĩa ngược nhau, nếu tách cụm từ ra.
“Nửa lớp này dốt” và “Nửa lớp này giỏi”. Bỗng thấy Dốt = Giỏi. (Cái này thuộc về lô-gích, chứ không hẳn là ngôn ngữ, nhưng cũng hay!)
“Còn gì quý hơn sức khỏe” và “Không còn gì quý hơn sức khỏe.” Phủ định đi mà vẫn thế! (Tương tự: “Tài năng anh ấy ai sánh nổi” và “Tài năng anh ấy không ai sánh nổi.”)
Trong xã hội, khi giao tiếp, có thể chúng ta còn bắt gặp nhiều cái tương tự, các bạn nào biết thì bổ sung tôi nhé. Đúng là: “Không mày đố thầy làm nên!”