Từ xưa số 9 luôn được coi như là biểu trưng của sự quyền uy và sức mạnh: Ngai vua thường đặt trên 9 bậc, vua chúa thường cho đúc cửu đỉnh (9 cái đỉnh) để minh họa cho quyền lực của mình. Trong dân gian số 9 được gắn cho sự hoàn thiện đến mức dường như khó đạt:- Voi 9 ngà, Gà 9 cựa, Ngựa 9 hồng mao. Số 9 trong toán học còn được phân tích với rất nhiều lý thú và gắn nhiều với truyền thuyết lịch sử.
Đặc biệt hơn cả, số 9 được sùng bái, tôn thờ và gấn như trở thành 1 triết thuyết cho các triều đại ở Trung Quốc và Việt Nam từ sự ảnh hưởng của kinh dịch là dựa trên thuật luận số. Số 9 đựơc tượng trưng cho Trời, ngày sinh của Trời là ngày 9 tháng giêng, số 9 được ghép cho ngôi vị Hoàng đế. Tất cả các dồ dùng trong cung đình cùng dùng số 9 để đặt tên như Cửu Long Bôi (9 cốc rồng), Cửu Đào Hồ (ấm 9 quả đào), Cửu Long Trụ (cột 9 rồng).
Số 9 - sức cuốn hút kỳ lạ
Từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, mọi thứ liên quan đến số 9 đều được săn lùng ráo riết? Bất kỳ điều gì gắn với “9 nút” (như số nhà, số xe, số điện thoại, số tài khoản hay những sự kiện trong đời) đều dễ dàng tạo nên ấn tượng, khiến chủ nhân của chúng thấy cực kỳ hào hứng và may mắn. Điều gì đã tạo cho số 9 sức hút mãnh liệt ấy?
- 9 là số “hoàng gia”: Tất cả vật dụng vua chúa thời xưa đều gắn với số 9, vì 9 gắn liền với rồng (rồng có 9 thuộc tính và 9 người con). Thậm chí Tử Cấm Thành Trung Quốc cũng có đúng 9.999 phòng!
- 9 là số “bất biến”: Trong toán học, 9 là số “kỳ lạ” vì lớn nhất hệ thập phân, lại luôn cho ra tổng là 9 khi nhân với bất kỳ số nào. Hầu như ai cũng xem đây là số cầu may cho học hành, thi cử nên luôn săn lùng số 9 đấy!
- 9 là số “vận khí tốt”: Những người sinh ngày mùng 9 luôn dễ tạo ấn tượng với người xung quanh và được xem là có vận khí đặc biệt vì 9 đồng âm với trường thọ, thịnh vượng mà!
- 9 là số “tâm linh”: Chẳng hạn thiên thần có 9 nhóm, ca đoàn Thiên chúa giáo có 9 thiên sứ, Hy Lạp có 9 nàng thơ… Thậm chí, mèo và con người được cho là có… 9 cuộc sống nữa! Thế nên, số 9 luôn khiến người sở hữu cảm thấy yên tâm, an toàn và luôn gặp may mắn.
- 9 là số “phát triển”: Vì điều này nên 9 được săn lùng số 1 ở nhiều quốc gia! Điển hình biển xe số 9 luôn cháy hàng trong cuộc đấu giá “Biển đăng ký xe may mắn” hằng năm tại Thái Lan. Còn ở Pháp thì tặng quà có số 9 hoặc 69, nghĩa là bạn đang mang đến “điều kỳ diệu” đấy!
Phải chăng số 9 chỉ đơn giản là số kết thúc một vòng tuần hoàn của hệ thập phân, hay nó chỉ là một con số đẹp. Chúng ta cùng điểm qua vài điều thú vị xung quanh con số này nhé!
- Trong ngữ pháp tiếng Anh, người ta chia ra làm 9 loại từ sau: verb (động từ), noun (danh từ), adjective (tính từ), participle (phân từ), conjunction (liên từ), article (mạo từ), pronoun (đại từ), preposition (giới từ) và adverb (trạng từ).
- Trong phát âm tiếng Trung, số 9 (?) đọc là jiu, đồng âm với chữ "trường thọ" (?).
- Trong toán học, số 9 khi đem nhân với bất kỳ con số nào ngoài số 0 thì khi cộng hết các con số từ kết quả có được vẫn trả về số 9. Ngoài ra, số 9 cũng tạo nên những phép tính thú vị sau:
0 x 9 + 1 = 1
1 x 9 + 2 = 11
12 x 9 + 3 = 111
123 x 9 + 4 = 1111
1234 x 9 + 5 = 11111
12345 x 9 + 6 = 111111
123456 x 9 + 7 = 1111111
1234567 x 9 + 8 = 11111111
12345678 x 9 + 9 = 111111111
123456789 x 9 + 10 = 1111111111
- Để nói về ơn nghĩa của cha mẹ, người ta cũng dùng đến số 9. Đó chính là cửu tự cù lao, tức 9 chữ nói về công lao sinh thành của cha mẹ: sinh (sinh đẻ), cúc (nâng đỡ), dục (dạy dỗ), phủ (vuốt ve trìu mến), xúc (cho bú sữa), trưởng (nuôi cho khôn lớn), cố (trông nom), phục (ôm ấp), phúc (bảo vệ).
- Số 9 tượng trưng cho những cái nhất: cao nhất - 9 tầng mây (cửu vân tiêu); dài nhất, bền nhất - vĩnh cửu; sâu nhất - 9 tầng ngục môn.
- Các thiên thần được chia thành 9 nhóm: Seraphes (thiên thần của tình yêu và ánh sáng), Cherubs (thiên thần của trí tuệ và sự khôn ngoan), Thrones (thiên thần của sức mạnh và cuộc sống), Dominations (thiên thần tự do), Principalities (thiên thần của ký ức và sự vĩnh hằng), Powers (thiên thần của sứ thánh thiện), Vertues (thiên thần của sự khiêm nhường), Archangels (thiên thần phán xét), Ordinary angels (thiên thần của sự ngây thơ, trong trắng).
- Trong thương mại, người bán thường niêm yết giá với những con số 9. Ví dụ giá là 2 USD thì sẽ được niêm yết là 1.99 USD. Việc làm này sẽ thu hút người mua để mắt tới các món hàng hơn.
- Trong điểm thi chứng chỉ IELTS, 9 là số điểm tối đa có thể đạt được.
- Trò chơi trí tuệ rubic cũng có 9 nút màu mỗi mặt.
- Số 9 gợi nhớ đến các thiên tài âm nhạc cổ điển như Beethoven, Schubert, Dvorak, Vaughan Williams... Bản giao hưởng sau cùng mà họ sáng tác đều là bản giao hưởng số 9.
Theo Lý học phương Đông
1. Đông: Số 9 là con số tốt theo số học phương Đông vì nó đọc giống từ “mãi mãi” trong tiếng Trung Quốc và tượng trưng cho sự trường thọ. Theo truyền thống, con số này cũng liên kết với hoàng đế và là con số duy nhất kiên kết với nguyên tố Hỏa - nguyên tố của động lực và sự thật.
2. Tây: Số 9 là con số trần tục và phức tạp nhất. Nó được xem là nhà tư tưởng duy tâm, đầy sự đồng cảm và trắc ẩn với người khác. Theo hướng tích cực, số 9 là tất cả những thứ trên cộng với tính nghệ sĩ, hoà động, nhân bản và tha thứ nhưng con số này cũng mang ý nghĩa lãnh đạm, kiêu ngạo và không thích sự lãng mạn.
Theo bói toán
+ Cá tính:
Nhiệt tình, lạc quan và giàu trí tưởng tượng, bạn là người rất lôi cuốn ngừơi khác bởi cá tính của mình: Bạn rất khát khao tìm những kinh nghiệm sống cho bản thân và muốn được làm việc hết mình . Thêm vào đó, bạn là người biết chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình cho người khác . Dù làm bất cứ chuyện gì, bạn muốn được người khác tôn trọng mình trong vai trò 1người cố vấn . Tuy nhiên, bạn có khuynh hướng ôm đồm quá nhiều việc và hay hứa cuội .
Yêu say đắm và biết tha thứ, bạn là 1 mẫu người lãng mạn thật sự: Bạn quanniệm rằng khi được chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn với người mình yêu,đó là hạnh phúc . Người yêu lý tưởng của bạn là người khoan dung,khoáng đạt như bạn, biết lắng nghe và chia sẻ mọi xúc cảm với bạn .Nhưng 1 người muốn làm hài lòng bạn bằng cách lúc nào cũng chìu chuộng bạn, lúc nào cũng cho rằng bạn đúng thì sẽ làm bạn mau chán . Người lý tưởng của bạn là người mang số: 1, 3, 5, 6.
Câu chuyện về số 9
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều thương hiệu lớn lại chọn ngày mùng 9 tháng 9 làm ngày ra mắt sản phẩm mới. Hãng Apple lừng danh, mặc dù không hề mê tín, vẫn tranh thủ ngày “Tam Cửu” có một không hai (09/09/09) để ra mắt sản phẩm Ipod mới.
Sự ra đời của chiếc Ford 999 không chỉ giúp Henry Ford thiết lập kỉ lục mới trên đường đua vào năm 1904, mà còn giúp Ford trở thành thương hiệu được biết đến khắp Hoa Kỳ ngay sau đó.
Cùng thời điểm đó, hãng phim Focus Features cũng ra mắt bộ phim hoạt hình mới mang tên “9″ về số 9 lý thú này. Theo quan điểm phong thủy thì số 9 là số may mắn nhất bởi nó tượng trưng cho sự tròn đầy, toàn vẹn của trời và đất.
Khi nhân số 9 với bất kì số nào thì tổng các chữ số của đáp số vẫn không thay đổi: 9 x 3 = 27, lấy 2 cộng 7 lại thành 9; hoặc 9 x 9 = 81 và 8 cộng 1 vẫn bằng 9! Có lẽ vì vậy mà người ta tin rằng con số 9 gắn liền với sự trường cửu, sức mạnh và sự cân bằng hoàn hảo.
Có nhiều câu chuyện thú vị về những sản phẩm cao cấp gắn liền với số 9 mà giới đầu tư, kinh doanh hay nhắc đến. Sự ra đời của chiếc Ford 999 không chỉ giúp Henry Ford thiết lập kỉ lục mới trên đường đua vào năm 1904, mà còn giúp Ford trở thành thương hiệu được biết đến khắp Hoa Kỳ ngay sau đó.
Tương tự, năm nay một hãng single malt kì cựu của vùng Glen Ord cũng cho xuất xưởng 999 sản phẩm cho phiên bản đặc biệt 35 năm tuổi. Hai trong số 999 sản phẩm này đã được mua lại với giá 263 triệu đồng trong một cuộc đấu giá nhằm gây quỹ cho Dự án hỗ trợ nước sạch tại Ninh Thuận.
Số 9 trong thương mại
Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao các cửa hàng hay niêm yết giá bằng con số 9 như 99 nghìn thay vì 100 nghìn? Bởi con số 9 chứa ẩn nhiều điều kỳ diệu.
Tất cả những người bán hàng đều tin rằng, người mua sẽ thích thú hơn với những giá được kết thúc bằng con số 9. Đó là lý do vì sao mà ở nhiều bảng giá ta vẫn thường thấy có sự hiện diện của con số 9 “kỳ diệu”. Chẳng hạn, thay vì con số 2 triệu đồng chẵn cho dễ thanh toán, người bán lại thường niêm yết cái giá lẻ 1,999 triệu đồng. Điều tưởng chừng kỳ quặc này hoá ra lại có những luận chứng khoa học của nó.
Mới đây, một nhóm các nhà khoa học Pháp đã quyết định tìm hiểu để giải mã sự kỳ diệu của con số 9 trong lĩnh vực thương mại. Theo đó, họ đã tiến hành thí nghiệm tại một cửa hàng bán bánh pizza ở một thành phố của Pháp trong vòng 6 tuần liên tiếp.
Hai tuần đầu tiên, giá của các loại bánh đều được để chẵn (kết thúc bằng con số 0). Hai tuần tiếp theo, chỉ duy nhất có một loại bánh pizza được giảm từ 8,00 euro xuống còn 7,99 euro (kết thúc bằng con số 9). Hai tuần cuối cùng, tất cả các loại bánh khác đều được đồng loạt hạ giá xuống 1 đơn vị, có nghĩa là đều kết thúc với con số 9.
Kết quả sau 6 tuần chờ đợi, khi một loại bánh được hạ xuống mức 7,99 euro, số lượng đơn đặt hàng cho loại bánh này tăng vọt lên đến 15% so với hai tuần đầu tiên; thế nhưng, đến khi tất cả các loại bánh đều hạ giá (với giá kết thúc bằng con số 9), số lượng đơn đặt hàng còn tăng lên cao hơn – từ 34,1% đến 35,9%.
Giải thích cho hiện tượng này, nhóm các nhà khoa học Pháp khẳng định: “Khi đi mua sắm, người mua thường chú ý nhiều hơn đến con số đầu tiên của giá mặt hàng. Nếu con số đó thấp hơn thì sẽ thu hút được người mua hơn. Vì thế, việc sử dụng các con số 9 ở cuối giá sẽ giúp hạ thấp con số đứng đầu những vẫn đảm bảo duy trì giá trị thực của mặt hàng đó”.
Số 9 của Bethoven
Với nhiều người, số chín là con số đem lại may mắn. Một số nhạc sĩ lại tin rằng các nhà soạn nhạc sẽ tạ thế sau khi viết xong bản giao hưởng thứ chín. Con số chín này coi bộ không hên như dân cờ bạc có thể nghĩ!
Gustav Mahler thuộc vào thành phần mê tín ấy. Nếu xét lại thì có lẽ cũng không sai với một số trường hợp như Franz Schubert, Antonin Dvorák hay chính Gustav Mahler, và nhất là Ludvig van Beethoven. Thật ra, không thiếu gì nhà soạn nhạc lừng danh đã viết cả chục hoặc cả trăm tác phẩm giao hưởng chứ không vì soạn xong bản thứ chín là bỗng dưng mãn phần! Nhưng trong ngần ấy nhạc sĩ, Beethoven vẫn là đỉnh cao nhất với bản Giao hưởng số Chín.
Ðây là tác phẩm mà Arturo Toscanini cho là mình phải quỳ một gối khi trình tấu. Toscanini không thuộc loại nhạc trưởng tầm thường, trăm năm mới có được một vài người, mà thán phục như vậy thì chúng ta có thể đoán là viết xong một tác phẩm như vậy, Beethoven có quyền yên nghỉ ngàn thu. Trước đấy, nhạc phụ của Toscanini là Richard Wagner cũng không nghĩ khác. Lúc sinh thời, ngày khai trương một thính đường vinh danh mình vào năm 1872, Wagner không lấy các vở operas khét tiếng của ông mà lại trình bày bản Giao hưởng số Chín của Beethoven. Tác phẩm vĩ đại, dài hơn một giờ trình tấu, là một hiện tượng âm nhạc của nhân loại.
Có để ý đôi chút đến nhạc cổ điển Tây phương, chúng ta biết là Beethoven soạn bản giao hưởng cuối cùng này khi đã hoàn toàn điếc, ba năm trước khi ông tạ thế. Tò mò tìm hiểu thêm thì ta biết thêm là nhiều trường nhạc có nguyên lớp giảng dành cho bản Giao hưởng số Chín. Có giáo sư âm nhạc đã thành học giả về tác phẩm được gọi tên chính thức là bản Giao hưởng số Chín, Cung Ré thứ, trong danh mục Opus 125. Nhiều nhà phê bình âm nhạc còn viết riêng một cuốn sách về tác phẩm này.
Năm 1969, khi lần đầu con người đặt chân lên mặt trăng thì phi vụ Apollo 11 để lại một đĩa nhỏ ở một khu vực gọi là "biển bình yên" của cung trăng. Bên trong là lời chào mừng của lãnh đạo Hoa Kỳ và hơn bảy chục quốc gia khác. Vượt lên tất cả, thông điệp hòa bình và thân ái mà loài người gửi tới vũ trụ vào dịp đó chính là bản Giao hưởng số Chín. Âm nhạc là ngôn ngữ trừu tượng nhất nên may ra con người của các hành tinh khác cũng có thể hiểu được tâm tư của chúng ta. Nhưng tâm tư ấy là gì? Hãy cùng suy nghiệm lại xem...
Beethoven hoàn tất nhạc khúc này vào năm 1824, sau nhiều năm thai nghén, suy tư và chuẩn bị. Khi ấy, ông đã đi tới cùng cực của tuyệt vọng. Ông viết bản biao hưởng số ba, Eroica, để tặng Ðại tướng Bonaparte, rồi thất vọng khi vị anh hùng trở thành Ðại Ðế Napoléon, hung thần của chiến tranh. Sau một giai đoạn chinh chiến tràn lan, Âu châu của Beethoven đã được bình định từ năm 1820, nhưng là sự bình định của các nền quân chủ chuyên chế độc tài. Kỳ vọng giải phóng mà con người ta đặt vào cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 đã tan tành.
Ðôi tai hoàn toàn điếc, nhưng cái tâm vẫn sôi sục những phẫn nộ về nhân thế, Beethoven muốn để lại cho hậu thế lời nhắn gửi bằng nhạc. Có lẽ nỗi chán chường và tuyệt vọng về thế giới vây quanh mới giải thích phần mở đầu của bản Giao hưởng số Chín, một hành âm chát chúa sự hoảng loạn, sự hỗn độn. Thế rồi trong cõi âm u đen tối ấy bỗng lóe sáng tia hy vọng... Hy vọng vào ước nguyện tự do, vào lòng bác ái. Bản Giao hưởng số Chín dẫn người nghe vào con đường giải phóng và kết thúc bằng lời hoan ca thái hòa. Chúng ta nói đến "hoan ca" không chỉ vì lời của Schiller trong bài thơ sau này người ta gọi là "Ode to Joy" mà còn vì những tiếng hát trong tác phẩm.
Beethoven là người đầu tiên đưa tiếng hát vào một bài giao hưởng. Nhạc cụ thần thánh nhất của con người là tiếng hát đã được huy động trong hành âm cuối để tấu lên nguyện ước thanh bình. Gần hai trăm năm trước mà thiên hạ được nhìn và được nghe một dàn nhạc với bốn giọng đơn ca và một dàn hợp xướng thì quả là một cuộc cách mạng, một điều vĩ đại. Khán giả được nghe thấy và lập tức thán phục, chứ tác giả thì không nghe thấy gì cả. Ông chỉ có thể cảm thấy bằng cái tâm của mình. Nhân loại về sau cũng cảm thấy như vậy và đã cả trăm người nghiên cứu, viết lại, viết thêm cho nhiều nhạc cụ hơn, rồi trình diễn khắp nơi. Vì vậy mà bản giao hưởng mới trở thành thông điệp của loài người gửi vào vũ trụ. Những nhạc sĩ nổi tiếng nhất đã chịu ảnh hưởng của tác phẩm này là Mahler, Wagner, Brahms, Dvorák...
Rồi bản giao hưởng này trở thành nhạc thiều của Âu Châu. Trong nhiều sinh hoạt quốc tế, người ta long trọng tấu lên, hát lên giai điệu của Beethoven để khẳng định tinh thần bác ái và hiếu hòa của nhân loại. Ít tác phẩm nào mà lại có khả năng đoàn kết và hợp quần như vậy. Vậy mà tác phẩm quá phổ biến này vẫn giữ nguyên phần bí mật gần như thiêng liêng của nó. Vì sao mà sau bản hòa âm điền dã, bản giao hưởng số sáu gọi là Pastorale đầy chất thanh bình thánh thiện, hoặc vì sao mà sau bản Giao hưởng số Bảy rất nhẹ nhàng, lãng đãng, Ludvig van Beethoven lại soạn ra một tác phẩm nặng nề như bản Giao hưởng số Chín?
Phải chăng, cấu trúc công phu và những gửi gắm cầu kỳ bằng nhạc có thể diễn tả cả một tiến trình cứu rỗi của con người? Hay là, như nhiều tác giả đời sau đã viết, Beethoven muốn giải phóng nghệ thuật ra khỏi những thúc ép của chính trị, tôn giáo và đưa loài người đến một chỗ tốt đẹp hơn?...
Các nhà nghiên cứu về nhạc sử và cả lịch sử của bản Giao hưởng số Chín có ghi lại nỗi thôi thúc của Beethoven vào lúc cuối đời. Ông muốn trút hơi thở cuối cùng của mình vào nhạc. Hơi thở ấy là một khúc cuồng ca dữ dội, rồi lắng dịu thành lời ngợi ca thanh bình. Sau đó, Beethoven ra đi. Sau đó, như nhiều người đã viết, với mái tóc trí tuệ như của nhà bác học Einstein và nét mặt hùng tráng của một hoàng đế, Beethoven bước lên cõi thiêng liêng rất gần với Thượng Ðế.
Chúng ta thử nghe lại bản giao hưởng này trong niềm tâm cảm đó xem, may ra thì mình thấy được sức cảm hóa phi thường của âm nhạc.
Mình không thích số 9 ...bởi vì nó là con số nằm ở đỉnh cao nhất và dễ về lại số o !
Trả lờiXóaMình thích số 8 thôi !
Ali ngủ ngon nha !