Type Here to Get Search Results !

Những mô hình kinh doanh thành công nhất (phần 1)

Chiến lược kinh doanh có thể không phải là một môn khoa học, nhưng sử dụng các phương pháp đúng đắn với các công cụ phù hợp và một thời điểm và không gian đúng sẽ tạo nên một kết quả đột phá. Henry Ford nổi tiếng với việc sử dụng dây chuyền sản xuất xe hơi trong ngành công nghiệp. Ông không phải là người tạo ra công ty xe hơi đầu tiên, cũng chẳng phải là người phát minh ra dây chuyền sản xuất. Mượn lại một ý tưởng cũ trong ngành công nghiệp đóng thịt, Ford đã tìm được một thị trường mới trong ngành của mình và đạt thành công vang dội. 


Chiến lược kinh doanh có thể không phải là một môn khoa học, nhưng sử dụng các phương pháp đúng đắn với các công cụ phù hợp và một thời điểm và không gian đúng sẽ tạo nên một kết quả bùng nổ. Chúng tôi đã tập hợp một vài ví dụ về các mô hình kinh doanh thành công và tạo dấu ấn trong ngành công nghiệp,với người tiêu dùng và cả thế giới.

Điều thú vị nhất ở đây là việc khiến mỗi công ty thành công vang dội đều dựa chính vào lợi thế của các mô hình kinh doanh của họ. Hãy chú ý rằng danh sách dưới đây không đầy đủ và không theo thứ tự nào hết. Điều quan trọng nhất là danh sách nêu ra những mô hình kinh doanh thú vị, có tầm ảnh hưởng nhất và các công ty đã áp dụng chúng thành công. 

 10. PRICELINE - TỰ ĐẶT GIÁ 

 Priceline,một website du lịch đã tự khẳng định chỗ đứng trong cuộc chiến du lịch những năm 2000 bằng công thức “tự ra giá của bạn”, khi mà những nhà cung cấp đấu giá để thỏa mãn giá mà khách hàng đặt ra cho chỗ ở trong khách sạn hay giá vé. Bên cạnh việc cung cấp các kế hoạch du lịch thuận tiện, chính tính năng “tự tạo ra giá” đã đẩy công ty đến các ngành công nghiệp khác. Các đề nghị đặt phòng trong chương trình tự ra giá cũng được bảo mật tên tuổi để bảo vệ quyền lợi của các nhà cung cấp. 


Chính bằng việc tập trung vào đặt phòng và du lịch đường biển cao cấp, Priceline cũng tự bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ quá tập trung vào các sản phẩm biến động như thị trường vé máy bay. Mặt trái của công ty là đôi khi khách hàng đánh liều với các thông tin quan trọng: ví dụ như các nhà cung cấp, hành trình hay thời gian du lịch chính xác dưới các lựa chọn giá không được tiết lộ cho đến khi bạn đã chấp nhận mua hành trình. 

 9. CUNG CẤP MỌI THỨ : 

Trong khi Priceline đi tiên phong "đấu giá ngược," mô hình môi giới khuyến mãi du lịch, nhiều ngành công nghiệp và các trang web khác nhau đang làm việc với tiêu chuẩn đối nghịch lại : bằng cách liệt kê ra các giá và đề nghị từ các trang web, khách hàng có thể đảm bảo sẽ có được giá rẻ nhất cho bất cứ sản phẩm cụ thể hay dịch vụ nào mà họ muốn. Kayak tìm kiếm các web chứ các mời chào về du lịch rồi cho phép bạn so sánh các lựa chọn.

Tương tự như vậy, browser add-ons như Invisuble Hand, hay một kết quả mua sắm đơn giản trên thanh công cụ tìm kiếm google có thể ngay lập tức giúp bạn chỉ ra giá rẻ nhất của bất cứ sản phẩm nào bạn đang quan tâm. Trong khi eBay mặc định cung cấp hàng hóa và so sánh giá cả là phần chính của các phiên đấu giá trực tuyến và lựa chọn “mua ngay lập tức” (buy-it-now ) thì Amazon kết hợp các chào mời thông thường và chào mời kết hợp vào giá của mỗi sản phẩm: bạn tìm một quyển sách,bạn sẽ có giá của các nhà bán lẻ khác nhau, giá sách cũ và giá của cả những người bán sách tự do trên mạng. 

 8.MỖI NGÀY MỘT DEAL: 

Woot, Groupon, LivingSocial, Moolala Mỗi ngày một deal là khẩu hiệu và tiêu chuẩn hàng đầu của Woot. Ý tưởng đơn giản của Woot là giới hạn số lượng 1 sản phảm với giá hời mỗi ngày. Ý tưởng đó dần thay đổi khi có thêm vài đối thủ cạnh tranh trong thị trường. Ví dụ như bắt đầu chia ra các deals về các lĩnh vực cụ thể hay thu hút khách hàng bằng các games thú vị để tăng thông tin về deals. 


Các trang như Groupon, LivingSocial hay Moolala cũng đều cung cấp các deal giảm giá đồ ăn,sản phẩm hay dịch vụ trong khu vực và đều có cách khác nhau để tạo tiếng vang với khách hàng. Chỉ sau 1 số lượng người quan tâm nhất định thì deal mới có thể có giá trị sử dụng. Tuy nhiên gần đây mô hình này bắt đầu nhận được một số ý kiến cho rằng ảnh hưởng của các mô hình kiểu này không hẳn là tốt với các nhà sản xuất và thậm chí bong bóng này đang bị thổi phồng và sẽ sớm vỡ trong ngày một ngày hai. 

7.DELL- VỪA KỊP LÚC ! 

 “Hàng tồn khô lớn” Bạn có thể nghe các quảng cáo nói về lượng hàng lớn như một điều tuyệt vời nhưng thực ra nó là một nỗi ám ảnh với các công ty máy tính,khi mà các thế hệ máy tính mới biến đổi liên tục.Cho đến khi Dell xuất hiện và sử dụng quy trình của Toyota đã từng sử dụng năm 1960 là “Vừa kịp lúc” (Just in time). Với nó, Dell không còn phải dự đoán lượng hàng sẽ sản xuất. Và nó phá bỏ hoàn toàn khái niệm hàng tồn. 

Công thức JIT cùng với quy trình bán trực tiếp cho khách hàng của Dell đã tạo nên một mô hình kinh doanh đột phá. Dell giảm được chi phí trung gian và tạo nên dịch vụ nhanh tiện ích hơn nhờ việc trực tiếp bán hàng cho khác. Khách hàng nêu ra cái họ muốn và sau khi trả tiền,Dell yêu cầu các phần linh kiện từ nhà cung cấp và tạo nên máy tính cá nhân. Dell đã nâng kì vọng của khách hàng về một dịch vụ nhanh gọn và tốt trong ngành máy tính, và các công ty như Apple cũng theo bước con đường này. Không chỉ thế, mô hình kinh doanh của Dell cũng tăng độ hiệu quả cho các nhà cung cấp sản phẩm. 

6.AMAZON.COM : ĐI TIÊN PHONG 

 Trong khi các công ty còn đang lơ ngơ trước một thị trường internet mới mẻ và triển vọng, Bezos đã nhìn ra cơ hội và thách thức các hiệu sách truyền thống bằng việc mở ra công ty bán sách online đầu tiên trên thế giới. Bezos mua một nhà kho lớn có thể chứa được nhiều sách hơn bất cứ hiệu sách truyền thống nào. 
Với việc trả tiền cho các nhà cung cấp sau, cùng với việc cho phép người dùng nhận xét và đánh giá về các sản phẩm trực tuyết, Amazon đã nhanh chóng thu hút được một lượng khách hàng trung thành và ưa thích dịch vụ của mình. Amazon chỉ đạt được lợi nhuận sau những năm 2000, nhưng đây chính là một trong số ít các công ty sống sót sau giai đoạn bùng nổ bong bóng dotcom . 

Mặc dù việc tăng trưởng của mô hình của Bezos có nhiều chỉ trích nhưng rõ ràng ông đã thành công với Amazon. Bằng việc tạo ra một mô hình đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, Amazon đã chứng tỏ được bản thân mình. 
 Theo Gik (Nguồn Howstuffworks)

[full_width]