Lịch sử
Với sự giao lưu trên các bình diện văn hóa, kinh tế và chiến tranh giữa các dân tộc ở Trung Quốc, Đông Á và Đông Nam Á, chữ Trung Quốc được hình thành, phát triển và trở thành chữ viết chung được sử dụng rộng rãi trong của các dân tộc ở khu vực này. Lưu ý là cách nói và ngôn ngữ của các dân tộc có thể hoàn toàn khác nhau vì thuộc các hệ ngôn ngữ khác nhau.
Sau hàng chục thế kỷ dưới sự cai trị và đồng hóa của người Hán, người Việt vẫn giữ được tiếng nói và nhiều phong tục riêng của mình. Tuy vậy, vẫn có sự ảnh hưởng nhất định về văn hóa, thể chế chính trị của Trung Quốc đối với người Việt, kể cả trong tư tưởng triết học và ngôn ngữ.
Do không có chữ viết riêng (theo truyền thuyết thì người Việt cổ có chữ viết riêng nhưng bị người Hán hủy bỏ, cấm đoán dẫn đến mất hẳn)[cần dẫn nguồn], trước khi chữ quốc ngữ ra đời, người Việt phải dùng chữ Hán để viết nhưng họ đọc theo âm Việt (chữ Nôm cũng dựa vào chữ Hán nhưng phức tạp hơn và chưa được chuẩn hóa nên cũng không được phổ cập). Cùng với tâm lý ngưỡng mộ văn hóa Trung Hoa, xem đó là mẫu mực, văn hóa Trung Quốc cũng hòa nhập vào văn hóa Việt. Tổ chức chính quyền phong kiến các triều đại đều theo mô hình Trung Quốc. Các nghi lễ "hôn, quan, tang, tế" cũng ảnh hưởng của kiểu Trung Quốc.
Từ Hán-Việt đã góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, nhiều khi không tìm được từ thuần Việt tương đương để thay thế. Ngay cả ngày nay, khi muốn sử dụng một thuật ngữ mới, người ta đều có xu hướng dùng từ Hán-Việt như: "lập trình", "vi mạch", "Wiki hóa"... Lòng tự tôn dân tộc khiến nhiều người Việt có ý muốn hạn chế từ Hán-Việt mỗi khi có thể, nhưng điều này xem ra khá khó khăn.
Hiện tượng đồng âm trong từ Hán-Việt khá phổ biến (ngay cả phát âm theo kiểu Hán cũng vậy), phải đặt trong văn cảnh mới rõ, nhiều khi phải viết ra bằng chữ Hán mới phân biệt được. Thí dụ "phi" 飛 = "bay" khác với "phi" 非 = "không" hay "ngoại trừ"; "tử" 子 = "con" khác với "tử" 死 = "chết"...
Phân loại từ Hán-Việt
Đại đa số từ Hán-Việt có âm Hán-Việt tiêu chuẩn gọi là "từ Hán-Việt tiêu chuẩn" hay "từ thuần Hán-Việt", như "lịch sử" (歷史), "văn hóa" (文化))...
Từ Hán-Viêt cổ là những từ được du nhập vào Việt Nam tương đối sớm nên còn mang nhiều nét âm vận của tiếng Trung Quốc trước đời Đường, như: "mùi" (味), "buông" (放), múa (舞), "muộn" (晚), "cởi" (解), "khoe" (夸))...
Ngoài ra còn một bộ phận từ Hán-Việt du nhập vào Việt Nam tương đối sớm lại bị ảnh hưởng của tiếng bản địa, khiến cho âm đọc của chúng bị thay đổi để phù hợp với lối phát âm của người Việt. Nhóm từ này gọi là "từ Hán-Việt bị Việt hóa" như: "gần" (近), "giường" (床)...
[sửa] Từ Hán-Việt với ý nghĩa khác với từ Hán trong tiếng Hán hiện đại
Có một số ít từ Hán-Việt đã mang ý nghĩa khác với nghĩa trong tiếng Hán hiện đại. Ví dụ, ở Trung Quốc, "bác sĩ" = PhD và "y sĩ" = medical doctor; ở Việt Nam, "tiến sĩ" = PhD và "bác sĩ" = medical doctor trong khi "y sĩ" = "nhân viên y tế được đào tạo ngắn hạn (3 năm), được quyền khám và điều trị bệnh" (hệ đào tạo này chỉ tồn tại trong khi Việt Nam còn chiến tranh hoặc khó khăn kinh tế, nay không còn nữa, các y sĩ đó đa số đã theo học hệ chuyên tu khoảng 3 năm nữa để lấy bằng bác sĩ); "y sĩ" khác với "y tá"("điều dưỡng viên") là những người được đào tạo các kỹ năng chăm sóc người bệnh, theo y lệnh của bác sĩ và không được phép khám bệnh, cho toa. Sự khác biệt về nghĩa của từ như thế, có thể là do sự thay đổi về cách dùng từ của người Việt (như từ "y sĩ") hoặc do sự thay đổi về cách dùng từ của người Trung Quốc (thời xưa, họ dùng từ "đại phu" khi nói về medical doctor).
Vai trò
1. Vai trò của từ hán Việt phần 1