Nguồn gốc và Tên gọi
Chi Trà (danh pháp khoa học: Camellia) là một chi thực vật có hoa trong họ Chè (Theaceae), có nguồn gốc ở khu vực miền đông và miền nam châu Á, từ dãy Himalaya về phía đông tới Nhật Bản và Indonesia. Hiện vẫn còn mâu thuẫn liên quan tới số lượng loài đang tồn tại, với khoảng 100–250 loài được chấp nhận tùy theo hệ thống phân loại. Chi này được Linnaeus đặt theo tên của Fr. Georg Joseph Kamel S.J., một nhà thực vật học và là một thầy tu dòng Tên.
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng) Eudicots
Bộ (ordo): Ericales
Họ (familia): Theaceae
Chi (genus): Camellia
L.
Đặc điểm
Các loài trong chi này là các cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ và thường xanh, cao khoảng 2–20 m. Lá sắp xếp theo kiểu so le, lá đơn, dày, mép lá có khía, thông thường có mặt ngoài bóng láng, dài 3–17 cm. Hoa lớn và dễ thấy, đường kính 1–12 cm, với 5–9 cánh hoa; có màu từ trắng tới hồng hay đỏ, còn màu vàng có ở một số loài. Quả là loại quả nang khô được chia thành 1–5 ngăn, mỗi ngăn chứa 1–8 hạt.
Các loài trong chi này nói chung thích nghi với các loại đất chua, và không thích hợp với các loại đất giàu canxi. Phần lớn các loài đòi hỏi có lượng mưa lớn và không chịu được khô hạn.
Ý nghĩa - Biểu trưng
Camellia japonica là loài hoa biểu tượng của bang Alabama, Hoa Kỳ cũng như của thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
Nguồn gốc cây trà
Theo truyền thuyết, cây chè bắt nguồn từ Trung Quốc. Người đầu tiên phát hiện ra cây trà là vua Thần Nông, vào khoảng năm 2730 tr.CN. Một hôm, trong cuộc du ngoạn cùng đoàn tùy tùng lên vùng trung du, khi nhà vua đang nghỉ trưa dưới một gốc cây thì ngọn gió vô tình cuốn vài ngọn lá từ một đám cây lạ bên đường rơi vào siêu nước đang sôi.
Lập tức làn nước chuyển sang màu xanh ngả vàng và một làn hương quyến rũ toả ra đã lôi cuốn nhà vua. Sau khi nếm thử, nhà vua thật sự cảm thấy thích thú vì cảm giác sảng khoái sau khi uống. Vốn là một người đam mê dược học, nhà vua đã cho tùy tùng đưa cây về trồng để nghiên cứu. Cây chè đã được khám phá và phát triển từ đó. Về sau, các tu sĩ Phật giáo trong quá trình truyền giáo đã đem cây chè sang An Độ và Nhật Bản. Dần dần, các thương gia đã đưa trà sang châu Âu và hình thành "văn hóa trà" trên khắp thế giới, mang nét đặc thù của từng dân tộc.
Về nguồn gốc cây Chè Việt Nam
Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng :cây chè vườn hộ gia đình vùng châu thổ Sông Hồng và cây chè rừng ở miền núi phía bắc.
Lê Quý Đôn trong sách " Vân Đài loại ngữ " (1773) có ghi trong mục IX, Phẩm vật như sau:
" ... Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiên, Am Giới và Am Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hoá, mọc xanh um đầy rừng, thổ nhân hái lá chè đem về giã nát ra, phơi trong râm, khi khô đem nấu nước uống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát, ngủ ngon. Hoa và nhị chè càng tốt, có hương thơm tự nhiên..."
Năm 1882, các nhà thám hiểm Pháp đã khảo sát về sản xuất và buôn bán chè giữa sông Đà và sông Mê Kông ở miền núi phía Bắc Việt Nam, từ Hà Nội ngược lên cao nguyên Mộc Châu, qua Lai Châu; đến tận Ipang, vùng Xípxoongpảnnả (Vân Nam), nơi có những cây chè đại cổ thụ.
" Hàng ngày những đoàn thồ lớn 100-200 con lừa, chất đầy muối và gạo khi đi và nặng chĩu chè khi về. Ipang nổi tiếng về chất lượng chè đạt mức ngự trà cống nộp .cho Hoàng đế Trung Hoa. Loại chè cao cấp này không bán ngoài thị trường..; và ai cũng cố giấu lại một phần nhỏ, mặc dù có nguy cơ bị trừng trị nặng nề. Tôi đã trông thấy một nắm chè loại này màu trắng ngà, bao gồm những cánh chè rất nhỏ và rất xoăn. Vùng đất đai của Đèo Văn Trị ở Lai Châu, là hàng xóm láng giềng gần gũi của Ipang, vùng Xíp xoongpảnnả "
Sau những chuyến khảo sát rừng chè cổ ở tỉnh Hà Giang Việt Nam (1923), và tây nam Trung Quốc (1926), các nhà khoa học Pháp và Hà Lan, đã viết "...những rừng chè, bao giờ cũng mọc bên bờ các con sông lớn, như sông Dương Tử, sông Tsi Kiang ở Trung Quốc, sông Hồng ở Vân Nam và Bắc Kỳ (Việt Nam), sông Mê Kông ở Vân Nam, Thái Lan và Đông Dương, sông Salouen và Irrawađi ở Vân Nam và Mianma, sông Bramapoutrơ ở Assam. "
Năm 1976, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, sau những nghiên cứu về tiến hoá của cây chè, bằng phân tích chất catésin trong chè mọc hoang dại, ở các vùng chè Tứ Xuyên, Vân Nam Trung Quốc, và các vùng chè cổ Việt Nam (Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Lạng Sơn, Nghệ An...), đã viết :
... Cây chè cổ Việt Nam, tổng hợp các catêchin đơn giản nhiều hơn cây chè Vân Nam.... Từ đó có sơ đồ tiến hoá cây chè thế giới sau đây " Camellia → Chè Việt Nam → Chè Vân Nam lá to → Chè Trung Quốc → Chè Assam (ấn Độ)"
Tóm lại, đến nay các nhà khoa học thế giới đã xác nhận : Đại thể cây chè phát nguyên từ một vùng sinh thái hình cái quạt, giữa các ngọn đồi Naga, Manipuri và Lushai, dọc theo đường biên giới giữa Assam và Mianma ở phía Tây, ngang qua Trung Quốc ở phía Đông, và theo hướng Nam chạy qua các ngọn đồi của Mianma và Thái Lan vào Việt Nam, trục Tây Đông từ kinh độ 95o đến 120o Đông, trục Bắc Nam từ vĩ đ 29o đến 11o Bắc.
Sự phát triển của cây Chè Việt Nam
* Thời kỳ trước năm 1882
Từ xa xưa, người Việt Nam trồng chè dưới 2 loại hình:
Chè vườn hộ gia đình uống lá chè tươi, tại vùng chè dồng bằng sông Hồng ở Hà đông, chè đồi ở Nghệ An.
Chè rừng vùng núi, uống chè mạn, lên men một nửa, như vùng Hà Giang, Bắc Hà ...
* Thời kỳ 1882-1945
Ngoài 2 loại chè trên, xuất hiện mới 2 loại chè công nghiệp; chè đen công nghệ truyền thống OTD, và chè xanh sao chảo Trung Quốc. Bắt đầu phát triển những đồn điền chè lớn tư bản Pháp với thiết bị công nghệ hiện đại. Người dân Việt Nam, sản xuất chè xanh tại hộ gia đình và tiểu doanh điền. Chè đen xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, chè xanh sang thị trường Bắc Phi là chủ yếu. Diện tích chè cả nước là 13305 ha, sản lượng 6.000 tấn chè khô/năm.
* Thời kỳ từ 1945 đến nay
Sau 1954, Nhà nước xây dựng các Nông trường quốc doanh và Hợp tác xã nông nghiệp trồng chè; chè đen OTD xuất khẩu sang Liên Xô - Đông Âu, và chè xanh xuất khẩu sang Trung Quốc.
Các vùng Chè ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng gió mùa Đông nam á, cái nôi của cây chè.
- Khí hậu đất đai rất thích hợp với sinh trưởng cây chè. Lượng nước mưa dồi dào 1700-2000 mm/năm. nhiệt độ 21-22,6 0C, ẩm độ không khí 80-85 %. Đất đai trồng chè gồm 2 loại phiến thạch sét và bazan màu mỡ.
- Chè trồng ở vĩ tuyến B 11.5-22.5 0;, chia thành 3 vùng: vùng thấp dưới 300 m, vùng giữa 300-600 m, vùng cao 600-trên 1000 m, nên chất lượng chè rất tốt.
- Giống chè bản địa gồm 2 giống Trung Du và Shan, làm được chè xanh và chè đen; đặc biệt giống chè Shan miền núi có búp nhiều lông tuyết trắng, được thị trường quốc tế rất ưa chuộng. Ngoài ra còn những giống chè tốt làm chè đen, chè xanh, chè ô long, nhập nội của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, ấn Độ và Srilanka, Inđônêxia.
1. Lịch sử hình thành:
Sau khi phát hiện ra Đà Lat vào năm 1893, toàn quyền Pháp Paul Doumer đã cử nhiều đoàn thám hiểmra các vùng phụ cận, đặc biệt là theo hướng NamĐà Lạt về Sài Gòn. Đến năm 1899 Ernest Culiri đã đặt chân đến B'lao (tên cũ của Bảo Lộc) cùng với phái đoàn nghiên cứu tiềm năng vùng đất này. B'lao lúc bấy giờ là địa bàn cư trú của người Mạ (du canh du cư). Người Pháp khám phá ra đây là vùng đất màu mỡ, khí hậu ôn hoà, mát mẻ quanh năm, đặt tên là Đồng Nai Thượng (Haut Dongnai), và đã đầu tư thành lập các đồn điền, chủ yếu là trồng trà, với những công nhân đầu tiên là người Mạ.
Cây trà đầu tiên xuất hiện ở Cầu Đất - Đà Lat vào năm 1927, sau đó xuống Di Linh và nhanh chóng phát triển mạnh ở vùng Bảo Lộc. Ban đầu cây trà chỉ được trồng trong các đồn điền, sau đó theo sự phát triển của dân cư đã lan rộng toàn vùng rồi trở nên nổi tiếng. Nếu như ở phía Bắc có trà Thái Nguyên nổi tiếng về vị chát đặc trưng, thì trong Nam có trà Bảo Lộc với vị chát dịu, hậu ngọt.
Riêng trà oolong có nguồn gốc từ vùng núi Long Đỉnh thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, cách đây khoảng 400 năm, dưới triều đại nhà Minh, sau đó du nhập và phát triển cực thịnh ở Đài Loan cách đây hơn 150 năm. Trà oolong du nhập vào Việt Nam năm 1990 do một số công ty Đài Loan đem sang.
2. Trữ lượng trà Lâm Đồng:
Tổng diện tích ( số liệu ngày 31/12/2002) : 23.940 ha , phân bổ như sau :
Bảo Lộc : 7,800 ha( trong số này có : 667 ha Kim Shun + Thúy Ngọc )
Di Linh : 2,000 ha
Lâm Hà : 800 ha
Cầu Đất : 270 ha ( 30 ha : Oolong + Kim Shun + Thúy Ngọc )
Bảo Lâm :13,000 ha
Đạ huoai & Đạ tẻ : 70 ha
Kỹ thuật trồng - chăm sóc và thu hoạch
Cây giống :
Giống chè hạt trung du và shan chiếm : 80 %. Năng suất bình quân : 6.7 tấn/ha.
Giống mới : TB 14, LĐ 97 và giống trà Kim Shun, Thúy Ngọc, Oolong của Đài Loan.
Điều kiện thời tiết - khí hậu, thổ nhưỡng ảnh hưởng đến chất lượng của cây trà.
a. Khí hậu:
Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, bị ảnh hưởng lớn bởi dãy Trường Sơn chắn gió. Một năm có hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trong mùa khô (từ tháng 11 - tháng 3) chỉ chiếm 7-8% tổn glượng mưa cả năm, độ ẩm không khí thấp (70%). Mùa mưa (tháng 04 - tháng 11) chiếm trên 90% tổng lượng mưa của cả năm. Lượng mưa trung bình ở Tây Nguyên thuộc loại cao so với cả nước, độ ẩm không khí rất cao (85%).
Địa hình ở Tây Nguyên rất đặc thù nên nhiệt độ cũng thay đổi theo độ cao. Biên độ nhiệt giữa các mùa hàng năm không đáng kể (40C). Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm rất cao, trung bình 100C, vào mùa khô lên đến 15-160C.
b. Thổ nhưỡng:
Đất ở Tây Nguyên là loại đất Feralic phát triển trên đá Bazan, gốm các loại: đất phù sasông suối, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất vàng đỏ, đất mùn. Trong đó đất đỏ vàng chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng. Đất đỏ vàng là loại đất rất thích hợp cho việc trồng trà.
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng như trên, vùng Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Lâm Đồng, vùng Bảo Lộc là nơi lí tưởng cho cây trà phát triển và có chất lượng tuyệt hảo.
Giá trị kinh tế - thương mại
Cây chè (Camellia sinensis) là loài cây có giá trị thương mại chính do chè (đồ uống) được sản xuất từ lá của nó. Dầu trà là một loại gia vị ngọt và dầu ăn được sản xuất bằng cách ép hạt của cây chè Camellia sinensis hay trà dầu (Camellia oleifera).
Nhiều loài trà khác được trồng làm cây cảnh vì có hoa đẹp; khoảng 3.000 giống và thứ lai ghép đã được chọn lọc, nhiều giống có hoa kép, như trong thư viện ảnh dưới đây. Camellia japonica (tên thông thường trà mi, trà Nhật Bản) là loài nổi tiếng nhất trong nuôi trồng cây cảnh, với trên 2.000 giống có tên gọi; kế tiếp là C. reticulata với trên 400 giống có tên gọi, và C. sasanqua với trên 300 giống có tên gọi. Các loại cây lai ghép có C. × hiemalis (C. japonica × C. sasanqua) và C. × williamsii (C. japonica × C. salouenensis). Chúng được giới chơi cây cảnh đánh giá cao vì ra hoa sớm, thông thường trong số các loại hoa đầu tiên xuất hiện vào cuối mùa đông. Các trận băng giá muộn có thể làm tổn thương hoa. Các loài cây này có tốc độ tăng trưởng chậm. Thông thường chúng chỉ cao thêm khoảng 30 cm mỗi năm cho đến khi trưởng thành mặc dù điều này phụ thuộc vào từng loài và từng khu vực.
Giống - Loài
Chi Camellia thường được chia thành các nhánh hay các phân chi. Nó bao gồm các phân chi như Metacamellia, Protocamellia, Thea. Chi này chứa khoảng 100–250 loài (APG II cho là 120), bao gồm:
* Camellia amplexicaulis- hải đường
* Camellia assimilis
* Camellia brevistyla
* Camellia caudata- vĩ diệp sơn trà
* Camellia chekiangoleosa - trà dầu hoa hồng
* Camellia chrysantha – trà mi vàng
* Camellia connata
* Camellia crapnelliana
* Camellia cuspidata- sơn trà lá nhọn
* Camellia euphlebia
* Camellia euryoides
* Camellia forrestii
* Camellia fraterna- liên nhị hoa
* Camellia furfuracea
* Camellia granthamiana
* Camellia grijsii
* Camellia hongkongensis - sơn trà Hồng Kông
* Camellia irrawadiensis
* Camellia japonica – trà Nhật Bản, trà mi, sơn trà
* Camellia kissii-trà dầu cánh rụng
* Camellia lutchuensis
* Camellia miyagii
* Camellia nitidissima
* Camellia nokoensis
* Camellia oleifera - trà dầu
* Camellia parviflora
* Camellia pitardii- sơn trà tây nam
* Camellia polyodonta- trà dầu hoa hồng Tứ Xuyên
* Camellia reticulata
* Camellia rosiflora
* Camellia rusticana – trà tuyết
* Camellia salicifolia
* Camellia saluenensis
* Camellia sasanqua – sơn trà
* Camellia semiserrata
* Camellia sinensis – chè (trà)
* Camellia taliensis
* Camellia transnokoensis
* Camellia tsaii
* Camellia vietnamensis
* Camellia yunnanensis - hầu tử mộc, trà Vân Nam
v.v
Ứng dụng trong y học và cuộc sống
Tác dụng của chè đối với con người.
* Mười bốn công dụng của trà
Trên thế giới Trung Quốc là nước đầu tiên uống trà, trong thư tịch cổ của các triều đại Trung Quốc và các sách y học đều có ghi chép về phương pháp dùng chè chữa bệnh.
- Trà chống ung thư và tia phóng xạ: Trà 6 gam pha với nước sôi, uống ngày 2 đến 3 lần. Các chất như Vitamin C, chất Polyphenol và một số chất có tác dụng chống ô xy hoá có trong trà có các tác dụng ức chế các tế bào ung thư phát triển và có thể ngăn cản sự hợp thành chất Nitrosamine trong cơ thể, do đó mà hạ thấp tỷ lệ phát sinh bệnh ung thư. Các loại trà chống ung thư còn có tác dụng chống sự tổn thương của các tia (bức xạ) và tăng cao bạch cầu trong cơ thể cho nên những người bị ung thư cần phải chữa trị bằng những tia phóng xạ thì cần uống nhiều nước trà. Hoặc như hàng ngày chúng ta xem vô tuyến truyền hình, cũng như những người tiếp xúc nhiều với tia phóng xạ như sử dụng máy vi tính, máy photo, các máy điện quang… đều cần uống nhiều nước trà (nhất là trà tươi) vì rất hữu ích trong việc phòng chữa các bệnh do các tia phóng xạ, các tia tĩnh điện gây nên.
- Trà chống chứng đau bụng khi hành kinh của phụ nữ: Trà 3 gam, gừng tươi 2 lát, đường đỏ 10 gam. Đem pha nước sau 15 phút uống. Nên uống sau bữa ăn một giờ trở đi.
- Chữa đau bụng do giun đũa và đau răng: Pha 3 gam trà với nước sôi, để 5 phút sau, rót ra pha với 3 gam giấm, khuấy đều uống, ngày 3 lần.
- Chữa cảm nhiễm ở hệ tiết niệu: Trà có tác dụng lợi tiểu, ức chế khuẩn, đồng thời có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cho nên dùng trà với lượng vừa phải sẽ hỗ trợ việc chữa trị bệnh cảm nhiễm ở hệ tiết niệu. Nếu có thể thì nên phối hợp dùng với Kim tiền thảo hoặc Hải kim sa (các vị thuốc đông y), mỗi lần 6 gam là những vị thuốc có tác dụng làm cho đường nước trong cơ thể được thông lợi, làm hết đái giắt, đái buốt, pha nước sôi uống, hiệu quả càng tốt hơn.
- Chữa trị viêm gan dạng hoàng đảm cấp tính: Trà một nhúm pha nước sôi uống ngày 2 đến 3 lần hoặc nhiều lần. Vì trà có tác dụng lợi tiểu trừ thấp, nên uống nhiều vào sẽ có tác dụng hạn chế cơ chế sinh chứng thấp nhiệt nội thịnh khi viêm gan, có thể nhanh chóng tiêu trừ hoàng đảm.
- Chữa chứng cao cholesterol trong máu: Trà một nhúm con pha nước sôi uống, ngày 2 đến 3 lần. Nhiều chất có trong trà tươi như vitamin C, Tannic axit và cafein… có trong trà có tác dụng hạ thấp cholesterol trong máu.
- Chữa chứng béo phì: Trà 3 gam, Quyết minh tử 10 gam, pha với nước sôi uống. Hiệu quả giảm.
- Chữa chứng hư suyễn (khó thở do hư, có dặc trưng thở gấp gáp, hễ cử động là khó thở tăng lên, mạch nhỏ, yếu): Có thể dùng ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), 3 gam thịt quả hạnh đào mười gam, đường phèn 30 gam, cho nước vào đun nước cho chín nhừ ngân nhĩ xong cho 3 gam trà vào, uống hết một lần. cứ uống như thế 7 – 10 ngày là được.
- Chữa tiêu chảy: Bị tiêu chảy kéo dài có thể dụng 6 gam trà, 2 quả ô mai, 15 gam đường đỏ pha nước để trong 10 phút uống. Mỗi ngày 2 đến 3 lần, liên tục trong 3 ngày.
- Chữa kiết lị: Sau khi bị kiết lị, có thể dùng 3 gam trà, hai quả ô mai đem pha vào ấm pha trà, để 5 phút, đổ 3 gam giấm vào, uống hết một lần. Ngày uống 3 lần như vậy.
- Chữa thực tích (ăn không tiêu): Trà mười gam, bột sơn tra sao 10 gam, đường đỏ 15 gam, pha nước sôi để 10 phút uống. Có thể chữa ăn không tiêu, bụng chướng đau, ngán không muốn không muốn ăn.
- Chữa phong nhiệt đau đầu: Đau đầu và chướng tức đến mức muốn vỡ nứt ra, mặt đỏ bừng, mắt đỏ ngàu, miệng khát nước tiểu vàng có thể pha 6 gam trà, 10 gam hoa cúc với nước sôi uống, ngày từ 2 đến 3 lần.
- Dùng cho người đang trị bệnh lao uống suốt trong thời gian uống thuốc chống lao cũng có tác dụng hỗ trợ thuốc chữa bệnh: Trà 3 – 5 gam uống hết một lần. Ngày uống 2 lần như vậy.
- Chữa cảm mạo: Pha 3 gam trà, 1 gam muối với nước sôi uống, ngày từ 4 đến 6 lần. Thích hợp với người bị cảm mạo sốt, ho, đờm vàng, đau họng. Nếu lại sợ lạnh, ho đờm trắng, có thể dùng 3 gam trà, 3 lát gừng thêm vào rồi pha nước sôi như pha trà để uống.
(Theo: Chữa bệnh bằng ăn uống trong gia đình ở thế kỷ 21 – Trung Quốc.)
* Dùng trà đen chữa bệnh ung thư:
Một công trình do các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Rutgerbcuar Mỹ thực hiện đã khám phá rằng một hợp chất tìm thấy trong chè đen có thể tìm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào ung thư mà không làm hại mô khoẻ mạnh xung quanh. Việc nghiên cứu những đặc tính của chè đen này là một phần của một chương trình lớn hơn – chương trình nghiên cứu các thực phẩm chức năng Pionner nhằm tìm cách xác định những lợi ích của các sản phẩm thực phẩm được lựa chọn để phòng bệnh.
Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng khi cho hợp chất Polyphenol của chè đen vào một canh trường của các tế bào ruột kết bình thường và bị ung thư đốc chứng thì tất cả tế bào ung thư đều bị tiêu diệt trong khi các tế bào bình thường lại không bị ảnh hưởng gì. Người ta cho rằng Polyphenol nhắm vào gien có tương quan một cách đặc trưng với tỷ lệ mắc bệnh ung thư ruột kết.
Theo ông Kuang Yu Chen giáo sư hoá học và là trưởng nhóm nghiên cứu thì “ hợp chất Polyphenol rõ ràng đã làm cho các tế bào ung thư tự huỷ hoại. DNA của chúng bị chặt ra thành nhiều mảnh và làm cho các tế bào bị chết”. Nhóm nghiên cứu này nay đang tập trung làm rõ cơ chế tự huỷ hoại này.(Theo Vatis Update: Food Procesing, Nov – Dec 2001.)
* Phát hiện mới về công dụng của chè:
Đã hàng trăm năm nay, người Châu Âu và các cư dân nước Mỹ hài lòng với những chén chè đen buổi sáng tinh sương hay trong các bữa tiệc gia đình ấm cúng. Còn ở Châu Á và một số các quốc gia Trung Đông, chè xanh đã trở thành thứ nước uống truyền thống từ ngàn năm có lẻ. Người ta biết rằng ngoài tác dụng giải khát thông thường, uống trà đem lại cho con người những lợi ích rất đáng chú ý. Nhưng ít ai biết đến những tác dụng cụ thể của chè.
Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học ở trung tâm dinh dưỡng Unilever (Vlaardingen, Hà Lan) nước chè có chứa một lượng lớn các chất chống ôxy hoá, như catechins trong chè xanh và thearuligins trong chè đen, và đây chính là nguồ sức mạnh tuyệt vời giúp con người chống lại nhiều loại bệnh tật, đặc biệt là bệnh tim. Sau khi kết quả này được công bố trên tạp chí Clinical Nutrition của Châu Âu, một loạt các bệnh viện lớn đã bắt đầu đưa chè vào danh sách những thực phẩm có tính năng bảo vệ sức khoẻ hàng đầu để khai thác triệt để những giá trị tuyệt vời của nó.
Tiến sỹ Rianne Leenen - Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu cho biết: Những người tahm gia quá trình thử nghiệm đều được lựa chọn rất kỹ để đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc: Đội ngũ “tình nguyện viên” này phải “dàn đều” trong độ tuổi từ 18 đến 70, phải khoẻ mạnh và không hút thuốc. Quan sát các nhà khoa học nhận thấy: Sau khi uống đều đặn mỗi ngày 3 chén nước chè, có hoặc không có sữa tuỳ thuộc khẩu vị của từng người “khối lượng” và phạm vi hoạt động của các chất chống ôxy hoá trong huyết thanh của cơ thể họ đã tăng lên rõ rệt. Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu còn chú ý thấy tác dụng của chè xanh bao giờ cũng mạnh gấp 5 lần so với chè đen.
Mặc dù những kết quả này rất đáng biểu dương, nhà dinh dưỡng học Chiris Rosenbloom - một thành viên tích cực tham gia nghiên cứu vẫn lưu ý “khách thưởng trà” hãy chú ý đừng “tàn phá” sức mạnh của thứ nước uống thần diệu này bằng khói thuốc lá “vì nếu bạn uống ba chén trà và ba bao thuốc môi ngày, sự tăng các chất chống ôxy hoá trong cơ thể bạn vẫn cứ bằng không!”.
* Chè giúp duy trì mật độ chất khoáng của xương trong cơ thể:
Uống chè thường xuyên trong vài năm sẽ giúp tăng cường bảo vệ mật độ chất khoáng của xương ở cả nam giới và nữ giới. Đây là kết quả nghiên cứu mới được các chuyên gia Đài Loan thực hiện.
Chi Trà (danh pháp khoa học: Camellia) là một chi thực vật có hoa trong họ Chè (Theaceae), có nguồn gốc ở khu vực miền đông và miền nam châu Á, từ dãy Himalaya về phía đông tới Nhật Bản và Indonesia. Hiện vẫn còn mâu thuẫn liên quan tới số lượng loài đang tồn tại, với khoảng 100–250 loài được chấp nhận tùy theo hệ thống phân loại. Chi này được Linnaeus đặt theo tên của Fr. Georg Joseph Kamel S.J., một nhà thực vật học và là một thầy tu dòng Tên.
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng) Eudicots
Bộ (ordo): Ericales
Họ (familia): Theaceae
Chi (genus): Camellia
L.
Đặc điểm
Các loài trong chi này là các cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ và thường xanh, cao khoảng 2–20 m. Lá sắp xếp theo kiểu so le, lá đơn, dày, mép lá có khía, thông thường có mặt ngoài bóng láng, dài 3–17 cm. Hoa lớn và dễ thấy, đường kính 1–12 cm, với 5–9 cánh hoa; có màu từ trắng tới hồng hay đỏ, còn màu vàng có ở một số loài. Quả là loại quả nang khô được chia thành 1–5 ngăn, mỗi ngăn chứa 1–8 hạt.
Các loài trong chi này nói chung thích nghi với các loại đất chua, và không thích hợp với các loại đất giàu canxi. Phần lớn các loài đòi hỏi có lượng mưa lớn và không chịu được khô hạn.
Ý nghĩa - Biểu trưng
Camellia japonica là loài hoa biểu tượng của bang Alabama, Hoa Kỳ cũng như của thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
Nguồn gốc cây trà
Theo truyền thuyết, cây chè bắt nguồn từ Trung Quốc. Người đầu tiên phát hiện ra cây trà là vua Thần Nông, vào khoảng năm 2730 tr.CN. Một hôm, trong cuộc du ngoạn cùng đoàn tùy tùng lên vùng trung du, khi nhà vua đang nghỉ trưa dưới một gốc cây thì ngọn gió vô tình cuốn vài ngọn lá từ một đám cây lạ bên đường rơi vào siêu nước đang sôi.
Lập tức làn nước chuyển sang màu xanh ngả vàng và một làn hương quyến rũ toả ra đã lôi cuốn nhà vua. Sau khi nếm thử, nhà vua thật sự cảm thấy thích thú vì cảm giác sảng khoái sau khi uống. Vốn là một người đam mê dược học, nhà vua đã cho tùy tùng đưa cây về trồng để nghiên cứu. Cây chè đã được khám phá và phát triển từ đó. Về sau, các tu sĩ Phật giáo trong quá trình truyền giáo đã đem cây chè sang An Độ và Nhật Bản. Dần dần, các thương gia đã đưa trà sang châu Âu và hình thành "văn hóa trà" trên khắp thế giới, mang nét đặc thù của từng dân tộc.
Về nguồn gốc cây Chè Việt Nam
Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng :cây chè vườn hộ gia đình vùng châu thổ Sông Hồng và cây chè rừng ở miền núi phía bắc.
Lê Quý Đôn trong sách " Vân Đài loại ngữ " (1773) có ghi trong mục IX, Phẩm vật như sau:
" ... Cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am Thiên, Am Giới và Am Các, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hoá, mọc xanh um đầy rừng, thổ nhân hái lá chè đem về giã nát ra, phơi trong râm, khi khô đem nấu nước uống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát, ngủ ngon. Hoa và nhị chè càng tốt, có hương thơm tự nhiên..."
Năm 1882, các nhà thám hiểm Pháp đã khảo sát về sản xuất và buôn bán chè giữa sông Đà và sông Mê Kông ở miền núi phía Bắc Việt Nam, từ Hà Nội ngược lên cao nguyên Mộc Châu, qua Lai Châu; đến tận Ipang, vùng Xípxoongpảnnả (Vân Nam), nơi có những cây chè đại cổ thụ.
" Hàng ngày những đoàn thồ lớn 100-200 con lừa, chất đầy muối và gạo khi đi và nặng chĩu chè khi về. Ipang nổi tiếng về chất lượng chè đạt mức ngự trà cống nộp .cho Hoàng đế Trung Hoa. Loại chè cao cấp này không bán ngoài thị trường..; và ai cũng cố giấu lại một phần nhỏ, mặc dù có nguy cơ bị trừng trị nặng nề. Tôi đã trông thấy một nắm chè loại này màu trắng ngà, bao gồm những cánh chè rất nhỏ và rất xoăn. Vùng đất đai của Đèo Văn Trị ở Lai Châu, là hàng xóm láng giềng gần gũi của Ipang, vùng Xíp xoongpảnnả "
Sau những chuyến khảo sát rừng chè cổ ở tỉnh Hà Giang Việt Nam (1923), và tây nam Trung Quốc (1926), các nhà khoa học Pháp và Hà Lan, đã viết "...những rừng chè, bao giờ cũng mọc bên bờ các con sông lớn, như sông Dương Tử, sông Tsi Kiang ở Trung Quốc, sông Hồng ở Vân Nam và Bắc Kỳ (Việt Nam), sông Mê Kông ở Vân Nam, Thái Lan và Đông Dương, sông Salouen và Irrawađi ở Vân Nam và Mianma, sông Bramapoutrơ ở Assam. "
Năm 1976, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, sau những nghiên cứu về tiến hoá của cây chè, bằng phân tích chất catésin trong chè mọc hoang dại, ở các vùng chè Tứ Xuyên, Vân Nam Trung Quốc, và các vùng chè cổ Việt Nam (Suối Giàng, Nghĩa Lộ, Lạng Sơn, Nghệ An...), đã viết :
... Cây chè cổ Việt Nam, tổng hợp các catêchin đơn giản nhiều hơn cây chè Vân Nam.... Từ đó có sơ đồ tiến hoá cây chè thế giới sau đây " Camellia → Chè Việt Nam → Chè Vân Nam lá to → Chè Trung Quốc → Chè Assam (ấn Độ)"
Tóm lại, đến nay các nhà khoa học thế giới đã xác nhận : Đại thể cây chè phát nguyên từ một vùng sinh thái hình cái quạt, giữa các ngọn đồi Naga, Manipuri và Lushai, dọc theo đường biên giới giữa Assam và Mianma ở phía Tây, ngang qua Trung Quốc ở phía Đông, và theo hướng Nam chạy qua các ngọn đồi của Mianma và Thái Lan vào Việt Nam, trục Tây Đông từ kinh độ 95o đến 120o Đông, trục Bắc Nam từ vĩ đ 29o đến 11o Bắc.
Sự phát triển của cây Chè Việt Nam
* Thời kỳ trước năm 1882
Từ xa xưa, người Việt Nam trồng chè dưới 2 loại hình:
Chè vườn hộ gia đình uống lá chè tươi, tại vùng chè dồng bằng sông Hồng ở Hà đông, chè đồi ở Nghệ An.
Chè rừng vùng núi, uống chè mạn, lên men một nửa, như vùng Hà Giang, Bắc Hà ...
* Thời kỳ 1882-1945
Ngoài 2 loại chè trên, xuất hiện mới 2 loại chè công nghiệp; chè đen công nghệ truyền thống OTD, và chè xanh sao chảo Trung Quốc. Bắt đầu phát triển những đồn điền chè lớn tư bản Pháp với thiết bị công nghệ hiện đại. Người dân Việt Nam, sản xuất chè xanh tại hộ gia đình và tiểu doanh điền. Chè đen xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, chè xanh sang thị trường Bắc Phi là chủ yếu. Diện tích chè cả nước là 13305 ha, sản lượng 6.000 tấn chè khô/năm.
* Thời kỳ từ 1945 đến nay
Sau 1954, Nhà nước xây dựng các Nông trường quốc doanh và Hợp tác xã nông nghiệp trồng chè; chè đen OTD xuất khẩu sang Liên Xô - Đông Âu, và chè xanh xuất khẩu sang Trung Quốc.
Các vùng Chè ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng gió mùa Đông nam á, cái nôi của cây chè.
- Khí hậu đất đai rất thích hợp với sinh trưởng cây chè. Lượng nước mưa dồi dào 1700-2000 mm/năm. nhiệt độ 21-22,6 0C, ẩm độ không khí 80-85 %. Đất đai trồng chè gồm 2 loại phiến thạch sét và bazan màu mỡ.
- Chè trồng ở vĩ tuyến B 11.5-22.5 0;, chia thành 3 vùng: vùng thấp dưới 300 m, vùng giữa 300-600 m, vùng cao 600-trên 1000 m, nên chất lượng chè rất tốt.
- Giống chè bản địa gồm 2 giống Trung Du và Shan, làm được chè xanh và chè đen; đặc biệt giống chè Shan miền núi có búp nhiều lông tuyết trắng, được thị trường quốc tế rất ưa chuộng. Ngoài ra còn những giống chè tốt làm chè đen, chè xanh, chè ô long, nhập nội của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, ấn Độ và Srilanka, Inđônêxia.
1. Lịch sử hình thành:
Sau khi phát hiện ra Đà Lat vào năm 1893, toàn quyền Pháp Paul Doumer đã cử nhiều đoàn thám hiểmra các vùng phụ cận, đặc biệt là theo hướng NamĐà Lạt về Sài Gòn. Đến năm 1899 Ernest Culiri đã đặt chân đến B'lao (tên cũ của Bảo Lộc) cùng với phái đoàn nghiên cứu tiềm năng vùng đất này. B'lao lúc bấy giờ là địa bàn cư trú của người Mạ (du canh du cư). Người Pháp khám phá ra đây là vùng đất màu mỡ, khí hậu ôn hoà, mát mẻ quanh năm, đặt tên là Đồng Nai Thượng (Haut Dongnai), và đã đầu tư thành lập các đồn điền, chủ yếu là trồng trà, với những công nhân đầu tiên là người Mạ.
Cây trà đầu tiên xuất hiện ở Cầu Đất - Đà Lat vào năm 1927, sau đó xuống Di Linh và nhanh chóng phát triển mạnh ở vùng Bảo Lộc. Ban đầu cây trà chỉ được trồng trong các đồn điền, sau đó theo sự phát triển của dân cư đã lan rộng toàn vùng rồi trở nên nổi tiếng. Nếu như ở phía Bắc có trà Thái Nguyên nổi tiếng về vị chát đặc trưng, thì trong Nam có trà Bảo Lộc với vị chát dịu, hậu ngọt.
Riêng trà oolong có nguồn gốc từ vùng núi Long Đỉnh thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, cách đây khoảng 400 năm, dưới triều đại nhà Minh, sau đó du nhập và phát triển cực thịnh ở Đài Loan cách đây hơn 150 năm. Trà oolong du nhập vào Việt Nam năm 1990 do một số công ty Đài Loan đem sang.
2. Trữ lượng trà Lâm Đồng:
Tổng diện tích ( số liệu ngày 31/12/2002) : 23.940 ha , phân bổ như sau :
Bảo Lộc : 7,800 ha( trong số này có : 667 ha Kim Shun + Thúy Ngọc )
Di Linh : 2,000 ha
Lâm Hà : 800 ha
Cầu Đất : 270 ha ( 30 ha : Oolong + Kim Shun + Thúy Ngọc )
Bảo Lâm :13,000 ha
Đạ huoai & Đạ tẻ : 70 ha
Kỹ thuật trồng - chăm sóc và thu hoạch
Cây giống :
Giống chè hạt trung du và shan chiếm : 80 %. Năng suất bình quân : 6.7 tấn/ha.
Giống mới : TB 14, LĐ 97 và giống trà Kim Shun, Thúy Ngọc, Oolong của Đài Loan.
Điều kiện thời tiết - khí hậu, thổ nhưỡng ảnh hưởng đến chất lượng của cây trà.
a. Khí hậu:
Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, bị ảnh hưởng lớn bởi dãy Trường Sơn chắn gió. Một năm có hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trong mùa khô (từ tháng 11 - tháng 3) chỉ chiếm 7-8% tổn glượng mưa cả năm, độ ẩm không khí thấp (70%). Mùa mưa (tháng 04 - tháng 11) chiếm trên 90% tổng lượng mưa của cả năm. Lượng mưa trung bình ở Tây Nguyên thuộc loại cao so với cả nước, độ ẩm không khí rất cao (85%).
Địa hình ở Tây Nguyên rất đặc thù nên nhiệt độ cũng thay đổi theo độ cao. Biên độ nhiệt giữa các mùa hàng năm không đáng kể (40C). Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm rất cao, trung bình 100C, vào mùa khô lên đến 15-160C.
b. Thổ nhưỡng:
Đất ở Tây Nguyên là loại đất Feralic phát triển trên đá Bazan, gốm các loại: đất phù sasông suối, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất vàng đỏ, đất mùn. Trong đó đất đỏ vàng chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng. Đất đỏ vàng là loại đất rất thích hợp cho việc trồng trà.
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng như trên, vùng Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Lâm Đồng, vùng Bảo Lộc là nơi lí tưởng cho cây trà phát triển và có chất lượng tuyệt hảo.
Giá trị kinh tế - thương mại
Cây chè (Camellia sinensis) là loài cây có giá trị thương mại chính do chè (đồ uống) được sản xuất từ lá của nó. Dầu trà là một loại gia vị ngọt và dầu ăn được sản xuất bằng cách ép hạt của cây chè Camellia sinensis hay trà dầu (Camellia oleifera).
Nhiều loài trà khác được trồng làm cây cảnh vì có hoa đẹp; khoảng 3.000 giống và thứ lai ghép đã được chọn lọc, nhiều giống có hoa kép, như trong thư viện ảnh dưới đây. Camellia japonica (tên thông thường trà mi, trà Nhật Bản) là loài nổi tiếng nhất trong nuôi trồng cây cảnh, với trên 2.000 giống có tên gọi; kế tiếp là C. reticulata với trên 400 giống có tên gọi, và C. sasanqua với trên 300 giống có tên gọi. Các loại cây lai ghép có C. × hiemalis (C. japonica × C. sasanqua) và C. × williamsii (C. japonica × C. salouenensis). Chúng được giới chơi cây cảnh đánh giá cao vì ra hoa sớm, thông thường trong số các loại hoa đầu tiên xuất hiện vào cuối mùa đông. Các trận băng giá muộn có thể làm tổn thương hoa. Các loài cây này có tốc độ tăng trưởng chậm. Thông thường chúng chỉ cao thêm khoảng 30 cm mỗi năm cho đến khi trưởng thành mặc dù điều này phụ thuộc vào từng loài và từng khu vực.
Giống - Loài
Chi Camellia thường được chia thành các nhánh hay các phân chi. Nó bao gồm các phân chi như Metacamellia, Protocamellia, Thea. Chi này chứa khoảng 100–250 loài (APG II cho là 120), bao gồm:
* Camellia amplexicaulis- hải đường
* Camellia assimilis
* Camellia brevistyla
* Camellia caudata- vĩ diệp sơn trà
* Camellia chekiangoleosa - trà dầu hoa hồng
* Camellia chrysantha – trà mi vàng
* Camellia connata
* Camellia crapnelliana
* Camellia cuspidata- sơn trà lá nhọn
* Camellia euphlebia
* Camellia euryoides
* Camellia forrestii
* Camellia fraterna- liên nhị hoa
* Camellia furfuracea
* Camellia granthamiana
* Camellia grijsii
* Camellia hongkongensis - sơn trà Hồng Kông
* Camellia irrawadiensis
* Camellia japonica – trà Nhật Bản, trà mi, sơn trà
* Camellia kissii-trà dầu cánh rụng
* Camellia lutchuensis
* Camellia miyagii
* Camellia nitidissima
* Camellia nokoensis
* Camellia oleifera - trà dầu
* Camellia parviflora
* Camellia pitardii- sơn trà tây nam
* Camellia polyodonta- trà dầu hoa hồng Tứ Xuyên
* Camellia reticulata
* Camellia rosiflora
* Camellia rusticana – trà tuyết
* Camellia salicifolia
* Camellia saluenensis
* Camellia sasanqua – sơn trà
* Camellia semiserrata
* Camellia sinensis – chè (trà)
* Camellia taliensis
* Camellia transnokoensis
* Camellia tsaii
* Camellia vietnamensis
* Camellia yunnanensis - hầu tử mộc, trà Vân Nam
v.v
Ứng dụng trong y học và cuộc sống
Tác dụng của chè đối với con người.
* Mười bốn công dụng của trà
Trên thế giới Trung Quốc là nước đầu tiên uống trà, trong thư tịch cổ của các triều đại Trung Quốc và các sách y học đều có ghi chép về phương pháp dùng chè chữa bệnh.
- Trà chống ung thư và tia phóng xạ: Trà 6 gam pha với nước sôi, uống ngày 2 đến 3 lần. Các chất như Vitamin C, chất Polyphenol và một số chất có tác dụng chống ô xy hoá có trong trà có các tác dụng ức chế các tế bào ung thư phát triển và có thể ngăn cản sự hợp thành chất Nitrosamine trong cơ thể, do đó mà hạ thấp tỷ lệ phát sinh bệnh ung thư. Các loại trà chống ung thư còn có tác dụng chống sự tổn thương của các tia (bức xạ) và tăng cao bạch cầu trong cơ thể cho nên những người bị ung thư cần phải chữa trị bằng những tia phóng xạ thì cần uống nhiều nước trà. Hoặc như hàng ngày chúng ta xem vô tuyến truyền hình, cũng như những người tiếp xúc nhiều với tia phóng xạ như sử dụng máy vi tính, máy photo, các máy điện quang… đều cần uống nhiều nước trà (nhất là trà tươi) vì rất hữu ích trong việc phòng chữa các bệnh do các tia phóng xạ, các tia tĩnh điện gây nên.
- Trà chống chứng đau bụng khi hành kinh của phụ nữ: Trà 3 gam, gừng tươi 2 lát, đường đỏ 10 gam. Đem pha nước sau 15 phút uống. Nên uống sau bữa ăn một giờ trở đi.
- Chữa đau bụng do giun đũa và đau răng: Pha 3 gam trà với nước sôi, để 5 phút sau, rót ra pha với 3 gam giấm, khuấy đều uống, ngày 3 lần.
- Chữa cảm nhiễm ở hệ tiết niệu: Trà có tác dụng lợi tiểu, ức chế khuẩn, đồng thời có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cho nên dùng trà với lượng vừa phải sẽ hỗ trợ việc chữa trị bệnh cảm nhiễm ở hệ tiết niệu. Nếu có thể thì nên phối hợp dùng với Kim tiền thảo hoặc Hải kim sa (các vị thuốc đông y), mỗi lần 6 gam là những vị thuốc có tác dụng làm cho đường nước trong cơ thể được thông lợi, làm hết đái giắt, đái buốt, pha nước sôi uống, hiệu quả càng tốt hơn.
- Chữa trị viêm gan dạng hoàng đảm cấp tính: Trà một nhúm pha nước sôi uống ngày 2 đến 3 lần hoặc nhiều lần. Vì trà có tác dụng lợi tiểu trừ thấp, nên uống nhiều vào sẽ có tác dụng hạn chế cơ chế sinh chứng thấp nhiệt nội thịnh khi viêm gan, có thể nhanh chóng tiêu trừ hoàng đảm.
- Chữa chứng cao cholesterol trong máu: Trà một nhúm con pha nước sôi uống, ngày 2 đến 3 lần. Nhiều chất có trong trà tươi như vitamin C, Tannic axit và cafein… có trong trà có tác dụng hạ thấp cholesterol trong máu.
- Chữa chứng béo phì: Trà 3 gam, Quyết minh tử 10 gam, pha với nước sôi uống. Hiệu quả giảm.
- Chữa chứng hư suyễn (khó thở do hư, có dặc trưng thở gấp gáp, hễ cử động là khó thở tăng lên, mạch nhỏ, yếu): Có thể dùng ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), 3 gam thịt quả hạnh đào mười gam, đường phèn 30 gam, cho nước vào đun nước cho chín nhừ ngân nhĩ xong cho 3 gam trà vào, uống hết một lần. cứ uống như thế 7 – 10 ngày là được.
- Chữa tiêu chảy: Bị tiêu chảy kéo dài có thể dụng 6 gam trà, 2 quả ô mai, 15 gam đường đỏ pha nước để trong 10 phút uống. Mỗi ngày 2 đến 3 lần, liên tục trong 3 ngày.
- Chữa kiết lị: Sau khi bị kiết lị, có thể dùng 3 gam trà, hai quả ô mai đem pha vào ấm pha trà, để 5 phút, đổ 3 gam giấm vào, uống hết một lần. Ngày uống 3 lần như vậy.
- Chữa thực tích (ăn không tiêu): Trà mười gam, bột sơn tra sao 10 gam, đường đỏ 15 gam, pha nước sôi để 10 phút uống. Có thể chữa ăn không tiêu, bụng chướng đau, ngán không muốn không muốn ăn.
- Chữa phong nhiệt đau đầu: Đau đầu và chướng tức đến mức muốn vỡ nứt ra, mặt đỏ bừng, mắt đỏ ngàu, miệng khát nước tiểu vàng có thể pha 6 gam trà, 10 gam hoa cúc với nước sôi uống, ngày từ 2 đến 3 lần.
- Dùng cho người đang trị bệnh lao uống suốt trong thời gian uống thuốc chống lao cũng có tác dụng hỗ trợ thuốc chữa bệnh: Trà 3 – 5 gam uống hết một lần. Ngày uống 2 lần như vậy.
- Chữa cảm mạo: Pha 3 gam trà, 1 gam muối với nước sôi uống, ngày từ 4 đến 6 lần. Thích hợp với người bị cảm mạo sốt, ho, đờm vàng, đau họng. Nếu lại sợ lạnh, ho đờm trắng, có thể dùng 3 gam trà, 3 lát gừng thêm vào rồi pha nước sôi như pha trà để uống.
(Theo: Chữa bệnh bằng ăn uống trong gia đình ở thế kỷ 21 – Trung Quốc.)
* Dùng trà đen chữa bệnh ung thư:
Một công trình do các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Rutgerbcuar Mỹ thực hiện đã khám phá rằng một hợp chất tìm thấy trong chè đen có thể tìm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào ung thư mà không làm hại mô khoẻ mạnh xung quanh. Việc nghiên cứu những đặc tính của chè đen này là một phần của một chương trình lớn hơn – chương trình nghiên cứu các thực phẩm chức năng Pionner nhằm tìm cách xác định những lợi ích của các sản phẩm thực phẩm được lựa chọn để phòng bệnh.
Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng khi cho hợp chất Polyphenol của chè đen vào một canh trường của các tế bào ruột kết bình thường và bị ung thư đốc chứng thì tất cả tế bào ung thư đều bị tiêu diệt trong khi các tế bào bình thường lại không bị ảnh hưởng gì. Người ta cho rằng Polyphenol nhắm vào gien có tương quan một cách đặc trưng với tỷ lệ mắc bệnh ung thư ruột kết.
Theo ông Kuang Yu Chen giáo sư hoá học và là trưởng nhóm nghiên cứu thì “ hợp chất Polyphenol rõ ràng đã làm cho các tế bào ung thư tự huỷ hoại. DNA của chúng bị chặt ra thành nhiều mảnh và làm cho các tế bào bị chết”. Nhóm nghiên cứu này nay đang tập trung làm rõ cơ chế tự huỷ hoại này.(Theo Vatis Update: Food Procesing, Nov – Dec 2001.)
* Phát hiện mới về công dụng của chè:
Đã hàng trăm năm nay, người Châu Âu và các cư dân nước Mỹ hài lòng với những chén chè đen buổi sáng tinh sương hay trong các bữa tiệc gia đình ấm cúng. Còn ở Châu Á và một số các quốc gia Trung Đông, chè xanh đã trở thành thứ nước uống truyền thống từ ngàn năm có lẻ. Người ta biết rằng ngoài tác dụng giải khát thông thường, uống trà đem lại cho con người những lợi ích rất đáng chú ý. Nhưng ít ai biết đến những tác dụng cụ thể của chè.
Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học ở trung tâm dinh dưỡng Unilever (Vlaardingen, Hà Lan) nước chè có chứa một lượng lớn các chất chống ôxy hoá, như catechins trong chè xanh và thearuligins trong chè đen, và đây chính là nguồ sức mạnh tuyệt vời giúp con người chống lại nhiều loại bệnh tật, đặc biệt là bệnh tim. Sau khi kết quả này được công bố trên tạp chí Clinical Nutrition của Châu Âu, một loạt các bệnh viện lớn đã bắt đầu đưa chè vào danh sách những thực phẩm có tính năng bảo vệ sức khoẻ hàng đầu để khai thác triệt để những giá trị tuyệt vời của nó.
Tiến sỹ Rianne Leenen - Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu cho biết: Những người tahm gia quá trình thử nghiệm đều được lựa chọn rất kỹ để đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc: Đội ngũ “tình nguyện viên” này phải “dàn đều” trong độ tuổi từ 18 đến 70, phải khoẻ mạnh và không hút thuốc. Quan sát các nhà khoa học nhận thấy: Sau khi uống đều đặn mỗi ngày 3 chén nước chè, có hoặc không có sữa tuỳ thuộc khẩu vị của từng người “khối lượng” và phạm vi hoạt động của các chất chống ôxy hoá trong huyết thanh của cơ thể họ đã tăng lên rõ rệt. Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu còn chú ý thấy tác dụng của chè xanh bao giờ cũng mạnh gấp 5 lần so với chè đen.
Mặc dù những kết quả này rất đáng biểu dương, nhà dinh dưỡng học Chiris Rosenbloom - một thành viên tích cực tham gia nghiên cứu vẫn lưu ý “khách thưởng trà” hãy chú ý đừng “tàn phá” sức mạnh của thứ nước uống thần diệu này bằng khói thuốc lá “vì nếu bạn uống ba chén trà và ba bao thuốc môi ngày, sự tăng các chất chống ôxy hoá trong cơ thể bạn vẫn cứ bằng không!”.
* Chè giúp duy trì mật độ chất khoáng của xương trong cơ thể:
Uống chè thường xuyên trong vài năm sẽ giúp tăng cường bảo vệ mật độ chất khoáng của xương ở cả nam giới và nữ giới. Đây là kết quả nghiên cứu mới được các chuyên gia Đài Loan thực hiện.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.