Nhưng kỳ lạ thay, những nhà khoa học hàng đầu thế giới lại tìm thấy ở nền minh triết Đông phương như là một cứu cánh, hoặc chí ít cũng có thể là một cứu cánh cho sự phát triển của khoa học hiện đại. Chúng ta hãy xem lời phát biểu sau đây của Fritjof Capra – nhà vật lý lý thuyết được giải Nobel – trong tác phẩm “Đạo của vật lý” nổi tiếng của ông:
“Đặc trưng của nền vật lý hiện đại của thế kỷ 20 là sự tìm kiếm nguồn gốc khởi thuỷ của vật chất, cố tìm ra những hạt cơ bản cuối cùng tạo nên nguyên tử. Thế nhưng khi cánh cửa cuối cùng mở ra để thấy bộ mặt thật của vật chất, nhà vật lý phát hiện vật chất hình như không phải do những hạt cứng chắc tạo thành nữa, mà nó chỉ là dạng xuất hiện của một thực tại khác. Vì thế mà vật chất mang những tính chất hầu như đối nghịch nhau, nó vừa liên tục vừa phi liên tục, vừa hiện hữu vừa phi hiện hữu, dạng xuât hiện của nó tùy theo cách quan sát của con người. Những tính chất lạ lùng đó đưa ngành vật lý vào thẳng cửa ngõ của triết học. Nền vật lý hiện đại vừa thống nhất và lý giải nhiều khái niệm cơ bản của triết học, vừa đề ra những câu hỏi lớn của loài người mà các nhà Đạo học xưa đã tổng kết. Và kỳ lạ thay! Những phát hiện hiện nay của nền vật lý hiện đại không khác bao nhiêu với các kết luận của các thánh nhân xưa”.
Như vậy, với đoạn trích dẫn trên, chúng ta cũng thấy được: Chính nền minh triết Đông phương sẽ là cứu cánh hoặc chí ít cũng có thể là cứu cánh của khoa học hiện đại. Bởi vì, khoa học hiện đại với tư duy thực sự cầu thị, nó luôn đòi hỏi nhìn thấy, chứng nghiệm thấy. Nó đã thấy và có thể sẽ thấy tất cả những cái hiện hữu vận động và tương tác của vật chất, kể cả sự vận động của tư duy của chính con người. Hay nói theo cách khác: Nếu ý thức là một trạng thái vận động có thuộc tính vật chất thì cái gì sẽ nhận thức được điều đó?
Phần tiếp theo đây sẽ là một phần trong tạng kinh nổi tiếng của Đức Thích Ca Mầu Ni để chúng ta cùng nhau tham khảo về lời minh giảng của Đức Phật về tính nhận biết tất cả những cái gì con người đã thấy và có thể thấy trong tương lai. Hay nói một cách khác: Đức Phật giải thích cái gì nhận biết được khi ý thức có thuộc tính vật chất.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.