So sánh với Tử Vi thì Thái ất cũng là một môn dự báo có tính hệ thống, qui tắc và chuẩn mực, có tham vọng dự báo tất cả các hiện tượng xã hội và tự nhiên trên trái Đất liên quan tới con người. Do đó, Thái ất cũng tạo một ý niệm khắc nghiệt hơn về định mệnh ở tầm cỡ xã hội.
Trong các trước tác thuộc về cổ học Đông phương, mà hầu hết đều được gán cho các tác giả thuộc văn minh Hoa Hạ thì riêng có Thái Ất thần kinh là cuốn kỳ thư duy nhất ứng dụng phương pháp luận của tuyết Âm Dương Ngũ hành không có tác giả thuộc nền văn minh Hoa Hạ. Người viết cho rằng: Sẽ không thể có một lập luận hoàn chỉnh và là sự sai lầm, nếu vẫn cho rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc văn minh Hoa Hạ, nhưng cuốn Thái Ất lại thuộc về văn minh Lạc Việt. Bởi vậy, hai nhà nghiên cứu Thái Quang Việt và Nguyễn Đoàn Tuân tuy có ý tưởng đúng khi cho rằng: Thái Ất thần kinh là trước tác của người Việt (“Thái ất thần kinh”, Thái Quang Việt, Nguyễn Đoàn Tuân. Nxb VHDT 2001 - Tái bản 2002 . trang 9), nhưng lập luận lại không vững chắc khi mắc sai lầm trên.
Thái ất thần kinh là cuốn sách ứng dụng thuần tuý, mang tính dự báo tương lai. Tham vọng dự báo của Thái ất bao trùm sự vận động của vũ trụ mà hiệu ứng của nó ảnh hưởng tới môi trường trái đất, cho nên mọi vấn đề xã hội và con người. Trong Thái ất ứng dụng phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành và ký hiệu của Kinh Dịch. So với Tử Vi, phương pháp dự đoán của Thái ất thể hiện khá rõ nét các hiệu ứng vũ trụ tương tác lên trái đất có qui tắc, chuẩn mực rõ ràng và cũng không hề có nội dung thần quyền. Một ví dụ cho vấn đề này là cách tính mốc chuẩn của Thái ất.
Theo Thái ất, mốc chuẩn thời gian được tính theo Thượng cổ Giáp Tý 10.153.917 trước CN. Cũng theo Thái ất, căn cứ để tính mốc chuẩn này vì:
“Năm gọi là gốc thời gian vì có hiện tượng 7 sao tụ hội. Tức là tất cả Nhật Nguyệt hợp bích và 5 tinh liên châu đều họp ở cung Tý, cho nên: năm, tháng, ngày, giờ, thiên chính, đông chính đều lấy cung Tý làm mốc hầu hết, gọi là Thượng Cổ Giáp Tý”(Thái ất thần kinh. Nxb VHDT 1/2001. trang 300)
Như vậy, ngay từ mốc chuẩn đầu tiên đã cho thấy phương pháp tính toán của Thái ất có cơ sở là những hiệu ứng và sự tương tác vũ trụ. Hiệu quả của phương pháp tính Thái ất quả là đáng kinh ngạc, khi cho đến nay tính tiên tri là yêu cầu của một lý thuyết khoa học, vẫn tỏ ra có hiệu quả (Đã trích dẫn: lời dự báo thiên tai cho năm 2002). Nhờ đó có duyên hội ngộ với học giả Nguyễn Đoàn Tuân, cụ đã cho xem một bản văn trong đó cụ đã tính trước và biết được sự thất bại của tàu con thoi Chelinge 13 bị cháy sau khi rời bệ phóng.
Từ lâu, trong các truyền thuyết dân gian đã cho rằng: Chính ngài Trạng Trình đã sử dụng Thái ất để dự đoán 500 năm về trước và 500 năm về sau. Hiệu quả của dự báo Thái ất đã được truyền tụng trong dân gian và cho đến ngày nay. Mặc dù những khái niệm trong Thái ất vẫn thách đố tri thức khoa học hiện đại, nhưng chính những công thức tính toán và chuẩn mực, quy tắc của Thái ất với khả năng tiên tri của nó, đã minh chứng cho tính khoa học và khả năng đã tồn tại của một siêu lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đồng thời cũng chứng tỏ khả năng nhận thức của con người trước những yếu tố tế vi tác động và chi phối lên chính con người. Bởi vì, người ta chỉ có thể lập trình, qui ước và hệ thống hoá để tính toán được những trạng thái vận động có tính quy luật. Không ai có thể tính trước được việc làm của thần linh và ma quỉ. Những dữ kiện trong Thái ất cũng hé mở cho khả năng khám phá sự tồn tại của những hiệu ứng vũ trụ tương tác với trái Đất, cuộc sống, xã hội và con người mà con người có thể nhận thức được. Kết quả của khả năng tiên tri thể hiện trong Thái ất và Tử Vi đẩu số, đã chứng tỏ tính quy luật trong sự tương tác của những hiệu ứng vũ trụ qua những quy tắc, chuẩn mực của nó.
Như vậy, vấn đề còn lại sẽ là khả năng nhận thức của con người, trên cơ sở tri thức hiện tại hoặc sự phát triển của tri thức trong tương lai, có phát hiện được những hiệu ứng vũ trụ đang tác động lên chính con người hay không? Đây là một hiện tượng rất khó có thể chứng minh được bằng thực nghiệm trong khả năng của nền khoa học hiện đại. Điều này chỉ có thể chứng minh dựa trên cơ sở những mối liên hệ hợp lý của những vấn đề và hiện tượng liên quan. Hay nói một cách khác: Nó thuần túy mang tính lý thuyết. Nhưng chưa chứng minh được bằng thực nghiệm không có nghĩa là những hiệu ứng vũ trụ đó không tồn tại. Bởi vì, con người cũng như tất cả các sinh vật đã phát sinh, phát triển và tồn tại trên trái đất này, đều chịu ảnh hưởng của những hiệu ứng vũ trụ và hòa nhập với nó. Một thí dụ trong trường hợp này là: Bạn sẽ rất ít khi nghĩ rằng bạn đang thở, mặc dù không khí là yếu tố tồn tại của bạn. Do thở là một điều kiện cần, đã hoà nhập với bạn ngay từ lúc bạn mới chào đời. Nhưng không khí là một thực thể tồn tại bên ngoài bạn, nên có thể cảm nhận bằng giác quan.
Thí dụ khác là: Bạn có bao giờ cảm nhận được lực hấp dẫn hoặc ảnh hưởng của từ trường trái Đất lên người bạn không? Có lẽ chỉ trừ những siêu nhân, còn tình trạng phổ biến, trong đó có cả tôi – câu trả lời sẽ là: “Không cảm nhận được điều này”. Bạn chỉ có thể nhận thức được từ trường và lực hút của trái Đất qua các hiện tượng liên quan và là một thực tế đã được khoa học hiện đại chứng minh. Theo truyền thuyết, việc chứng minh khoa học cho sự tác động của lực hấp dẫn được nghĩ đến, khi quả táo rơi xuống cái đầu vĩ đại của nhà bác học Newton vào thế kỷ XVII. Hàng ngàn năm trôi qua, hàng triệu quả táo đã rơi... Nhưng chỉ đến khi nó rơi vào đầu nhà bác học Newton, nhân loại mới phát hiện ra lực hấp dẫn. Thật là may, nếu quả táo thiên thần đó rơi xuống đầu một con bò, thì có lẽ đến bây giờ người ta vẫn chưa tin là có sức hút trái Đất. Con người đã biết được lực từ trường và lực hấp dẫn, nhưng vẫn không cảm nhận được, vì đã phát sinh, phát triển, tồn tại và hoà nhập trong đó. Tương tự như vậy, những hiệu ứng vũ trụ khác đang tác động lên con người, cũng sẽ không cảm nhận được.
Thí dụ khác là: Bạn có bao giờ cảm nhận được lực hấp dẫn hoặc ảnh hưởng của từ trường trái Đất lên người bạn không? Có lẽ chỉ trừ những siêu nhân, còn tình trạng phổ biến, trong đó có cả tôi – câu trả lời sẽ là: “Không cảm nhận được điều này”. Bạn chỉ có thể nhận thức được từ trường và lực hút của trái Đất qua các hiện tượng liên quan và là một thực tế đã được khoa học hiện đại chứng minh. Theo truyền thuyết, việc chứng minh khoa học cho sự tác động của lực hấp dẫn được nghĩ đến, khi quả táo rơi xuống cái đầu vĩ đại của nhà bác học Newton vào thế kỷ XVII. Hàng ngàn năm trôi qua, hàng triệu quả táo đã rơi... Nhưng chỉ đến khi nó rơi vào đầu nhà bác học Newton, nhân loại mới phát hiện ra lực hấp dẫn. Thật là may, nếu quả táo thiên thần đó rơi xuống đầu một con bò, thì có lẽ đến bây giờ người ta vẫn chưa tin là có sức hút trái Đất. Con người đã biết được lực từ trường và lực hấp dẫn, nhưng vẫn không cảm nhận được, vì đã phát sinh, phát triển, tồn tại và hoà nhập trong đó. Tương tự như vậy, những hiệu ứng vũ trụ khác đang tác động lên con người, cũng sẽ không cảm nhận được.
Như vậy, với giả thuyết cho rằng: Tử Vi và tất cả những khoa dự đoán Đông phương nói chung – có phương pháp, chuẩn mực, hệ thống và qui tắc – là những hiệu ứng vũ trụ tác động có tính quy luật lên con người đã tạo nên khả năng tiên tri cho số phận con người, thì vấn đề rất cần và đủ và rất nghiêm túc cho việc lý giải câu hỏi từ ngàn xưa của con người: “Định mệnh có thật hay không?” sẽ là: Những hiệu ứng đó có tác động lên trạng thái ý thức của con người hay không? Bởi vậy, vấn đề cần bàn sau đây sẽ là: bản chất của ý thức trong sự tương tác với hiệu ứng vũ trụ. Đây là một yếu tố rất căn bản để tạo nên chiếc chìa khoá mở cánh cửa bí ẩn của “Định Mệnh”.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.