Type Here to Get Search Results !

Dahlia - Cây Thược Dược/Hoa Thược Dược


Thược dược (danh pháp khoa học: Dahlia, đồng nghĩa: Georgina) là tên gọi của một chi cây lâu năm thân củ rậm rạp, nở hoa về mùa hè và mùa thu, có nguồn gốc ở Mexico và tại đây chúng là quốc hoa

Phân loại khoa học

Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng) Eudicots
(không phân hạng) Asterids
Bộ (ordo): Asterales
Họ (familia): Asteraceae
Chi (genus): Dahlia
Các loài: 30 loài, 20.000 giống


Đặc điểm

ADS phân biệt đến 18 dạng hoa:( cánh hoa nở đầy đủ qui định cỡ hoa, như là dạng hoa)
Cây thược dược ở ta có hai giống hoa đơn và hoa kép. Giống hoa đơn, còn mang tính chất của tổ tiên chỉ có một vòng cánh, màu sắc cũng đẹp, song từ lâu ít thấy. Giống hoa kép rất đẹp, nhiều hình dáng và màu sắc. Có giống cánh rối, cánh hoa như bị xé nhỏ, có giống cánh hoa xếp như tổ ong. Có giống màu tím, màu đỏ cờ, đỏ tươi, màu nhung, tiết dê, huyết dụ, màu da cam, màu gạch cua, cánh sen thẫm, cánh sen nhạt, trắng sữa, trắng trong, vàng đậm, vàng hoàng yến... Hoa nở rực rỡ song rất tiết là không có mùi thơm. Đặc điểm riêng biệt là lá mọc đối, có rễ củ phình to chứa chất dự trữ, ngùơi không ăn được. Rễ lại ăn ngang nên đòi hỏi đất tốt, sâu, màu độ PH trung tính. Tuy vậy, có nhiều giống như đỏ cờ, nhiều phân quá, cây béo mập cho hoa kém, giống màu cánh sen, thiếu phân hoặc bón ít không cho hoa được và hay bị bệnh. Cũng như hầu hết các cây hoa thời vụ khác, cần tỉ lệ N.P.K cân đối, rất ưa phân bắc, màu hoa tươi đậm và rực rỡ hơn. 

Nguồn gốc - Tên gọi

Năm 1872 một hộp cây thược dược non đã được gửi từ Mexico tới Hà Lan. Chỉ có một cây sống sót sau chuyến đi, nhưng nó đã tạo ra các bông hoa đỏ ngoạn mục với các cánh hoa nhọn. Các vườn ươm đã nhân giống loài cây này, khi đó được đặt tên khoa học là Dahlia juarezii với các loài thược dược được phát hiện sớm hơn và những giống này là tổ tiên của tất cả các loại thược dược lai ngày nay. Kể từ đó, các nhà nhân giống thực vật đã tích cực trong việc nhân giống thược dược để tạo ra hàng trăm giống mới, thông thường được chọn vì các bông hoa có màu sắc lộng lẫy của chúng.

Các loài thược dược bị ấu trùng của một số loài cánh vẩy (Lepidoptera) phá hại, bao gồm Phlogophora meticulosa, Korscheltellus lupulina, Hepialus humuli, Noctua pronuba.

Tên gọi Dahlia được đặt theo tên của một nhà thực vật học người Thụy Điển thế kỷ 18 là Anders Dahl.

Ý nghĩa -Biểu trưng - Biểu tượng văn hóa

+ Ý nghĩa: Hoa Thược Dược - Sự tao nhã, lòng tự trọng.
- Thược dược đỏ : Tình yêu của người là hạnh phúc của tôi.
- Thược dược vàng: Trái tim tôi tràn đầy hạnh phúc.
- Thược dược nhiều màu sắc ( panaché ): Tôi chỉ nghĩ về người... 

+ Biểu tượng văn hóa: Hoa thược dược cũng là loài hoa chính thức của thành phố Seattle, bang Washington.

Bảng xếp loại hoa thược dược
Sau đây là bảng xếp loại hoa thược dược, theo ADS năm 2002, căn cứ trên cỡ, dạng, màu sắc.
- Cỡ hoa
AAA là cỡ khổng lồ, đường kính trên 25cm
A là cỡ lớn đường kính trên 20cm – 25cm.
B là cỡ trung bình, đường kính trên 15cm – 18cm
BB là cỡ nhỏ trên 10 – 15cm
M là tiểu muội, mini hay bé nhỏ, đường kính đến 10cm là cùng
BA là hình banh, đường kính trên 9cm
MB là hình banh mini, tiểu muội trên 5 – 9cm
P là chào mào, to nhất đến 5cm
MS là đơn côi xinh xinh ( mignon single) đường kính đến 5cm là cùng

Truyền thuyết 

Danh y Hoa Đà trồng cây thược dược trong vườn mà không biết đó là cây thuốc. Hồn hoa hiện thành cô gái đứng khóc mong được chú ý, nhưng ông cũng chẳng bận tâm. Chỉ đến khi bà vợ được chữa khỏi bằng cây này, ông mới biết đó là thuốc quý.

Trong các loài hoa, mẫu đơn đứng đầu, thược dược đứng thứ hai. Mẫu đơn được tôn xưng là "hoa vương", thược dược được coi là "hoa tướng". Danh y Lý Thời Trân của Trung Quốc cũng đánh giá như vậy khi nói về tác dụng chữa bệnh của hai loài hoa này.

Tuy chỉ là "hoa tướng" nhưng thược dược lại thành danh sớm hơn mẫu đơn. Tương truyền từ 3.000 năm trước, vào thời Tam Đại, thược dược đã được trồng để thưởng ngoạn ở rất nhiều nơi trong khi người ta còn chưa biết đến hoa mẫu đơn. Khi mới phát hiện ra mẫu đơn, người ta tưởng đó chỉ là một loài thược dược, nên đã gọi nó là "mộc thược dược". Hai hoa này nhìn thoáng qua rất giống nhau nên người xưa thường gọi là hai chị em.

Về sau, người ta phát hiện mẫu đơn và thược dược tuy cùng họ nhưng là hai cây khác nhau. Thược dược là loài thân thảo, còn mẫu đơn là cây thân gỗ. Thược dược được xếp vào nhóm thuốc bổ huyết, sử dụng chủ yếu để bồi dưỡng cơ thể; còn mẫu đơn thuộc nhóm thanh nhiệt lương huyết, chủ yếu dùng khi cơ thể đã mắc bệnh.

Bạch thược dược (Paeonia Lactiflora) có hoa rất to, mọc ở ngọn thân, tựa như hoa mẫu đơn hay thược dược cảnh. Cánh hoa màu hồng nhạt hay trắng muốt, nhị vàng cam, rễ phình to thành củ. Củ này luộc chín phơi khô chính là vị thuốc bạch thược. Cây bạch thược này không phải là cây hoa thược dược (Dahlia variabilis Desf) vẫn được trồng nhiều trong dịp Tết.

Tương truyền, tác dụng chữa bệnh của bạch thược đã được danh y Hoa Đà phát hiện ra trong một tình huống rất ly kỳ. Để nhận biết và tránh nhầm lẫn các vị thuốc, ông đã trồng đủ thứ cây thuốc quanh nhà. Một hôm có người đem biếu ông cây hoa lạ, nói rằng có thể dùng chữa bệnh nhưng không rõ chữa được bệnh gì. Hoa Đà đem trồng ở góc sân bên cửa sổ.

Xuân tới, cây ra những bông hoa rất to, trắng muốt, thơm như hoa hồng. Ông thử hái hoa sắc uống nhưng không nhận thấy có gì khác lạ. Ông lại hái lá rồi hái cành đem thử cũng không phát hiện điều gì đặc biệt. Nghĩ rằng cây hoa này tuy đẹp nhưng không có tác dụng chữa bệnh nên mấy năm liền, Hoa Đà không để ý đến nó nữa.

Một đêm thu, Hoa Đà đang ngồi đọc sách, bỗng nghe thấy ngoài cửa sổ có tiếng con gái khóc thút thít. Nhìn ra, ông thấy dưới ánh trăng mờ, có một người con gái rất đẹp đang đứng đó khóc. Ông tự hỏi, không biết con gái nhà ai, chắc có nỗi oan ức nào đây. Ông khoác áo ra ngoài nhưng nhìn trước nhìn sau không thấy bóng người nào nữa, chỗ cô gái đứng khóc chỉ còn một cây thược dược.

Hoa Đà đi vào và tự nhủ: "Cho dù nhà ngươi có linh tính thì bây giờ cũng đang là mùa thu, hoa đã tàn, lá đã rụng, còn sử dụng được vào việc gì?".

Nhưng ông vừa ngồi xuống tiếp tục đọc sách thì lại nghe tiếng khóc thút thít, nhìn ra vẫn là cô gái ban nãy. Hoa Đà bước ra, cô lại biến mất, vẫn chỉ có cây bạch thược. Sự việc cứ lặp đi lặp lại mấy lần khiến Hoa Đà vô cùng ngạc nhiên. Ông bèn đánh thức vợ đang ngủ say dậy kể lại chuyện.

Bà nói: "Tất cả các cây trong vườn đều được ông sử dụng làm thuốc cứu người, chỉ có cây bạch thược này bị bỏ quên, chắc là nó có nỗi oan ức". Hoa Đà bảo: "Tôi từng thử tất cả các bộ phận của nó thấy chả có tác dụng, vậy còn oan ức nỗi gì?".

Bà vợ nói: "Ông mới thử những thứ trên mặt đất, còn rễ của nó thì sao?". Nhưng danh y gạt đi: "Hoa lá cành còn chẳng có gì đặc biệt, vậy thì còn thử rễ làm gì?". Dứt lời, ông nằm xuống ngủ thiếp đi. Bà vợ suốt đêm không sao chợp mắt, nghĩ rằng chồng mình đã thay đổi, không còn lắng nghe ý kiến của người khác như trước kia nữa.

Vài hôm sau, bà vợ Hoa Đà bỗng nhiên bị đau bụng, băng huyết rất nhiều, uống đủ thứ thuốc không đỡ. Bà liền lén ra vườn đào rễ cây bạch thược đem sắc uống. Chỉ nửa ngày sau, bụng đã hết đau, máu cũng không còn chảy nữa. Nghe vợ kể lại, Hoa Đà rất cảm kích: "Cảm ơn bà đã thức tỉnh ta, nếu không thì ta đã để mai một cây thuốc quýquý".

Sau sự kiện đó, ông thử nghiệm và nhận thấy ngoài tác dụng giảm đau, cầm máu, rễ bạch thược còn có tác dụng dưỡng huyết và chữa được nhiều bệnh phụ khoa. Cây hoa lạ này ban đầu có tên bạch thược, sau đó Hoa Đà thêm chữ "dược" thành bạch thược dược.

Cùng với thời gian, Đông y phát hiện thêm nhiều công dụng nữa của cây bạch thược. Nó trở thành thuốc bổ huyết thiết yếu, phổ tác dụng rộng và tần suất sử dụng rất cao. Bạch thược chủ trị kinh nguyệt rối loạn, vã mồ hôi, mồ hôi trộm, đau đầu, chóng mặt. Trên lâm sàng y học hiện đại, nó chữa tử cung xuất huyết, viêm thận mạn tính, tăng huyết áp, tiểu đường, viêm võng mạc, cường tuyến giáp...

Kỹ thuật trồng - chăm sóc và nhân giống 

Nhân giống

*Nuôi cấy mô tế bào:
Được thực hiện trong những phòng thí nghiệm khép kín với các khâu kỹ thuật phức tạp, liên hoàn và cũng là phương pháp khoa học, hiện đại nhằm phục vụ cho sản xuất với qui mô công nghiệp lớn. Ưu điểm của phương pháp nhân giống nuôi cấy mô là cho hệ số nhân giống rất cao, cây đều, sạch bệnh, chất lượng cây giống cao, đồng nhất về mặt di truyền. Qui trình được thực hiện qua các giai đoạn: khử trùng vật liệu (ngọn, mầm), tái sinh chồi, nhân nhanh cụm chồi để tạo cây hoàn chỉnh và trồng ra vườn sản xuất. Hiện nay phương pháp nuôi cấy mô được áp dụng với hầu hết các giống cây trồng để cung cấp cây giống có chất lượng cao với số lượng lớn cho sản xuất. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, các trang thiết bị hiện đại, đắt tiền nên chỉ được thực hiện ở những cơ sở sản xuất giống lớn như các trung tâm khoa học, các viện nghiên cứu. Nông dân có thể liên hệ với các cơ sở này để mua giống.

*Giâm cành:
Phương pháp này đơn giản, dễ làm, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, bà con nông dân có thể tự sản xuất được cây giống có chất lượng mà vẫn giữ được những đặc tính di truyền tốt của giống gốc. Qui trình gồm các bước:

+ Chuẩn bị vườn cây mẹ: 
Nếu cần trồng từ 15-20 ha hoa thược dược cần có 1 ha vườn giống cây mẹ đảm bảo chất lượng, sạch sâu bệnh. Ngoài tiêu chuẩn của vườn sản xuất hoa, việc bố trí lựa chọn vườn cây mẹ phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như cao ráo, kín gió, gần đường để thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản mầm con và nếu có điều kiện nên làm nhà che bằng nilon để tránh mưa to, gió lớn, nắng nóng… Những mầm cây mẹ được chọn là những giống nhập nội, từ nuôi cấy mô tế bào hoặc từ các mầm ngoài vườn sản xuất ra rễ nhiều, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh được trồng với khoảng cách 15 x 15cm (mật độ 400.000 cây/ha). Sau trồng từ 12 đến 15 ngày tiến hành bấm ngọn lần 1 để cây ra nhiều nhánh và 20 ngày sau lại bấm ngọn lần 2. Sau 2 lần bấm ngọn từ 1 cây mẹ ban đầu sẽ cho ta từ 9 đến 15 ngọn có thể cắt đem giâm. Lần bấm ngọn này cũng có tác dụng tạo tán, tạo mầm cho cây. Sau đó cứ 15-20 ngày lại thu được 1 lứa mầm. Như vậy, từ 1 cây có thể cho tới 50-70 mầm. Với mức độ bấm ngọn và cắt mầm như vậy trong 1 vụ từ 4-6 tháng, 1ha cây mẹ có thể cung cấp từ 6-8 triệu chồi giâm đủ trồng từ 15-20 ha.

+ Chuẩn bị nhà giâm cành:
Nếu có điều kiện thì sử dụng các nhà giâm cố định bằng nhà kính, nhà lưới với các thiết bị điều tiết ánh sáng, gió, nhiệt độ, độ ẩm là tốt nhất. Ngoài ra bà con có thể tự thiết kế nhà giâm cành đơn giản bằng các vật liệu rẻ tiền như các thanh tre uốn thành hình vòng cung có độ vòm dài từ 2,2-2,5m, cao từ 1,8-2m có che phủ bằng 2 lớp nilon có tác dụng hạn chế cường độ ánh sáng và làm giảm nhiệt độ, hạn chế mưa gió và giữ ẩm bên trong. Chọn những cành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá non, có sức sống khỏe với chiều dài từ 6-8cm, có từ 3-4 lá xanh tốt, không bị sâu bệnh để đem giâm. Cành to, lá nhiều thì giâm thưa (3 x 3cm = 1.000 cành/m2); cành nhỏ, ít lá giâm dày hơn (2,5 x 2,5cm = 1.500 cành/m2); mùa thu giâm dày hơn mùa hè.

+ Xử lý cành giâm:
Cắt cành giâm vào buổi sáng, đem xử lý và giâm ngay để tránh mất nước, cây héo sẽ ảnh hưởng đến ra rễ. Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng như IAA, IBA hoặc NAA pha loãng nồng độ từ 25 đến 50ppm, nhúng gốc cành vào dung dịch trong 10-15 giây để kích thích cây nhanh ra rễ.

+ Giâm cành: 
Cắm gốc cành sâu 1,5-2cm trên nền luống hoặc trong các khay nhựa chuyên dụng có chứa cát sạch. Có thể giâm bằng 2 cách: giâm khô (cắm gốc cành vào cát sạch rồi tưới nước) hoặc giâm ướt (tưới đẫm nước cho cát ẩm rồi giâm cành). Thời gian cho cành giâm ra rễ khoảng từ 10-15 ngày tùy theo thời tiết (mùa nóng và mùa lạnh mất từ 15-20 ngày, những tháng mát mẻ chỉ mất từ 7-10 ngày) do đó cần căn cứ thời vụ trồng sản xuất để bố trí giâm cành cho thích hợp. Thường xuyên tưới đủ nước bằng cách phun sương cho cành giâm nhanh ra rễ (những ngày đầu phun 3-4 lần/ngày, những ngày sau phun giảm dần nhưng vẫn đảm bảo cho lá luôn xanh tươi). Cắt bỏ những lá vàng, lá già, phun bổ sung phân bón lá khi cành đã hồi phục và ra rễ cho cây sinh trưởng tốt. Sau 12-15 ngày kể từ khi giâm, mỗi cây cho 3-5 rễ dài 2-3cm, lá ổn định là có thể bấng đem trồng ra vườn sản xuất được.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

+ Chôn củ

Đa số thược dược trồng bằng củ. Thông thường cây thược dược cần nắng chan hòa. Nhưng nơi nào quá nóng nực, phải che bớt nắng chiều. Lỗ trồng cần bón nhiều phân mục, phân hữu cơ. Đất sét nặng thì phải trộn thêm cát. Lỗ trồng sâu chừng 30cm. Đa số giống cách quãng 90 – 100cm : các giống cao cách nhau 120 – 150cm, các giống lùn cách nhau 30 – 60cm. Bón ¼ chén phân hóa học, nếu cần, vào đáy lỗ, rồi trộn thêm 10cm phần đất. Cắm cọc dài 150m vào lỗ. Đặt củ nằm ngang trong lỗ, mắt ngó về hướng cọc cách cọc 5cm. Phủ 7- 8cm đất trên củ. Tưới thường xuyên, nếu không mưa. Khi củ đâm chồi, lấp lỗ dần dần. Loài thược dược cao thì phải trồng bằng hột rồi cấy cây con vào lỗ. Thược dược lùn cũng trồng hột, rồi cấy cây con.

+ Cắt bớt chồi và bấm ngọn

Đối với những giống thược dược cao, thì cắt bớt chồi, chỉ để lại một hay hai chồi mọc mạnh. Có thể sử dụng các chồi cắt bỏ làm hom đem giâm. Khi chồi có độ 3 cặp lá, thì bấm ngọn ngay trên cặp lá cao nhất. Sẽ có hai chồi đâm ra từ mỗi cặp lá. Đối với thược dược bông to, bấm tất cả các mầm hoa, ngoại trừ mầm cuối. Nên rải phân chứa nhiều Phosphat hay bồ tạt khi mầm hoa đầu tiên xuất hiện. Tránh dùng phân đạm nồng lượng cao, nếu không thân sẽ yếu, mềm, củ sau đó hay thối khi tồn trữ. Bổi gốc chứ đừng cuốc bỏ, vì sẽ làm hư rễ.

+ Cắt cành thược dược

Cắt cành cắm hoa vào sáng sớm hay buổi chiều tối. Ngâm cành cắt ngay vào 5 -7cm nước ấm. Để nước lạnh dần qua đêm.

+ Đào củ, tồn trữ củ

Khi ngọn thân trở màu vàng nâu, thì cắt đi, cách gốc chừng 10cm trên mặt đất. Đào cụm củ cách gốc chừng 30cm, coi chừng đứt củ, rũ hết đất còn dính nhiều và phơi củ 2 – 3 giờ nắng. Sau đó áp dụng một trong hai phương pháp sau đây:

- Chia cụm ngay. Các củ mới đào thường dễ cắt, và cũng dễ phân biệt mắt(mầm) lúc này. Nên rắc lưu huỳnh – Sulfur cho củ khỏi thối, chôn củ trong cát, mạt cưa hay vermiculite và tồn trữ nơi mát mẻ, khô ráo suốt mùa đông lạnh lẽo.

Không chia cụm. Phủ cụm đầy cát khô, mạc cưa, perlite hay vermiculite. Tồn trữ nơi khô ráo, mát lạnh nếu có mùa đông lạnh gắt. 2 – 4 tuần lễ trước khi hết lạnh, và trước khi đem trồng, cắt củ từ cụm bằng dao sắt. Chừa lại chừng 2 - 3cm thân ở một củ. Củ cần có mắt hay có mầm mới đâm chồi sau đó được. Đặt củ trong đất cát ẩm hầu khuyến khích củ nảy chồi.

Văn chương - Tản mạn 
Vừa thoáng nghe em hát
Lời ca em thiên thâu
Đứng im ngoài hàng dậu
Em mỉm nụ nhiệm mầu
Lặng nhìn em kinh ngạc
Ta sụp lạy cúi đầu


Vài câu thơ của Quách Thoai đủ diễn tả những đóa Thược Dược vườn tôi . Thân mong manh thảo, nâng đóa hoa diệu kỳ bao nhiêu lớp cánh . Ngắm hoa tưởng như nghe hoa đang hát, đâu chỉ mình nhà thơ mà cả tôi trong đó .

Nhìn những đóa hoa lại nhớ một đọan thơ Tagore , đọan thơ rất hay trong tập Tâm Tình Hiến Dâng .
Nếu em chẳng hé một lời
Anh cũng đành lấy im lặng nơi em
Mà lấp đầy tim mình
Anh sẽ nín thinh chịu đựng
Như đêm tối có trăng sao canh chừng
Như đêm tối cúi đầu kiên nhẫn
Rồi bình minh thế nào cũng tới
Bóng tối rồi sẽ tan đi
Tiếng em cao vút lên cao
Tiếng em cất thành tiếng suối lóng lánh tỏa khắp trời mấy
Từng lời ân cần em nói vào tổ chim anh gầy nuôi
Tiếng em cất thành ánh nắng rực rỡ vườn cây anh trồng .

Hái bông hoa nhỏ bé này đi
Đừng ngại ngần gì anh ơi
Đừng trù trừ gì anh ơi
Em sợ hoa rụng cánh rơi
Tan vào vũ trụ mất thôi


Ý thơ mượt mà , nỉ non , yêu thương đầm ấm . Ôm đàn hát . Có biết gì nhiều hơn khóa sol và bảy nốt nhạc . Các bạn xưa cùng nhau hát, hát những lời thơ 

"Sụp lạy cúi đầu"- vì nét đẹp bất ngờ tìm bắt được, vì âm thanh tạo hóa ban cho nghe được . Chừng như em đang hát , chừng như gío đưa giọng em vút cao, chừng như mây lãng đãng nâng cung bậc bổng trầm . Đóa thược dược trong cung xưa nào ai óan , những lớp cánh chồng chất nỗi niềm . Đóa thược dược vườn tôi cũng rất nhiều lớp cánh nhưng chồng chất chia xẻ, ủi an . Dù héo tàn, hoa vẫn luôn một đóa vẹn tuyền , không rã cánh tả tơi .

Mấy mươi năm bạn cũ , hát lại bài thơ cũ, điệu đàn hòa âm rộn rã , thay tiếng đàn thùng đơn sơ. Tôi cũng cất tiếng hát , hát lại bài thơ cũ , nhưng tâm tình nguyên vẹn thuở nào , búng dây tơ hát cho anh nghe . 

Hái bông hoa nhỏ bé này đi
Đừng ngại ngần gì anh ơi
Đừng trù trừ gì anh ơi
Em sợ hoa rụng cánh rơi
Tan vào vũ trụ mất thôi


Hãy cho mọi người cùng nghe lời yêu thương em dành cho anh, chứng tích vững bền , trơ trơ tuế nguyệt, dập dềnh sóng gío gian lao vẫn kiêu hãnh nở hoa .
Vẫn thanh thản cất tiếng, thành tiếng suối, thành ánh nắng , ngay trong những ngày u ám Đông sang .

Khéo tay 

Gấp giấy Hoa Thược Dược




Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.