Nguồn gốc tên gọi
Dendrobium là một chi lớn trong Họ Phong lan. Hiện nay chi này bao gồm hơn 1.200 loài. Chi Dendrobium được phân bố rộng rãi nhiều ở Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á cho đến Philippines, Borneo, nước Úc, Tân Gui-nê, Quần đảo Solomon và New Zealand.
Tên Dendrobium được ghép từ tiếng Hy lạp gồm từ Dendron ("cây") và bios("sinh sống"); nghĩa là "loài sống trên cây", hoặc gọn hơn "thực vật biểu sinh"
Chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) là chi lan có số lượng cực kỳ lớn, và cực kỳ đa dạng về hình dáng, màu sắc và kích thước với hơn 1500 loài khác nhau, là chi lớn thứ 2 trong họ hoa Lan, sau chi Lan Lọng (Bulbophyllum). Dendrobium có tên từ chữ Hy Lạp ghép lại: dendro (cây) và bios (cuộc sống), để chỉ dòng lan sinh sống trên các cành cây cao. Vùng Đông Nam Á có thể coi là quê hương của chi lan Hoàng thảo với hàng trăm loài khác nhau. Riêng ở Việt nam đã có hơn 100 loài.
Dendrobium là một chi lớn trong Họ Phong lan. Hiện nay chi này bao gồm hơn 1.200 loài. Chi Dendrobium được phân bố rộng rãi nhiều ở Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á cho đến Philippines, Borneo, nước Úc, Tân Gui-nê, Quần đảo Solomon và New Zealand.
Tên Dendrobium được ghép từ tiếng Hy lạp gồm từ Dendron ("cây") và bios("sinh sống"); nghĩa là "loài sống trên cây", hoặc gọn hơn "thực vật biểu sinh"
Chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) là chi lan có số lượng cực kỳ lớn, và cực kỳ đa dạng về hình dáng, màu sắc và kích thước với hơn 1500 loài khác nhau, là chi lớn thứ 2 trong họ hoa Lan, sau chi Lan Lọng (Bulbophyllum). Dendrobium có tên từ chữ Hy Lạp ghép lại: dendro (cây) và bios (cuộc sống), để chỉ dòng lan sinh sống trên các cành cây cao. Vùng Đông Nam Á có thể coi là quê hương của chi lan Hoàng thảo với hàng trăm loài khác nhau. Riêng ở Việt nam đã có hơn 100 loài.
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
Ngành (divisio): Magnoliophyta
(không phân hạng) Monocots
Bộ (ordo): Asparagales
Họ (familia): Orchidaceae
Phân họ (subfamilia): Epidendroideae
Tông (tribus): Podochilaeae
Phân tông (subtribus): Dendrobiinae
Chi (genus): Dendrobium
Sw
Species
About 1,200; see List of Dendrobium species
Tên đồng nghĩa : Callista Lour. Ceratobium, Pierardia Raf. (non Roxb. ex Jack: preoccupied), Thelychiton
Xuất xứ
Dendrobium là loài lan (genus) đông đảo nhất với hơn 1000 giống (species) nguyên thủy được chia thành 40 nhóm (sections) thuộc giòng dendrobiinae. Loài lan này xuất xứ từ Ấn độ sang đến Á Châu tới quần đảo Tahiti, trên từ Hàn Quốc đến Nhật Bản xuống dưới Châu Úc và Tân tây lan. Vì vậy khí hậu khác nhau cho nên cách trồng cũng khác: về ánh sáng, nước tưới. Trong bài này chỉ nói chung chung về những giống mọc trong những vùng thuộc Đông Nam Á Châu và Việt Nam mà thôi.
Dendrobium do tiếng La tinh, "dendro" nghĩa là cây, còn chữ "bios" nghĩa là sự sinh sống. Do đó dendrobium được hiểu là cây lan sống ở trên cây (epiphytic) hay phong lan. Tiếng Việt thường gọi là lan Hoàng Thảo có lẽ bởi vì trước kia chúng ta không phân biệt giữa loài và giống nên chỉ nhằm vào các cây có hoa mầu vàng mà thôi. Thực ra lan Dendrobium có nhiều mầu sắc và hình thái khác nhau. Hiện nay có nhiều người dùng chữ Đăng lan thay cho Dendrobium như Cát lan cho Cattleya chẳng hạn.
Ứng dụng trong y học
Phỏng theo Dendrobium and its relatives do
Bill Lavarack, Wayne Harris và Geoff Stocker
Nhiều người gọi chung các giống lan Dendrobium là Hoàng thảo, như vậy chỉ đúng với những cây có hoa mầu vàng mà thôi. Bởi vì Dendrobium có đủ sắc trắng, tím, hồng, đỏ, cam v.v... vì vậy xin tạm gọi là Đăng lan cho gần giống với cách phát âm quốc tế.
Theo báo cáo mới nhất của giáo sư Leonid Averyanov,Việt Nam có khoảng 110 giống. Ngoài việc cung cấp hương sắc cho đời, Đăng lan còn được dùng trong rất nhiều lãnh vực khác nhau. Từ đời nhà Hán (200 năm trước Thiên chúa giáng sinh và 200 năm sau) Đăng lan đã được dùng như là một dược liệu. Người Trung hoa và ngay cả Nhật Bản, Đại hàn, Tây tạng và Đài loan đều gọi dược liệu này là Shih-hu gồm khoảng 20 giống phần đông thuộc giống D. nobile (Thạch hộc). Shih-hu có nghĩa là "Đá sống" hàm ý cây này rất cứng cát, sống lâu. Theo Đông y người ta cho rằng cây lan này là một vị thuốc bổ dương tăng thêm sức mạnh tình dục và trường thọ, cho nên đến bây giờ vẫn còn thông dụng. D. nobile có chất alkaloid và đặc biệt chất dendrobine được dùng trong y dược.
Tại Mã lai những cây Dendrobium bản địa coi như là có năng lực thần bí dùng làm bùa tái hợp cho những cặp tình nhân, gây can đảm cho những kẻ săn đầu người, làm cho con chó săn thêm thính mũi hoặc dùng để xua đuổi tà ma. Họ còn dùng cây D. crumenatum (Thạch hộc, Bạch câu, Tuyết mai) làm thuốc bổ. Lá cây Dendrobium được người Tân tây lan (Papua New Guinea) dùng để gói bánh mặn. Thổ dân tại quần đảo Andaman cắt thân cây lan này ra làm cà vạt. Tại miền bắc Queensland thân cây D. discolor được xẻ ra làm vũ khí, trong khi đó tại Phi Luật Tân, thân cây D. heterocarpum phơi khô dùng làm giây lưng để giữ chiếc khố quấn ngang thắt lưng. Họ cũng dùng thân cây D. crumenatum bện thừng và đan mũ, D. heterocarpum để trang trí quần áo, thân cây D. polytrichum để đan rổ rá. Nước ép từ thân cây D.affine được người ở Arnhem Land và Groote Eyland dùng làm thuốc hãm mầu trang trí trên vỏ cây hay trên đá dùng cho lễ hội. Nước cây này có thể hòa thẳng vào với mầu vẽ hoặc quét lên trên để cho mầu khỏi phai..
Ở Nam Dương, thân cây của những giống Dendrobium nguyên thủy như D. acuminatissimum, D. bilfate và D. macrophyllum được dân chúng dùng trong việc đan lát rổ rá hoặc đan ghế ngồi. Tại nhiều nơi khác như quần đảo Solomon, bán đảo Cape York, quần đảo Torres Strait, Irian Jaya, Molucas, v.v... người ta đem cây Dendrobium ra phơi nắng hay hơ trên lửa. Phần ngoài của thân cây có mầu vàng được tước ra để đan chiếu, vòng đeo tay, cung tên hay các vật dụng sơ khai như quần áo, đồ trang sức, đồ cúng lể hay tang ma v.v... Tại Sulawesi và Kalimantan thân cây Diplocaulobium utile được chẻ ra và phơi khô cho có mầu vàng để trang trí cho các vật dụng nhỏ như giỏ hay hộp đựng xì gà. Vì sự hiếm quý, cho nên ở Sulawesi các thảm, chiếu hay đồ đan bằng giống lan này chỉ dành riêng cho hoàng gia hay các nhà quý tộc.Trong khi đó tại Nhật Bản D. moniliforme được coi như biểu hiệu của sự trường thọ và dùng cho việc trang trí các đền đài.
Trên miền cao nguyên của Papua New Guinea, nhiều giống Dendrobium nguyên thủy đã cung cấp hoa, lá và thân cây cho việc tô điểm cho thân thể. Để có sẵn cây lan người ta trồng ở ngoài vườn hay trên mái nhà. Các thiếu nữ ở Manipur cài hoa D. densiflorum ở vành tai, và dùng D. clavatum làm nước hoa. Người ở Sumatra quấn lá cây Grastidium quanh đầu vì hương thơm của nó. Phụ nữ ở quần đảo Manus nghiền nát lá lan D. crosum với dầu dừa làm một thứ nước hoa hỗn họp.
Vài thứ lá cây Dendrobium ở Tân tây lan được dùng làm thuốc ho. Tại Ấn độ D.monticola và D. ovatum dùng làm cho da được mềm mại và D. moschatum (Thái Bình) chữa chứng đau tai. Tại Mã Lai D. bifarum, D. planibulbe và D. purpurum dùng để chữa trị nhiều chứng bệnh về da. Ở Tây Mã Lai và Java cây D. crumenatum được dùng để chữa chứng đau tai hay nhiễm trùng trong tai. Cây D. hymenanthum dùng để chữa bệnh phù thủng và cây D. sulbulatum được nghiền ra để trị chứng nhức đầu ở Tây Mã Lai. Lá cây D. crispatum cũng được dân Tahiti vò ra để chữa nhức dầu và làm dịu cơn đau trầm trọng. Người Phi luật tân dùng D. taurinum làm thuốc gội đầu tri chứng rụng tóc. Tại Queenland, Úc Châu người ta dùng D. discolor để làm thuốc chữa bệnh nhiễm trùng và thuốc chữa bệnh hắc lào (lác)
Một vài giống Dendrobium ở Tân Tây lan được ghi nhận là có tính chất kích thích tình dục. Những giống nguyên thủy khác như D. acinaciforme ở Ambon, D. chryseum ở Ấn Độ, D.moniliforme tại Đại hàn, Đài Loan và D. nobile ở Trung Hoa đã và đang được dùng trong mục đích này.
Chúng ta cũng đừng quên rằng ngoài những công dụng kể trên Đăng Lan còn cung cấp cho những nhà chơi lan tài tử hay thương mại những bông hoa tuyệt đẹp. Đăng lan với những loại Dendrobium, Latouria, Phalaenanthe và Spatulata đã được ghép lại với nhau thành ra biết bao nhiêu giống hoa lai đặc biệt cung cấp cho thị trường thương mại. Một nhóm lan lai rất thành công được goi là "Pompadour hybrids" được ghép từ cây D. bigibbum của Úc đại lợi vừa được chọn là hoa của tỉnh bang Queenland.
Ngoài ra những giống lan D. nobile "Yamamoto" đã mang lại cho người Nhật tại chính quốc và tại Hawaii một số lợi nhuận khổng lồ.
Trong chuyến viếng thăm quê nhà vào năm 2000 và 2005 kẻ viết bài đã thấy người dân bán những bó lan Dendrobium nobile như rơm, như rạ trong các chợ từ Sơn Tây lên Vĩnh Phúc Yên, Lai Châu, Lào Cai hay trên con đường đi vào đền Hùng.
Theo báo cáo của tổ chức CITIES, những năm vừa qua Việt Nam đã xuất cảng hàng trăm tấn lan này sang Đài loan, Trung quốc. Họ mua của Việt Nam với giá rẻ mạt, rồi xuất cảng đến các cộng đồng người Hoa ở khắp Á Châu với giá gấp trăm lần khi mua vào.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan Hoàng Thảo
Dendrobium là giống lan lớn thứ hai trong họ nhà lan với khoảng 1100 loài đã được đặt tên. Các thành viên của giống này có sự khác biệt rất lớn cả về hình dạng cây;hình dạng hoa; kích cỡ, màu sắc và mùi hương của hoa. Trong tự nhiên, các thành viên của giống này có mặt ở khắp nơi từ bờ biển, ven sông, cao nguyên, rừng mưa nhiệt đới cho tới các dãy núi phủ tuyết. Môi trường sống của chúng khác nhau nên cách chăm sóc cũng khác nhau, vì vậy chúng tôi đề nghị cần phải tìm hiểu thật cẩn thận để có thể có được cách chăm sóc riêng biệt cho mỗi loại. Vui lòng tham khảo một số thông tin tổng quát dưới đây.
Những điều kiện chung
Một cách tổng quát, cách chăm sóc Dendrobium cũng tương tự như cách chăm sóc Cattleya. Ở Bắc bán cầu thời kỳ tăng trưởng của Dendrobium từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm.Trong thời kỳ này nên duy trì nhiệt độ ban đêm vào khoảng 15oC-18oC. Kiểm soát tốt ánh sáng, sự thông thoáng, độ ẩm là những việc làm cốt yếu đảm bảo cho việc trồng lan được thành công. Nếu cây lan không thể ra hoa, thử dời chúng đến một nơi khác mà có thể có nhiều hoặc ít ánh sáng hơn, nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn, thông thoáng hơn nơi chúng đang được trồng.
Vào thời kỳ nghỉ đông của cây lan, không nên bón phân, giảm tưới nước xuống mức chỉ đủ để giả hành không bị mất nước và teo lại. Trong thời gian nghỉ ngơi để chuẩn bị ra hoa , thỉnh thoảng phun sương có lẽ cũng đủ để giúp giả hành không bị teo lại.
1. ĐỐI VỚI LAN DENDROBIUM THUỘC NHÓM NOBILE (Nobile, chrysanthum, devonianum, topaziacum, và những cây lai của chúng)
Những cây Dendrobium thuộc nhóm này bị rụng lá vào mùa thu. Từ khoảng cuối mùa thu cho đến khi cây ra hoa nhiệt độ ban đêm nên vào khoảng 10oC – 13oC. Từ cuối mùa hè nên ngừng bổ xung Nitơ cho cây. Đừng dùng phân chậm tan cho những cây trưởng thành hoặc sắp có hoa (Vì sẽ không kiểm soát được việc ngừng bổ xung Nitơ). Vào những ngày đầu thu khi lượng chiếu sáng giảm xuống (Ngày ngắn) và nhiệt độ ban đêm trở nên lạnh hơn, chúng ta bắt đầu giảm lượng nước tưới (Chỉ tưới đủ để giả hành không bị teo). Việc kết hợp nhiệt độ lạnh, đêm dài hơn, ít nước tưới và thiếu phân bón sẽ tạo điều kiện để xảy ra tình trạng ngủ đông cho cây giúp cây ra hoa. Khi nụ hoa phát triển tối đa, thông thường những chồi non sẽ xuất hiện. Lúc này chúng ta có thể lại bỏ phân và tưới nước bình thường nhưng chú ý đừng để những chồi non vẫn còn bị ướt vào cuối buổi chiếu.
2. ĐỐI VỚI LAN DENDROBIUM THUỘC NHÓM ANOSMUM (anosmum, friedericksianum, heterocarpum, lituiflorum, parishii, pierardii, primulinum, aggregatum , jenkinsii và những cây lai của chúng)
Việc chăm sóc những cây lan thuộc nhóm này cũng tương tự như viếc chăm sóc những cây lan thuộc nhóm Nobile. Tuy nhiên nhiệt độ ban đêm vào mùa thu dành cho nhóm này có thể hơi cao hơn (Khoảng 13oC-15oC). Những cây con thuộc nhóm này thường là đã trưởng thành trước kỳ nghỉ đông. Vì thế việc giảm tưới nước, không bón phân… để tạo thời kỳ ngỉ ngơi cho cây lan có thể bắt đầu ngay khi những cây con phát triển hoàn chỉnh vào đầu thu. Một số cây thuộc nhóm này có thể chỉ ra hoa vào cuối xuân. Khi hoa tàn, những cây con sẽ lại xuất hiện.
3. ĐỐI VỚI LAN DENDROBIUM THUỘC NHÓM FARMERI (chrysotoxum, densiflorum, farmeri , thyrsiflorum và những cây lai của chúng)
Những cây thuộc nhóm này thường là không rụng lá. Chúng là những loài thường xanh vì thế không có giai đoạn ngủ đông. Tuy nhiên, nên để cây trải qua một thời kỳ lạnh khoảng 10oC-13oC vào ban đêm để kích thích cây ra hoa. Nếu không cung cấp được cho cây nhiệt độ lạnh thích hợp, giảm bớt nước tưới trong những tháng mùa thu, mùa đông. Nhưng khơng được cây lan khô nước hoàn toàn giống như những cây có kỳ nghỉ đông.
4. ĐỐI VỚI LAN DENDROBIUM THUỘC NHÓM FORMOSUM (dearei. formosum, infundibulum, jamesianum, pulchellum và những cây lai của chúng)
Những cây lan thuộc nhóm này có một điểm đặc sắc so với các nhóm khác nhờ vào lớp lông đen trên thân, nhất là ở những thân còn non. Nhưng cây thuộc nhóm này cũng cần điều kiện chăm sóc tương tự Cattleya. Nhưng để cây có thể cho hoa đạt nhất, cần có một giai đạn nhiện độ ban đêm khoảng 13oC-15oC vào mủa đông. Hoa của nhóm này trông mỏng manh nhưng lại rất bền. Không tưới nhiều nước khi những chồi non còn nhỏ.
5. ĐỐI VỚI LAN DENDROBIUM THUỘC NHÓM TRÚC LAN (antennatum, canaliculatum, ciliatum, discolor, dixanthum, gouldii, leonis, và những cây lai của chúng)
Những cây lan thuộc nhóm này cũng không rụng lá. Chúng nên được chăm sóc như đối với Cattleya, nhưng không nên để nhiệt độ xuống thấp hơn 16oC. Hoa của nhiều cây “trúc lan” lai thì tương đối lớn, lâu tàn và có vô số màu.
6. ĐỐI VỚI LAN DENDROBIUM THUỘC NHÓM PHALAENOPSIS (bigibbum, phalaenopsis, superbiens, dicuphum)
Cũng là cây thường xanh, nhưng cây thuộc loài này và những cây lai của chúng nên được trồng trong điều kiện nhiệt độ ấm quanh năm. Không bao giờ được để nhiệt độ xuống dưới 15oC. Những cây lan nhóm này có điều kiện trồng giống Cattleya nhất. Những cây mini cũng xuất phát từ nhóm này vì thế chúng cũng cần được chăm sóc như những cây có kích thước lớn. Cần cẩn thận không tưới quá nhiều nước lúc cây đang cho hoa và lúc cây ra chồi mới. Sẽ là không bình thường đối với nhừng cây lan thuộc nhóm này nếu chúng bị rụng lá.
Khi trồng giống lan hoàng thảo này bạn cần chú ý một số điểm sau đâu:
1. Chuẩn bị nhà trồng: Tùy theo điều kiện đầu tư và qui mô sản xuất để lựa chọn các phương án xây dựng nhà trồng hiện đại hay đơn giản cho thích hợp. Tuy nhiên, nhà trồng hoa lan Hoàng Thảo bắt buộc phải che được ánh sáng trực xạ bằng lưới cản quang, có các giá để chậu trồng lan.
2. Chuẩn bị giống, vật tư:- Cây giống được nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào đã được chăm sóc trong vườn ươm 3 tháng tuổi (cây cao 10-12 cm) bắt đầu có nhánh mới, khỏe mạnh.
- Chậu trồng bằng nhựa hoặc đất nung, có kích thước thích hợp (đường kính đáy dưới: 10 cm, đường kính miệng: 12 cm, chiều cao: 12 cm).
- Giá thể gồm có: than củi, xơ dừa đã được xử lý.
- Phân bón gồm các loại: phân bón nhả chậm loại N-P-K=20-20-20 và phân bón lá grow more loại N-P-K=20-20-20.
3. Kỹ thuật trồng: - Thời vụ trồng: Có thể trồng quanh năm nếu chủ động được giống, nhà trồng được đầu tư hiện đại có các thiết bị điều khiển nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm theo yêu cầu. Các tỉnh miền Bắc do có mùa đông lạnh, tốt nhất trồng vào mùa xuân (tháng 2-3 dương lịch) để tạo cho cây ổn định và phát triển tốt khi mùa đông đến, làm tăng khả năng chống rét và kịp ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán.
- Cách trồng: Cho 100 g than củi vào đáy chậu, trồng lan vào giữa chậu rồi dùng xơ dừa xếp xung quanh rễ giữa cho cây khỏi đổ. Tỷ lệ than củi và xơ dừa là 1:1 theo thể tích chậu.
- Tưới nước 2 lần/ngày bằng nước sạch (tốt nhất là nước mưa) bằng cách tưới phun mù cho ướt đều cây và giá thể.
- Sau trồng 15-20 ngày, khi rễ bắt đầu xuất hiện thì bón phân nhả chậm với lượng 1g/chậu, 6 tháng 1 lần (tránh để phân dính trực tiếp vào rễ mới). Pha 1 gam phân bón lá trong 1 lít nước sạch phun ướt đều lá và giá thể trong chậu với tần suất 1 tuần/lần.
- Chống rét cho lan: Che kín nilon xung quanh nhà trồng để tránh các đợt gió mùa đông bắc cho vườn lan bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau cần tăng cường thêm ánh sáng bằng các bóng đèn compac công suất 55 W/bóng với khoảng cách 2m/bóng, treo cách ngọn cây 1,2m.
- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên ngắt bỏ lá vàng, lá bị bệnh đem tiêu hủy. Pha thuốc Ridomil 75WP nồng độ 30 g/bình 10 lít nước sạch phun định kỳ để phòng các bệnh cháy lá, thối rễ… cho lan
Nhân giống thành công lan Hoàng thảo thân gãy
Nhóm tác giả Trương Thị Bích Phượng và Nguyễn Thanh Tùng, Đại học Huế đã nhân giống thành công cây lan Hoàng thảo thân gãy từ quả lan sau khi được khử trùng bằng phương pháp đốt nhanh dưới ngọn đèn cồn hoặc khử trùng bằng chất HgC12 0,5%, và gieo hạt không cộng sinh.
Nguyên liệu được sử dụng cho việc nuôi cấy là hạt lan còn nằm trong vỏ sau ba đến bốn tháng thụ phấn.
Sau khi hạt được khử trùng cấy lên môi trường cơ bản có N6-benzyladenine (BAP), Kinetin hay Naphthaleneacetic acid (NNA) để thăm dò khả năng nảy mầm.
Sau đó là quá trình nhân nhanh chồi và thể chồi, tạo rễ rồi chuyển cây con hoàn chỉnh ra khỏi phòng nuôi để huấn luyện thích nghi với điều kiện bên ngoài.
Cây con được trồng trên giá thể rêu nước và dương xỉ ở chế độ ánh sáng 50% và tưới phun sương trong quá trình sinh trưởng.
Sau một tháng trồng ở vườn uơm, tỷ lệ sống đạt tới gần 91%; nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật thì tỷ lệ cây sống trong vườn ươm cũng tương đương.
Được biết, lan Hoàng thảo thân gãy là loài đa thân có hoa nhỏ với số lượng hoa nhiều, đẹp và có mùi thơm vani.
Trước khi đề tài này được công bố, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu nuôi cấy loài lan giá trị này./
Văn học
Em sống một đời tầm gửi
Dâng đời sắc đẹp tự nhiên
Em như thiếu nữ ngoan hiền
Anh thương thì em mới nở...
(Xuân Tình)
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.