Type Here to Get Search Results !

Câu chuyện "Cắt cháo băm rau"

 Phạm Trọng Yêm là nhà chính trị và nhà văn học xuất sắc trong lịch sử Trung Quốc, ông không những đóng góp to lớn về mặt chính trị, mà còn có tài năng xuất sắc về mặt văn học và quân sự. “Nhạc Dương Lâu Ký” là bài văn nổi tiếng nhất của ông, trong bài văn này có một câu nổi tiếng là: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”, ý là “Lo trước điều lo của thiên hạ, vui sau điều vui của thiên hạ”, câu này được người đời sau ưa thích, và truyền tụng rộng rãi. Sau đây là một câu chuyện về ông thuở nhỏ học tập trong tình cảnh nghèo túng.

    Phạm Trọng Yêm là người đời Tống thế kỷ 10 công nguyên. Ông chưa tròn 3 tuổi, bố đã qua đời bởi bệnh tật, cuộc sống gia đình hết sức nghèo khó. Năm mười mấy tuổi, Phạm Trọng Yêm một mình đến Ứng Thiên Phủ trường học nổi tiếng lúc đó tìm thầy học tập. Trong thời gian học tập ở Ứng Thiên Phủ, Phạm Trọng Yêm sống hết sức khổ sở, vì không đủ tiền mua gạo, ông suốt ngày chỉ có thể ăn cháo trong một quãng thời gian dài. Buổi sáng hàng ngày ông lấy gạo nấu cháo, để cháo đặc nguội rồi chia thành ba phần, thái nhỏ rau muối, ăn ba bữa trong ngày.

    Một hôm, Phạm Trọng Yêm đang ăn cơm, một người bạn đến thăm, thấy ông ăn uống kham khổ quá, không nỡ lòng, bèn cho ông tiền cải thiện đời sống. Phạm Trọng Yêm từ chối hết sức kiên quyết bằng lời nói nhẹ nhàng. Bạn ông không thể nào thuyết phục ông được, ngày hôm sau anh bạn đưa đến nhiều món ăn ngon, Phạm Trọng Yêm đành phải chấp nhận.

    Mấy hôm sau, bạn ông lại đến thăm Phạm Trọng Yêm, bất ngờ nhìn thấy các món ngon như gà, cá v.v. tặng ông đã hư hỏng và có mùi, Phạm Trọng Yêm chưa ăn một miếng nào. Bạn ông tức giận lắm, nói với Phạm Trọng Yêm rằng: “Mày thanh cao quá, không chịu ăn chút nào, tao buồn lắm.”

    Phạm Trọng Yêm cười mà nói: “Mày đã hiểu lầm rồi, không phải tao không ăn, mà là không dám ăn. Vì tao sợ ăn thịt cá rồi không nuốt nổi cháo rau. Tao cảm ơn lòng tốt của mày, dù sao mày cũng đừng giận nhé.” Nghe xong lời nói của ông, bạn ông càng khâm phục phẩm chất của ông.

    Một lần, một người hỏi chí hướng của Phạm Trọng Yêm, Phạm Trọng Yêm trả lời rằng: “Chí hướng của tôi là không làm một bác sĩ giỏi, thì làm một tể tướng tốt. Bác sĩ giỏi khám bệnh cho người, tể tướng tốt quản lý nhà nước.” Sau đó, Phạm Trọng Yêm quả thật làm đến chức tể tướng, trở thành nhà chính trị nổi tiếng đời Tống.

    Phạm Trọng Yêm coi phát triển giáo dục và cải cách cơ quan quan liêu là hai mặt quan trọng để nhà nước lớn mạnh lên, ông ra sức lập trường học tại khắp các địa phương trong toàn quốc, tăng cường đội ngũ giáo viên, đào tạo các loại nhân tài nhà nước cần gấp. Ông đích thân dìu dắt những người có tài năng, nhà chính trị và nhà văn học Âu Dương Tu, nhà văn học Chu Đôn Di, nhà triết học Trương Tái sau đó rất nổi tiếng v.v. đều từng nhận được sự giúp đỡ của Phạm Trọng Yêm.

    Trong thời gian rỗi rãi sau khi hoàn thành công tác chính trị bận rộn, Phạm Trọng Yêm nỗ lực sáng tác, viết ra nhiều tác phẩm hay. Điều đáng nói là, ông phản đối những tác phẩm có nội dung hào nhoáng, rỗng không, chủ trương văn học liên hệ với xã hội hiện thực, thúc đẩy sự phát triển của xã hội và sự phát triển của con người. Chủ trương này đã ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của văn học đời sau.

***Chú thích:
- Phạm Trọng Yêm, tiếng Trung: 范仲淹, (989 - 1052), tự Hy Văn, thụy Văn Chánh, là một nhà chính trị, nhà văn, nhà quân sự, nhà giáo dục thời Bắc Tống. Ông là người huyện Ngô, Tô Châu (nay thuộc Tô Châu, Giang Tô.
- Ký tại lầu Nhạc Dương (Người dịch: Điệp luyến hoa)

慶曆四年春,滕子京謫守巴陵郡。越明年,政通人和,百廢具興,乃重修岳陽樓,增其舊制,刻唐賢今人詩賦於其上;屬予作文以記之。 

予觀夫巴陵勝狀,在洞庭一湖。銜遠山,吞長江,浩浩湯湯,橫無際涯;朝暉夕陰,氣象萬千;此則岳陽樓之大觀也,前人之述備矣。然則北通巫峽,南極瀟湘,遷客騷人,多會於此,覽物之情,得無異乎? 

若夫霪雨霏霏,連月不開;陰風怒號,濁浪排空;日星隱耀,山岳潛形;商旅不行,檣傾楫摧;薄暮冥冥,虎嘯猿啼;登斯樓也,則有去國懷鄉,憂讒畏譏,滿目蕭然,感極而悲者矣! 

至若春和景明,波瀾不驚,上下天光,一碧萬頃;沙鷗翔集,錦鱗游泳,岸芷汀蘭,郁郁青青。而或長煙一空,皓月千里,浮光躍金,靜影沈璧,漁歌互答,此樂何極!登斯樓也,則有心曠神怡,寵辱偕忘、把酒臨風,其喜洋洋者矣! 


嗟夫!予嘗求古仁人之心,或異二者之為,何哉?不以物喜,不以己悲,居廟堂之高,則憂其民;處江湖之遠,則憂其君。是進亦憂,退亦憂;然則何時而樂耶?其必曰:「先天下之憂而憂,後天下之樂而樂歟!」噫!微斯人,吾誰與歸!時六年九月十五日。

 => Tạm dịch:

Mùa xuân năm Khánh Lịch thứ tư, Đằng Tử Kinh bị biếm đi giữ quận Ba Lăng. Qua năm sau, chính sự thông suốt, dân tình hoà hảo, mọi vật hoang phế, bèn trùng tu Nhạc Dương lâu, gia bổ vào công trình cũ, trạm khắc thơ phú hiền nhân đời Đường và đương thời lên đó; vì thế tôi làm bài ký này. 

Tôi xem cảnh vật Ba Lăng, có một hồ Động Đình. Ngậm núi xa, nuốt Trường Giang, to lớn hùng vĩ, rộng không bờ bến; sáng trong chiều tối, muôn vàn khí tượng; những thứ đó làm nên quang cảnh Nhạc Dương lâu, tiền nhân đã đặt ra như vậy. Cảnh trí phía bắc liền với Vu Giáp, nam chạm tới Tiêu Tương, tao nhân mặc khách, về đây rất nhiều, ngắm tình cảnh vật, còn có gì hơn? 


Nếu ngày mưa dầm lã chã, suốt tháng không thôi; gió cuồng gào thét, sóng đục xô trời; sao trời thôi chiếu, núi cao mờ dạng; khách lái không đi, buồm nghiêng chèo gãy; chiều bến âm u, hổ kêu vượn hót; lên trên lầu này, tất thấy hoài hương cảm quốc, lo phạt sợ gièm, thê lương đầy mắt, đau buồn u uất làm sao! 


Nếu mùa xuân tươi trời rạng, sóng lặng nước yên, đất trời quang đãng, vạn dặm một màu; chim bãi bay liệng, cá gấm bơi đùa, chỉ bờ lan bãi, sắc thắm hương thơm. Hay như một dải khói dài, trăng trải vạn dặm, sắc trong ánh vàng, ngọc chìm cảnh tĩnh, cá hát đối nhau, vui vẻ khôn cùng! Lên trên lầu này, tất thấy tinh thần nhẹ nhõm, u cảm tiêu tan, nâng rượu trước gió, vui vẻ dương dương làm sao!
Than ôi! Ta từng hỏi những cao nhân đời xưa, nếu không phải hai điều trên, thì do đâu? Không vui vì cảnh, không buồn vì mình, ở miếu đường trên cao, tất lo cho dân; ở sông nước ngoài xa, tất lo cho vua. Dù tiến cũng lo, lui cũng lo; vậy thì vui được khi nào đây? Tất nói là: "Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ vậy"! Ôi! Con người nhỏ bé sao, ta thuở nào về! Đã sáu năm chín tháng mười lăm ngày.

http://www.youtube.com/watch?v=8_xXlHXebow

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.