Thế kỷ 1 trước công nguyên, Trung Quốc đang ở thời kỳ Nguỵ Thục Ngô ba nước phân lập, trong đó Nguỵ chiếm giữ miền bắc, Thục chiếm giữa miền tây nam, Ngô chiếm giữ miền nam. Một lần, Nguỵ cử nhiều quân, từ đường thủy tấn công Ngô ở ven sông Trường Giang. Không lâu, quân Nguỵ đã tiến gần Ngô, đóng quân ở bên sông, chuẩn bị tìm cơ hội tấn công.
Nguyên soái của nước Ngô Chu Du, sau khi nghiên cứu tình hình của quân Nguỵ, quyết định lấy cung tên phòng thủ quân địch đến xâm lược. Nhưng làm sao làm được 100 nghìn cái tên cần thiết trong thời gian ngắn? Bởi vì theo tình hình công thợ nước Ngô, làm nhiều tên như vậy, ít nhất phải 10 ngày, nhưng đối với phòng thủ nước Ngô, rõ ràng là thời gian quá dài.
Lúc đó quân sư của nước Thục Gia Cát Lượng đang ở thăm nước Ngô. Gia Cát Lượng là một người hết sức thông minh, vậy Chu Du bèn hỏi ông cách làm tên với tốc độ nhanh nhất. Gia Cát Lượng nói với Chu Du rằng, ba ngày là đủ rồi. Mọi người đều cho rằng Gia át Lượng là nói khoác, nhưng Gia Cát Lượng viết quân lệnh trạng, nếu đến lúc đó không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị chém đầu. Sau khi nhận nhiệm vụ, Gia Cát Lượng không vội. Ông nói với đại thần của nước Ngô Lỗ Túc, làm nhiều tên như vậy, dùng biện pháp bình thường tất nhiên là không thể được. Tiếp theo, Gia Cát Lượng kêu Lỗ Túc chuẩn bị 20 chiếc thuyền nhỏ, mỗi chiếc thuyền có 30 binh lính, trên thuyền lấy vải xanh làm màn, và che phủ bằng cỏ, Gia Cát Lượng nhiều lần yêu cầu Lỗ Túc giữ bí mật mưu kế của ông. Lỗ Túc khẩn trương chuẩn bị thuyền và các thứ cần thiết cho Gia Cát Lượng, nhưng không hiểu sự huyền bí trong đó.
Gia Cát Lượng hứa nội trong ba ngày chuẩn bị xong một trăm ngàn chiếc tên, ngày đầu tiên không thấy ông có động tĩnh gì, ngày thứ hai vẫn thế, ngày thứ ba sắp đến, mà vẫn không thấy cái tên nào, mọi người đều lo lắng thay ông, nếu đến giờ không hoàn thành nhiệm vụ, Gia Cát Lượng sẽ bị chém đầu. Đến nửa đêm ngày thứ ba, Gia Cát Lượng bí mật mời Lỗ Túc vào một chiếc thuyền nhỏ, Lỗ Túc hỏi: “ông mời tôi đến đây làm gì?” Chư Cát Lượng cười nói : “mời ông cùng đi lấy tên.” Lỗ Túc không hiểu, hỏi: “đi đâu lấy?” Gia Cát Lượng cười nói: “đến giờ ông sẽ biết.” Gia Cát Lượng ra lệnh hai mươi chiếc thuyền nhỏ nối bằng dây, tiến quân sang doanh trại của quân Ngụy.
Đêm hôm đó, sường mù trên mặt nước dày đặc đến mức giơ tay không nhìn thấy năm ngón. Sương càng dày, Gia Cát Lượng càng ra lệnh đoàn thuyền đi nhanh lên. Khi đoàn thuyền đến gần doanh trại quân Ngụy, Gia Cát Lượng ra lệnh đoàn thuyền xếp hạng hình chữ nhất, sau đó ra lệnh các binh sĩ trên thuyền đánh trống hô hoán. Lỗ Túc hoảng sợ, nói với Gia Cát Lượng rằng: “chúng tôi chỉ có hai mươi chiếc thuyền nhỏ, hơn ba trăm binh sĩ, nếu quân Ngụy đến, chúng ta tất phải chết.” Gia Cát Lượng cười nói: “tôi khẳng định quân Ngụy sẽ không ra quân trong trời dày đặc sương mù thế này, ta ngồi trong thuyền uống rượu cái đã.”
Quân Ngụy trong doanh trại nghe thấy tiếng trống và tiếng kêu hô, chủ soái Tào Táo liên triệu tập các đại tướng thương lượng đối sách. Cuối cùng quyết định, do trên sông Trường Giang sương mù dày đặc, không rõ tình hình cụ thể của quân địch, cho nên ra lệnh cung tên thủy quân bắn cấp tập, để phòng chống quân địch đổ bộ. Quân Ngụy sai khoảng mười ngàn tay cung tên đến bờ sông, bắn mạnh vào chỗ có tiếng kêu hô. Tên như mưa bay xuống đoàn thuyền của Gia Cát Lượng, chỉ trong một lúc, trên thân bia róm trong thuyền đã cắm đầy tên. Gia Cát Lượng ra lệnh đoàn thuyền chuyển mặt bia chưa có tên sang quân Ngụy, một lúc ở trên cũng đầy tên. Gia Cát Lượng tính toán tên trên thuyền đã đủ, ra lệnh đoàn thuyền nhanh chóng trở về, lúc này sương mù cũng dần dần tan đi, khi quân Ngụy biết được sự việc gì đã xảy ra thì rất hối hận.
Đoàn thuyền của Gia Cát Lượng đến doanh trại của quân Ngô, chủ soái nước Ngô Chu Du đã sai năm trăm binh sĩ chờ đợi xếp tên, qua tính toán, trên thuyền đủ một trăm ngàn chiếc tên. Nguyên Soái nước Ngô Chu Du không thể không khâm phục trí tuệ của Gia Cát Lượng. Sao Gia Cát Lượng biết được đêm hôm đó có sương mù? Hoá ra, ông giỏi về quan sát sự thay đổi của thời tiết, qua tính toán tỉ mỉ đối với khí tượng, đưa ra kết luận đêm hôm đó có sương mù lớn trên mặt nước. Như vậy, Gia Cát Lượng lấy được một trăm ngàn chiếc tên từ tay của quân địch bằng trí tuệ của mình.
***Chú thích: Gia Cát Lượng (Trung: 诸葛亮 <諸葛亮> (Gia Cát Lượng)/ Zhūge Liàng) tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là vị quân sư và đại thần của nước Thục thời hậu Hán. Ông là một chính trị gia, nhà quân sự, học giả và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật. Trong quân sự, ông đã tạo ra các chiến thuật như: Bát Quái trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy). Tương truyền ông còn là người chế ra đèn trời (Khổng Minh đăng - một dạng khinh khí cầu cỡ nhỏ) và món màn thầu. Thân thế Gia Cát Lượng được biết tới nhiều qua tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa.
***Chú thích: Gia Cát Lượng (Trung: 诸葛亮 <諸葛亮> (Gia Cát Lượng)/ Zhūge Liàng) tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là vị quân sư và đại thần của nước Thục thời hậu Hán. Ông là một chính trị gia, nhà quân sự, học giả và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật. Trong quân sự, ông đã tạo ra các chiến thuật như: Bát Quái trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy). Tương truyền ông còn là người chế ra đèn trời (Khổng Minh đăng - một dạng khinh khí cầu cỡ nhỏ) và món màn thầu. Thân thế Gia Cát Lượng được biết tới nhiều qua tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.