KHUYẾN NGHỊ: Nếu bạn bị đau bụng và tất cả những gì bạn đọc ở đây mà bạn vẫn không thể xác định một cách chính xác thì tôi khuyên bạn tốt nhất là đi gặp bác sĩ ở một cơ sở y tế gần nhất. Thứ 2, đừng để khi cơn đau quá sức chịu đựng của bạn thì mới đi gặp bác sĩ. Đừng vì nhác đi ra đường hay ngại việc khám bệnh mà nén chịu nỗi đau cùng cái dạ dày của bạn. Vì rất có thể bạn sẽ phải trả rất, rất nhiều tiền thậm chí cả cái mạng chỉ vì coi thường một cơn đau bụng.
Vị trí đau có thể cho biết nguyên nhân
Vì nhiều tạng trong bụng cần cho sự sống và tín hiệu chúng gửi đi khá phức tạp, nên việc xác định nguyên nhân đau bụng có thể rất khó khăn. Tuy nhiên, xác định vị trí đau giúp bác sĩ sớm phát hiện nguyên nhân gốc rễ gây đau. Nhưng ở một số trường hợp, vị trí có thể bị sai.
- Vùng rốn. Đau gần rốn có thể liên quan tới rối loạn ruột non hoặc viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa. Nếu không điều trị, ruột thừa bị viêm có thể vỡ và gây viêm phúc mạc. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm ruột thừa bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn, sốt nhẹ, có nhu cầu trung tiện hoặc đại tiện.
- Trên rốn. Ngay trên rốn ở vùng trên-giữa của bụng là vùng thượng vị. Đây là nơi bạn có thể có cảm giác đau liên quan tới a-xít dạ dày. Đau kéo dài ở vùng này có thể báo hiệu rối loạn tá tràng, tụy hoặc túi mật.
- Dưới rốn. Đau dưới rốn và lan sang bên có thể báo hiệu rối loạn đại tràng. Với phụ nữ, nguyên nhân hay gặp của đau vùng này là viêm đường tiết niệu và viêm tiểu khung.
- Bụng trên bên trái. Ít khi đau vùng này. Khi bị đau, có thể là rối loạn đại tràng, dạ dày hoặc tụy.
- Bụng trên bên phải. Đau dữ dội bụng trên bên phải thường liên quan tới viêm túi mật. Đau có thể lan ra giữa bụng và xuyên ra sau lưng. Đôi khi, viêm tụy hoặc tá tràng cũng có thể đau vùng này.
- Bụng dưới bên trái. Đau ở đây thường là rối loạn đại tràng xuống, nơi phân được thải ra. Các rối loạn có thể gồm viêm túi thừa hoặc viêm đại tràng - bệnh Crohn hoặc viêm loét tá tràng.
- Bụng dưới bên phải. Viêm đại tràng có thể gây đau bụng dưới bên phải. Một nguyên nhân khác có thể và có lẽ nặng hơn là viêm ruột thừa.
- Đau di chuyển. Một trong những đặc điểm bất thường của đau bụng là khả năng di chuyển dọc theo đường dẫn truyền thần kinh sâu và đau ở các vị trí xa nơi gây bệnh. Thí dụ: đau do viêm túi mật có thể lan lên ngực và dọc vai phải. Đau do rối loạn tụy có thể lan giữa hai vai.
Các bệnh thường gặp
1.Bệnh trào ngược a-xít
Hiện tượng: A-xít sẽ trào ngược từ bụng lên cổ họng. Bệnh này thường xuất hiện ở người lớn và xảy ra ít nhất một tuần/lần.
Triệu chứng: Bạn cảm thấy đau hoặc nóng rát ở vùng dưới xương ức, nhất là sau khi ăn hoặc khi nằm xuống.
Điều trị: Nếu triệu chứng này chỉ xảy ra vài lần trong năm, bạn nên điều trị dần với loại thuốc kháng a-xít. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này xảy ra hơn hai lần/tuần, có thể bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bạn nên đến gặp bác sỹ chuyên môn ngay, họ sẽ kê cho bạn một toa thuốc nhằm giảm việc sản xuất a-xít từ dạ dày.
2. Viêm ruột thừa
Hiện tượng: Là hiện tượng túi nhỏ giống ngón tay hẹp nằm ở đại tràng bị viêm. Bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ ai.
Triệu chứng: Ban đầu, bạn sẽ cảm thấy khó chịu râm ran xung quanh rốn. Sau đó, cơn đau sẽ di chuyển dần xuống vùng bụng dưới bên phải. Tiếp theo, cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn, nhất là khi bạn đi bộ.
Điều trị: Khi xuất hiện những triệu chứng trên, bạn cần được chuyển tới bệnh viện cấp cứu ngay để phẩu thuật cắt bỏ ruột thừa. Nếu để quá lâu, ruột thừa có thể vỡ, vi khuẩn sẽ tràn ra các bộ phận bên trong, lúc đó, tính mạng của bạn có thể bị đe dọa.
3. Sỏi mật
Hiện tượng: Những hạt sạn nhỏ như hạt đậu hay lớn bằng trái banh golf nằm ở trong túi mật, bộ phận kết nối gan với ruột non. Sỏi mật được tạo nên từ cholesterol kết tinh và mật (một chất lỏng giúp tiêu hóa chất béo). Nguyên nhân gây nên sỏi mật là do chế độ ăn của bạn quá giàu chất béo hoặc do túi mật hoạt động không bình thường. Thông thường, phụ nữ thường dễ mắc bệnh sỏi mật hơn nam giới.
Triệu chứng: Bạn sẽ cảm thấy đau nhói ở phía trên vùng bụng giữa. Cơn đau sẽ di chuyển dần qua bên phải, phía dưới khung xương sườn. Cơn đau có thể dữ dội hơn sau khi bạn ăn.
Điều trị: Nếu cơn đau không biến mất sau vài giờ đồng hồ hoặc nếu có dấu hiệu sốt hay ói mửa, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ chuẩn đoán sỏi mật bằng phương pháp chụp CT hoặc siêu âm. Trong trường hợp nguy cập, bạn có thê cần được phẩu thuật để cắt bỏ túi mật.
4. Bệnh rối loạn tiêu hóa
Hiện tượng: Đây là sự cố của các dây thần kinh kiểm soát đại tràng gây nên các triệu chứng khó chịu với đường tiêu hóa.
Triệu chứng: Buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, hoặc táo bón và đau từng cơn ở vùng bụng dưới. là những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Bác sĩ Lauren Gerson, Phó giáo sư của trường Đại học Y Khoa Stanford, Mỹ cho biết: “Bạn chỉ cảm thấy dễ chịu hơn khi đi cầu”.
Điều trị: Khi xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên đi khám ngay. Các bác sĩ sẽ kê cho bạn một toa thước chống co thắt, giúp bạn giải tỏa cơn đau.
5. Viêm Loét dạ dày
Hiện tượng: Đây chính là cơn đau xuất hiện trên niêm mạc dạ dày.
Triệu chứng: Bạn sẽ có cảm giác đau và nóng rát trong bụng. Hiện tượng này không kéo dài mà sẽ biến. Tuy nhiên, cơn đau sẽ rất dữ dội khi bạn để bụng đói.
Điều trị: Nếu đang dùng các loại thuốc không steroid như aspirin hay ibuprofen, bạn nên dừng lại ngay, Những loại thuốc này sẽ ăn mòn niêm mạc dạ dày của bạn. Thay vào đó, bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ để dùng các loại thuốc thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây loét dạ dày.
Khi nào cần khám bệnh
Mặc dù phần lớn đau bụng không trầm trọng, một số triệu chứng có thể báo hiệu một bệnh nặng. Tuy nhiên, thường không thể chẩn đoán nguyên nhân đau bụng dựa theo triệu chứng hoặc vị trí đau. Hãy đến bệnh viện nếu thấy:
- Đau nặng, tái phát hoặc kéo dài
- Đau ngày càng nặng hơn
- Đau kèm theo thở gấp, chóng mặt, xuất huyết, nôn hoặc sốt cao.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.