Bốn nghìn năm trước, lưu vực sông Hoàng Hà thường xuyên xảy ra lũ lụt, Đại Vũ có công trị nước nên có uy tín rất cao trong nhân dân. Thủ lĩnh bộ tộc Hoa Hạ lúc đó là Thuấn đã nhường ngôi cho Đại Vũ. Các mẩu chuyển về Đại Vũ trị thủy được lưu truyền muôn đời.
Truyền thuyết kể rằng khi vua Nghiêu tại ngôi, lũ lụt tràn lan, ruộng đồng bị ngập, nhà cửa bị phá hủy, người dân phải di dời đến sống ở những nơi cao ráo. Vua Nghiêu họp bàn về trị thủy, thủ lĩnh bốn phương đều tiến cử Cổn đi trị thủy.
Cổn đã 9 năm liền trị thủy, nhưng do ông áp dụng phương pháp ngăn dòng, nên kết quả lũ càng thêm dữ dội.
Vua Vương Thuấn sau Nghiêu đã giết Cồn, và cử con trai Cổn là Vũ đi trị thủy.
Vũ đã thay đổi cách làm của cha, ông áp dụng cách làm đào kênh mương, khơi thông kênh rạch, dẫn nước lũ ra biển. Ông cùng với dân lao động, đào đất, gánh đất, mệt nhọc vất vả nhưng không hề có lời kêu ca. Trong quá trình trị thủy, ông đã sáng tạo ra công cụ đo đạc và phương pháp vẽ bản đồ.
Trải qua 13 năm nỗ lực, cuối cùng ông đã dẫn được nước lũ đổ ra biển, đất đai lại có thể trồng trọt trở lại.
Sau khi cưới vợ không lâu, để trị thủy, Vũ lại bôn ba khắp nơi, nhiều lần đi qua cửa nhà mà không vào. Có một lần, vợ ông Đồ Sơn thị sinh con trai là Khải, khi Vũ đi qua cửa nhà nghe tiếng con khóc mà vẫn không vào thăm.
Người đời sau đều ngợi ca công lao trị thủy của Vũ và gọi ông là Đại Vũ. Do Vũ có công trong trị thủy, mọi người tôn ông làm thủ lĩnh liên bộ tộc sau Thuấn.
Đóng góp lớn nhất của Đại Vũ trước tiên là trị thủy. Trong tình hình các bộ tộc chia rẽ lúc đó, ông đã ấn định phương châm trị thủy “thống nhất thiên hạ”, áp dụng một cách sáng tạo phương pháp “Đạo sơn trị sơn”. Truyền thuyết kể rằng ông bảo trợ tá Bách Ích biên soạn sách “Sơn Hải kinh”, lần đầu tiên ghi lại những con sông, sự kiện nhân vật và các loài chim thú trên vùng đất Trung Hoa.
Vũ hoàn thành sứ mạng trị thủy khiến nhân dân an cư lạc nghiệp, sau khi ông làm thủ lĩnh lại tiếp tục miệt mài công việc, trong thời kỳ ông thống trị, xã hội đã bước vào giai đoạn mới.
Đến cuối thời kỳ Công xã thị tộc, các thủ lĩnh thị tộc và bộ tộc lợi dụng địa vị của mình, coi những sản phẩm dư thừa là tài sản riêng tư, trở thành qúi tộc thị tộc. Giữa các bộ tộc xảy ra chiến tranh, khi bắt được tù bình đã biến họ thành nô lệ, lao động khổ sai cho qúi tộc. Dần dần hình thành hai giai cấp nô lệ và chủ nô lệ, Công xã thị tộc bắt đầu tan giã.
Sau này các qúi tộc bộ tộc Hạ sau thời Vũ đã tiến cử con trai Vũ là Khải kế vị. Như vậy chế độ bầu liên minh bộ tộc trong thời kỳ Công xã thị tộc chính thức bị phế bỏ, trở thành chế độ cha truyền con nối.
Nhà Hạ-triều đại chế độ nô lệ đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc xuất hiện.
VUI LÒNG BẤM F5 NẾU BẠN KHÔNG XEM ĐƯỢC VIDEO.
Nếu f5 đến lần thứ 2 mà vẫn không xem được thì vui lòng comment báo hỏng để chúng tôi xử lý kịp thời.
Đừng buồn nữa mà !
Trả lờiXóaCổn đã 9 năm liền trị thủy, nhưng do ông áp dụng phương pháp ngăn dòng, nên kết quả lũ càng thêm dữ dội.