Type Here to Get Search Results !

Câu chuyện "Cồn Vũ trị thuỷ"

 Tại Trung Quốc, chuyện Đại Vũ trị thuỷ nhà nào cũng biết, mà Cổn, cha của Đại Vũ cũng là một anh hùng trị thuỷ mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân.

   Trong thời đại cổ xưa Trung Quốc, nước lũ lan tràn, kéo dài 22 năm. Mặt đất trở thành biển cả, ngũ cốc bị ngập, người dân không nơi ở, không có cách sinh sống, còn thường xuyên bị cầm thú tấn công, dân số nhanh chóng giảm xuống. Vua Nghiêu rất sốt ruột, triệu tập thủ lĩnh các bộ lạc thương lượng, mọi người quyết định cử Cổn đi giải quyết nước lũ.

   Cổn nhận được lệnh, đứng trước sự hoành hành của nước lũ, trầm ngâm suy nghĩ, cuối cùng ông nhớ đến câu tục ngữ: “Quân đến tướng ngăn, nước đến đất chặn”. Ông nghĩ, nếu đắp đê xung quanh làng, thì có thể̀ ngăn được nước lũ. Thế nhưng, nước lũ dài dằng dặc, đi đâu tìm được nhiều đất đá như vậy để đắp đê ? Lúc này, có một con rùa từ trong nước bò lên, mách bảo Cổn: “Thiên đình có một vật quý tên là “Tức Nhưỡng”, nếu ông lấy được tức nhưỡng, thả xuống Mặt Đất, thì tức nhưỡng lập tức sinh sôi nảy nở thành ngọn núi, thành con đê.” Cổn mừng lắm, ông chia tay rùa, đi về phương tây xa xôi.

   Trải qua muôn vàn gian khổ, Cổn cuối cùng đã đến được núi Côn Luân ở phương tây, gặp được Thiên Đế, ông xin Thiên Đế ban cho ông tức nhưỡng để giải quyết nước lũ, cứu vãn người dân, nhưng Thiên Đế đã từ chối thỉnh cầu của ông. Ông Cổn nhớ người dân sống đau không trong nước lũ, do đó nhân lúc người canh phòng Thiên Đình lơ là, ông Cổn đã lấy trộm tức nhưỡng. Ông Cổn về đến phương đông, vội thả tức nhưỡng xuống nước, quả nhiên, tức nhưỡng lập tức nhanh chóng sinh sôi nảy nở, nước lũ dâng cao một mét, tức nhưỡng cũng lên cao một mét, nước lũ dâng cao mười mét, tức nhưỡng cũng lên cao mười mét, rất nhanh nước lũ đã bị ngăn ở bên ngoài đê. Mọi người thoát khỏi sự bao vây của nước lũ, vừa mừng vừa nhảy, đồng thời bắt đầu sản xuất trồng trọt.

   Thiên Đế biết chuyện Cổn lấy cắp tức nhưỡng, lập tức cử thiên binh thiên tướng xuống trần, thu hồi tức nhưỡng. Tức nhưỡng bị rút đi, nước lũ lập tức ào ào đổ tới, phá huỷ đê điều, đồng ruộng, làm chết nhiều người. Vua Nghiêu nổi giận nói: “Cổn chỉ biết đắp đê ngăn nước, một khi đê vỡ, tai hại lớn hơn. Giải quyết nước lũ chín năm mà chưa thành công, đáng giết.” Vua Nghiêu giam Cổn trên núi Vũ Sơn, ba năm sau, lại cho giết Cổn. Cổn khi chết còn nhớ đến người dân bị tai hại nước lũ, trong lòng căm giận bất bình.

   Hai mươi năm sau, vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn, vua Thuấn dùng con trai của Cổn là Đại Vũ tiếp tục giải quyết nạn nước lũ. Thiên Đế cũng trao tức nhưỡng cho Đại Vũ. Lúc đầu Đại Vũ cũng như cha lấy cách ngăn đã giải quyết nước lũ. Thế nhưng sau khi đắp xong đê, nước lũ bị ngăn càng trở nên hung dữ hơn, rất nhanh phá vỡ đê. Sau khi thử nhiều lần, Đại Vũ cuối cùng vỡ lẽ: “chỉ ngăn là không ổn, đáng ngăn thì ngăn, đáng dẫn thì phải dẫn.” Do vậy, Đại Vũ cho một con rùa thần đội tức nhưỡng, đi theo ông, nơi nào trũng thì ông lấy tức nhưỡng đắp cao nơi ở của mọi người, đồng thời ông lại sai rồng thần dẫn đường, đào sông ngòi, nạo vét lòng sông, dẫn nước ra biển.

   Truyền rằng, Đại Vũ lấy thần lực chẻ ra núi Long Môn Sơn, để nước Hoàng Hà từ vách núi chảy xuống, do đó hình thành Long Môn Hiệp; tại hạ du Long Môn, Đại Vũ lại chẻ ngọn núi ngăn lòng sông thành mấy đoạn, nước sông chảy quanh co về biển đông, đó tức là thành Tam Môn Hiệp. Trăm nghìn năm nay, Long Môn Hiệp và Tam Môn Hiệp sông Hoàng Hà đều nổi tiếng bởi phong cảnh nước chảy xiết.

   Chuyện về Đại vũ trị thuỷ còn rất nhiều, theo truyền thuyết, Đại Vũ lấy vợ được bốn ngày thì rời nhà đi tri ̣thuỷ, trong mười ba năm, ông ba lần đi qua cửa nhà mà không một lần về nhà. Qua nhiều gian nan vất vả, Đại Vũ cuối cùng đã trị được nước lũ, các con sông lớn chảy theo lòng sông mình, trăm con sông đều chảy về biển phía đông, nhân dân an cư lạc nghiệp, để cảm ơn Đại Vũ, nhân dân ủng hộ ông lại Đại Vương, bởi vì Vũ có công trị thuỷ nên vua Thuấn cũng cam tâm tình nguyện nhường ngôi cho Vũ.
http://www.youtube.com/watch?v=FO2UWrDF0Ic
VUI LÒNG BẤM F5 NẾU BẠN KHÔNG XEM ĐƯỢC VIDEO.
Nếu f5 đến lần thứ 2 mà vẫn không xem được thì vui lòng comment báo hỏng để chúng tôi xử lý kịp thời.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.