Ở Trung Quốc, thể ký thứ 7 trước công nguyên, nhiều nước chư hầu cùng tồn tại. Lúc đó, ba võ sĩ Điền Khai Cường, Cổ Dã Tử, Công Tôn Tiệp của nước Tề dũng cảm thiện chiến, được gọi là “Ba dũng sĩ”, rất được nhà vua nước Tề quý trọng. Lâu ngày, ba dũng sĩ kiêu căng vì công lao của mình, hết sức ngang ngược, không coi ai ra gì. Lúc này, một kẻ có âm mưu tên là Trần Vô Vũ muốn thừa cơ mua chuộc ba dũng sĩ để lật đổ nhà vua, cướp đoạt chính quyền.
Tể tướng nước Tề Yến Anh nhìn thấy thế lực xấu mở rộng, hết sức lo lắng. Vì an ninh nhà nước, Yến Anh quyết định tìm cơ hội trừ khử ba dũng sĩ này. Nhưng Yến Anh chỉ là một thư sinh, làm sao có thể giết chết ba dũng sĩ được nhà vua tín nhiệm? Một hôm, nhà vua nước Lỗ, láng giềng nước Tề đến thăm, nhà vua nước Tề đặt yến tiệc chiêu đãi nhà vua nước Lỗ và các người cùng đi trong hoàng cung. Yến Anh, ba dũng sĩ và quan chức văn võ đều có mặt trong yến tiệc. Nhìn thấy vẻ lên mặt nạt người, vênh váo của ba dũng sĩ, Yến Anh nghĩ ra một cách. Khi yến tiệc tiến hành được một nửa, Yến Anh đi lên phía trên xin nhà vua cho phép vào vườn hoa nhà vua hái một ít quả đào để chiêu đãi quý khách, nhà vua đồng ý. Yến Anh bèn sang vườn hoa ở đằng sau hoàng cung hái 6 quả đào mang về. Nhà vua hai nước một người ăn một quả, tể tướng hai nước một người ăn một quả, cuối cùng thừa lại hai quả. Yến Anh đề nghị với nhà vua rằng, để quan chức văn võ có mặt lần lượt kể công lao của mình, ai có công lao lớn thì tặng quả đào cho người ấy.
Nhà vua cho rằng đề nghị này hay, có thể tăng bầu không khí vui mừng cho yến tiệc, bèn yêu cầu quan chức văn võ lần lượt kể công lao của mình. Lúc này, Công Tôn Tiệp trong 3 dũng sĩ trước tiên đứng lên nói: “Trước kia tôi cùng nhà vua đi săn bắn, từng đánh chết một con hổ, cứu nhà vua thoát khỏi nguy hiểm, việc này có phải là công lao lớn không?” Yến Anh nói: “Công lao này là công lao lớn, nên được thưởng.” Nhà vua bèn thưởng cho Công Tôn Tiệp một quả đào, Công Tôn Tiệp cảm thấy tự đắc lắm.
Dũng sĩ thứ hai Cổ Dã Tử thấy vậy, bèn nhanh chóng đứng lên và nói: “Đánh chết con hổ không có gì, tôi từng giết chết một con rùa lớn trong sóng to gió lớn của sông Hoàng Hà, cứu mạng nhà vua, công lao này không nhỏ hơn Công Tôn Tiệp.” Nghe vậy, nhà vua thấy có lý, bèn thưởng quả đào còn lại cho dũng sĩ Cổ Dã Tử.
Lúc này, dũng sĩ Điền Khai Cường không ngồi yên được nữa, với nỗi bất mãn trong lòng, trình bày công lao dẫn quân tấn công nước địch, bắt hơn 500 kẻ địch, lập công lao lớn lao cho nhà nước được lớn mạnh. Điền Khai Cường hỏi nhà vua, công lao của mình có lớn không? Nhà vua không có cách khác, an ủi Điền Khai Cường rằng: “Công lao của tướng quân quả thật to lớn, nhưng tướng quân nói quá muộn, đào đã hết, lần sau ta thưởng cho tướng quân nhé.”
Điền Khai Cường cảm thấy mình chinh chiến vì nhà nước, lập nên chiến công to lớn, lại bị coi nhẹ, hơn nữa bị sỉ nhục trước mặt nhiều người, căm giận quá, lấy gươm tự cắt cổ mà chết. Dũng sĩ Công Tôn Tiệp thấy vậy, cũng rút gươm và nói: “Tôi công lao nhỏ mà được thưởng, tướng quân Điền công lao to lớn mà không được thưởng, quả thật không hợp tình hợp lý.” Nói xong, Công Tôn Tiệp cũng tự cắt cổ mà chết. Rồi, dũng sĩ Cổ Dã Tử nói rằng: “Ba anh em chúng tôi từng thề cùng sống chết, bây giờ hai bạn đã chết, tôi không thể nào sống một mình!” Nói xong, Cổ Dã Tử cũng tự tử.
Chỉ trong thời gian rất ngắn, ba dũng sĩ lần lượt tự tử, nhà vua nước Tề không kịp ngăn chặn, mọi người có mặt cũng sợ ngẩn cả người. Bằng trí tuệ của mình, Yến Anh chỉ dùng hai quả đào đã giết chết ba dũng sĩ, loại trừ hiểm họa ngầm của nhà nước một cách khéo léo.
VUI LÒNG BẤM F5 NẾU BẠN KHÔNG XEM ĐƯỢC VIDEO.
Nếu f5 đến lần thứ 2 mà vẫn không xem được thì vui lòng comment báo hỏng để chúng tôi xử lý kịp thời.
Đúng là trí tuệ uyên thâm !
Trả lờiXóa