Type Here to Get Search Results !

[Danh nhân] Khổng Tử và Học thuyết Nho giáo

Nói đến nền văn hóa truyền thống Trung Quốc không thể không nói đến một nhân vật đó là Khổng Tử. Trong thập niên 70 của thế kỷ trước, một học giả Mỹ đã xếp Khổng Tử ở ngôi vị thứ 5, chỉ sau chúa Giê-xu, Thính-ca-mâu-ni...trong số 100 nhân vật có ảnh hưởng trong lịch sử. Đối với người Trung Quốc mà nói sự ảnh hưởng của Khổng Tử có thể phải xếp thứ nhất. Mỗi con người ít nhiều đều chịu sự ảnh hưởng của học thuyết Khổng Tử.

Khổng Tử (chữ Hán: 孔子; còn gọi là Khổng Phu Tử 孔夫子; 27 tháng 8 âm, 551 –11 tháng 4 479 TCN) là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á. Người Trung Hoa đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn đời). Chính phủ Trung Quốc hiện nay, trong nỗ lực truyền bá văn hóa Trung Hoa ra thế giới, đã cho thành lập hàng trăm Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới.


Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni 仲尼, sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước Công nguyên, vào thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Nhiều sử sách ghi rằng ông sinh trong một gia cảnh nghèo, nhưng thực tế gia đình ông có ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quý tộc sa sút từ nước Tống dời đến nước Lỗ. Cha của Khổng Khâu, Thúc Lương Ngột (cháu 13 đời của Vi Tử Diễn, anh của vua Trụ nhà Thương) là quan võ thuộc ấp Trâu, đến 70 tuổi mới lấy Nhan thị mà sinh ra ông. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho chuyên quản lý kho tàng, xuất nạp tiền lương công bằng chuẩn xác. Ông cũng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường chăn nuôi, súc vật sinh trưởng rất tốt. Nhờ vậy ông được thăng chức lên làm quan Tư không, chuyên quản lý việc xây dựng công trình. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử 孔夫子, hay gọi gọn hơn là Khổng Tử 孔子. 'Tử' ngoài ý nghĩa là 'con' ra còn có nghĩa là "Thầy". Do vậy Khổng Tử 孔子 là Thầy Khổng.

Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường. Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng. Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị. Nhưng rồi bị ly gián, gièm pha, ông bèn từ chức và lại ra đi một lần nữa.

Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Có thể nói Khổng Tử là người thầy tư nhân chuyên thu nhận học trò đầu tiên trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Trước thời ông, trường học hoàn toàn là của nhà nước. Khổng Tử sáng lập ra trường học tư, thu nhận nhiều đồ đệ, đưa giáo dục mở rộng cho bình dân, đem tri thức văn hóa truyền bá cho dân gian, có cống hiến thật to lớn đối với giáo dục thời cổ đại. Ông mất tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi.

Khổng Tử là người sáng lập học thuyết nho giáo ở Trung Quốc. Hơn hai nghìn năm qua, tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng đối với Trung Quốc không chỉ về chính trị, văn hoá...mà còn thể hiện trong hành vi và phương thức tư duy của mỗi con người Trung Quốc. Có học giả nước ngoài thậm chí coi tư tưởng nho giáo là tư tưởng tôn giáo của Trung Quốc. Trong thực tế, trường phái nho giáo chỉ là một chi trong rất nhiều trường phái thời cổ Trung Quốc, nó là một tư tưởng triết học chứ không phải là tôn giáo, chẳng qua là do được coi là tư tưởng chính thống trong xã hội phong kiến hơn 2 nghìn năm ở Trung Quốc và có ảnh hưởng tới một số nước ở châu Á. Bởi vì người Hoa và Hoa kiều có mặt trên toàn thế giới, có thể nói sự ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Tử đã không còn giới hạn ở Trung Quốc và châu Á nữa.


Khổng Tử sinh năm 551 trước công nguyên, mất năm 497 trước công nguyên, sớm hơn 100 năm so với học giả nổi tiếng Hy Lạp A-rít-đốt. Khổng Tử lúc lên 3 thì cha mất, sau đó cùng mẹ tới định cư ở tỉnh Sởn Đông. Khổng Tử tên là Khổng Khưu, Khổng Tử là tên xưng tôn kính đối với ông.Trong thời cổ Trung Quốc, một người có chữ Tử sau họ sẽ đại diện cho sự tôn xưng của mọi người.

Khổng Tử sống trong thời xuân thu, thời kỳ này thể chế quốc gia thống nhất bị phá vỡ, sản sinh ra nhiều nước Chư hầu lớn nhỏ. Khổng Tử sinh sống trong nước Lỗ là nước có nền văn hóa tương đối phát triển lúc đó.

Khổng Tử hầu như không làm quan lớn, nhưng ông rất có học vấn. Trong thời cổ đại Trung Quốc, tiếp thụ giáo dục là đặc quyền của tầng lớp qúi tộc. Song Khổng Tử đã phá vỡ đặc quyền này, ông tự tiếp nhận học sinh đến học, bất cứ thuộc tầng lớp nào, miễn là đóng một số ít vật phẩm và học phi là đều có thể tới theo học. Khổng Tử tuyên truyền chủ trương chính trị và lý luận tư tưởng của mình cho học sinh. Được biết ông có tới 3 nghìn học trò, trong đó có mấy người trở thành những đại học sĩ như ông. Những người này đã kế thừa và phát triển tư tưởng Khổng Tử, và truyền bá rộng rãi.

Tại sao học thuyết của Khổng Tử lại chiếm vị thế thống trị trong thời đại phong kiến Trung Quốc? Đây là vấn đề không dễ giải thích trong một vài câu. Nói một cách đơn giản là tư tưởng đẳng cấp nghiêm ngặt và tư tưởng cải lương chính trị của ông phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, có lợi cho ổn định xã hội lúc bấy giờ, xúc tiến xã hội phát triển. Khổng Tử nhấn mạnh qui phạm và trật tự luân lý nghiêm ngặt, cho rằng nếu làm trái với cấp trên hoặc trái với cha mẹ đều là tội nghiêm trọng. Theo lý luận này, Vương quân phải quản lý tốt đất nước, thường dân phải trung thành với vương quân. Mỗi người đều có nhiều thân phận, có thể là con, có thể là cha, có thể là thần tử...nhưng đều cần phải duy trì gianh giới tông tôi nghiêm khắc. Như vậy nhà nước mới thái bình, nhân dân mới có cuộc sống yên ổn.

Khi học thuyết Khổng Tử mới xuất hiện không trở thành tư tưởng chủ yếu ngay mà mãi đến thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, Trung Quốc lúc đó đã là một nhà nước theo thế độ tập quyền trung ương lớn mạnh và thống nhất. Kẻ thống trị phát hiện lý luận của Khổng Tử rất thích hợp cho giữ gìn sự ổn định của xã hội phong kiến nên xác định nó là tư tưởng học thuyết chính thống của quốc gia.

Luận Ngữ là cuốn sách ghi lại tư tưởng và lời nói của Khổng Tử. Cuốn sách này trong thời cổ đại Trung Quốc chẳng khác nào như “Kinh thánh” của phương tây. Nếu là dân thường phải lấy tư tưởng của cuốn sách này để qui phạm đời sống của mình, nếu là một quan lại cũng phải am hiểu sâu cuốn sách này. Trong lịch sử Trung Quốc có cách nói rằng nửa cuốn Luận ngữ có thể thống trị thiên hạ, ý nói chỉ cần biết một nửa trong Luận ngữ là đủ để quản lý đất nước.

Trong thực tế “Luận ngữ” không phải là cuốn sách tràn đầy giáo thuyết mà là một cuốn sách nội dung phong phú, ngôn ngữ sinh động, lấp lánh ánh hào quang trí tuệ. Trong cuốn sách này những lời nói của Khổng Tử đề cập tới rất nhiều mặt, như đọc sách, âm nhạ, du ngoạn, kết bạn...Trong đó có ghi lại lời hỏi của một học trò tên là Tử Cống, hỏi về việc quản lý đất nước, nói rằng quân đội, lương thực và nhân dân nếu cần bỏ đi một thứ thì nên bỏ đi cái nào? Khổng Tử không do dự trả lời là quân đội.

Học thuyết Khổng Tử có nội dung phong phú, trong đó có nhiều thứ đến nay vẫn có giá trị rất cao. Trong luận ngữ có nhiều lời nói đến nay đã trở thành tục ngữ được người Trung Quốc thường xuyên sử dụng. Ví dụ “trong ba người đồng hành ắt có thầy của ta”, ý nói mỗi người đều có sở trường riêng, bởi vậy giữa con người cần phải học tập lẫn nhau.
[full_width]

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.