Trong lịch sử Trung Quốc có một gia đình rất nổi tiếng, Tào Tháo là bố trong gia đình, Tào Tháo là nhà quân sự và nhà thơ, Tào Phi và Tào Trực, hai con trai của Tào Tháo có trình độ văn học rất cao. Ba bố con được gọi là “Tam Tào”, trong ̣đó Tào Trực có thành tựu văn học cao nhất.
Tào Tháo là người sáng lập nước Ngụy thời Tam Quốc thế kỷ 2 công nguyên, Tào Tháo chinh chiến cả cuộc đời, đồng thời cũng đã viết không ít bài thơ ai ai cũng ưa thích. Sau khi Tào Tháo chết, con trai cả Tào Phi kế vị. Tào Phi là một nhà phê phán văn học, bài văn “Điển Luận. Luân Văn” là tác phẩm đánh dấu thời đại trong lịch sử phê bình văn học Trung Quốc. Tào Trực là con trai thứ hai của Tào Tháo, tài hoa lỗi lạc, nhất là về mặt văn học, Tào Trực là nhà thơ xuất sắc nhất trong thời đó.
Sau khi Tào Phi kế vị, hết sức ghen ghét tài năng của em trai Tào Trực. Một lần, vì một việc nhỏ, Tào Phi dự định mượn cớ này trừng phạt Tào Trực, trừ phi Tào Trực có thể viết một bài thơ có kết cấu hoàn chỉnh và phù hợp với luật thơ trong nội 7 bước đi. Tào Trực biết rõ là anh trai cố tình làm khó dễ mình, nhưng Tào Phi đã là nhà vua, Tào Trực chỉ có thể bảo sao làm vậy. Nghĩ tới người gây chuyện cho mình khó xử là anh trai ruột thịt của mình, Tào Trực hết sức đau buồn. Tào Trực đã ngâm bốn câu thơ như sau: “Chử đậu nhiên đậu ky, đậu tại phủ trung khấp, bản thị đồng căn sinh, tương tiễn hà thái cấp.” Nhà vua Tào Phi nghe xong bài thơ này, cảm thấy rất xấu hổ, và không gây chuyện làm hại em trai mình nữa.
Thành tựu lớn nhất của Tào Trực là sáng tác thơ. Thời Tam Quốc, chiến tranh liên miên, xã hội sa sút, là quý công tử, Tào Trực lại dùng thơ mình để bày tỏ sự quan tâm và thông cảm sâu sắc đối với nhân dân không có chỗ nương thân, và tình hình thảm khốc trong xã hội rối loạn cũng khêu gợi nhiệt tình báo quốc của ông, trong một bài thơ, Tào Trực có một câu thơ nổi tiếng ngàn năm là: “Quyên khu phó quốc nạn, thị tử hốt như quy”, câu thơ này có nghĩa: quyên thân vì tổ quốc, coi chết như trở về.
Mặc dù Tào Trực có trình độ văn học rất cao, nhưng ông luôn khao khát làm nên cái gì trong lĩnh vực chính trị, chính bởi nguyên nhân này Tào Trực chuốc lấy lòng nghi kỵ của nhà vua và bị hãm hại, cho nên cuộc sống Tào Trực đầy trắc trở. Trong tác phẩm, Tào Trực bày tỏ nỗi buồn bã về lý tưởng của mình không thực hiện được, nhưng lại không thể viết quá thẳng thắn, cho nên trong tác phẩm của ông đã xuất hiện một hiện tượng lý thú là, Tào Trực đã miêu tả nhiều hình tượng phụ nữ xinh đẹp, chẳng hạn như bài thơ “Mỹ nữ thiên”, “Nam quốc hữu giai nhân” v.v. Phụ nữ trong tác phẩm của ông không những xinh đẹp, có tài năng, mà còn có phẩm chất cao thượng, giàu lý tưởng. Tào Trực lấy những bài thơ này để gửi gắm tình cảm của mình. Bài văn “Lạc thần phú” là tác phẩm nổi tiếng nhất. Sông Lạc là một dòng sông bên cạnh thủ đô Lạc Dương nước Ngụy, Tào Trực lấy nàng Mật Phi, thần sông Lạc làm đề tài, khắc họa một cô gái xinh đẹp đa tình, bày tỏ tình yêu mến và nỗi buồn bã về không thể giao lưu với thần tiên của mình. Mặc dù nàng Mật Phi là một nhân vật hư cấu, nhưng tác giả dùng thủ pháp cao siêu, miêu tả dáng dấp xinh đẹp của thần sông Lạc một cách tế nhị và sinh động bằng lời văn “Phiên nhược kinh hồng, uyển nhược du long”, bài văn này luôn được mọi người ưa thích trong hàng nghìn năm nay.
Khi qua đời, Tào Trực, nhà thơ thiên tài mới 41 tuổi, nhưng ông ảnh hưởng rất lớn tới văn học đời sau. Hiện nay, “Thất bước thành thơ” đã trở thành câu thành ngữ, dùng để hình dung một người có tài năng văn học rất cao.
VUI LÒNG BẤM F5 NẾU BẠN KHÔNG XEM ĐƯỢC VIDEO.
Nếu f5 đến lần thứ 2 mà vẫn không xem được thì vui lòng comment báo hỏng để chúng tôi xử lý kịp thời.
Anh em ruột mà còn giết nhau vì quyền lực ....đáng sợ thật !
Trả lờiXóaBài này Jimmy Nguyễn hát hay tuyệt !
Trả lờiXóaTình đời đổi trắng thay đen
...Giàu thì nhiều người theo ...quạnh hiu trống vắng thì nghèo