Type Here to Get Search Results !

[Thành ngữ] Tiểu Thì Liễu Liễu

Khổng Tử sống vào thế kỷ 6 trước công nguyên là nhà tư tưởng, nhà giáo dục nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, học thuật Nho Gia do Khổng Tử sáng lập trở thành một phần quan trọng nhất trong nền văn hóa Trung Quốc đời sau. Trong thời kỳ phong kiến dài dằng dặc của Trung Quốc, mọi kẻ thống trị đều coi tư tưởng Nho Gia là tư tưởng chính thống, cho nên gia tộc Khổng Tử luôn là gia tộc có danh vọng cao. Trong con cháu đời sau trực hệ của Khổng Tử có nhiều nhân vật nổi tiếng, trong đó gồm Khổng Dung, con cháu đời thứ 20 của Khổng Tử. Câu chuyện “Tiểu Thì Liễu Liễu, Đại Vị Tất Giai” sau đây là câu chuyện kể về Khổng Dung.

Câu chuyện này xuất từ cuốn sách “Thế Thuyết Tân Ngữ”—cuốn tiểu thuyết nổi tiếng cổ đại Trung Quốc.

Khổng Dung là một người có kiến thức uyên bác ở đời Hán Trung Quốc thế kỷ 2 công nguyên. Chịu ảnh hưởng của gia đình, Khổng Dung từ thuở nhỏ đã rất thông minh, và nói năng khéo léo, tuổi tuy không lớn, nhưng đã khá nổi tiếng.

Lúc năm 10 tuổi, Khổng Dung theo bố đến Lạc Dương thăm trưởng hành chính địa phương Lý Nguyên Lễ. Lý Nguyên Lễ là một học giả nổi tiếng mà tính tình kiêu căng, hàng ngày đều có nhiều khách đến thăm, nhưng nếu khách đến thăm là người không nổi tiếng, theo thường lệ đầy tớ giữ cửa không báo cáo người chủ.

Khổng Dung 10 tuổi rất muốn gặp đại học giả này. Một hôm, Khổng Dung đến trước cổng nhà Lý Nguyên Lễ, xin đầy tớ giữ cửa báo cáo Lý Nguyên Lễ. Nhưng đầy tớ giữ cửa nhìn thấy Khổng Dung chỉ là một đứa bé, nên dự định tùy ý tìm cách đuổi Khổng Dung đi. Không Dung nhanh trí chợt nghĩ ra một biện pháp, nói với đầy tớ giữ cửa rằng: “Tôi là người thân của Lý tiên sinh, ông chắc sẽ tiếp tôi.”

Sau khi nghe đầy tớ báo cáo, Lý Nguyên Lễ cảm thấy hơi ngạc nhiên, vì ông không có một người thân như thế. Nhưng ông vẫn quyết định tiếp Khổng Dung.

Khi tiếp Khổng Dung, Lý Nguyên Lễ hỏi Khổng Dung một cách hiếu kỳ rằng: “Xin hỏi cháu có quan hệ họ hàng gì với bác?”

Khổng Dung trả lời rằng: “Cháu là con cháu đời sau của Khổng Tử, và bác là con cháu đời sau Lão Tử. Mọi người đều biết Khổng Tử từng xin Lão Tử chỉ bảo về vấn đề lễ phép, cho nên họ là quan hệ thầy trò, và cháu và bác có quan hệ thế giao!”

Trong lịch sử Trung Quốc, trong thời đại Khổng Tử còn có một nhà triết học nổi tiếng, Lão Tử. Lão Tử vốn gọi là Lý Đan, là người sáng lập học thuật Đạo gia. Theo người ta nói, Khổng Tử từng tự xưng học trò, xin Lý Đan chỉ bảo về những vấn đề mà mình không hiểu một cách khiêm tốn.

Lúc đó, ở nhà Lý Nguyên Lễ có nhiều khách có mặt, họ lấy làm ngạc nhiên trước kiến thức uyên bác và tùy cơ ứng biển của Khổng Dung 10 tuổi.

Khi đó có một người tên là Trần Vĩ đến thăm Lý Nguyên Lễ. Trần Vĩ cũng là một học giả khá nổi tiếng. Khách có mặt bảo biểu hiện vừa nãy của Khổng Dung cho Trần Vĩ biết. Không ngờ Trần Vĩ lấy làm bình thường, buột miệng nói trước mặt Khổng Dung rằng: “ Tiểu Thì Liễu Liễu, Đại Vị Tất Giai.” Ý là tuy thuở nhỏ rất thông minh, nhưng sau khi trưởng thành chưa chắc có thể trở thành người hữu dụng. Khổng Dung thông minh bác lại ngay rằng: “ Cháu nghĩ rằng, bác Trần Vĩ thuở nhỏ chắc rất thông minh.” Ý là Trần Vĩ là một người tài năng tầm thường. Trước câu nói của Khổng Dung, Trần Vĩ không biết nên trả lời thế nào.

Ngoài ra, câu chuyện “Khổng Dung nhượng lê” cũng là một câu chuyện ai ai cũng biết ở Trung Quốc. Câu chuyện này kể rằng, khi Khổng Dung còn rất nhỏ, cả nhà cùng ăn quả lê, Khổng Dung luôn chọn quả lớn cho người lớn tuổi hơn mình, và lấy quả nhỏ cho mình, rất lễ phép.

Sau khi trưởng thành, Khổng Dung có kiến thức uyên bác và tài ba lỗi lạc, làm trưởng hành chính ở một địa phương. Nhưng lúc đó nhà nước đã bắt đầu chia rẽ, thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử sắp bắt đầu. Khổng Dung là một học giả truyền thống, thường biểu lộ lòng lo lắng và bất mãn trước thời cuộc trong lời nói, hành động và bài viết của mình, cuối cùng Khổng Dung bị Tào Tháo, một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc giết chết.
http://www.youtube.com/watch?v=UM_IuuUsj6k

Đăng nhận xét

1 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.
  1. Sống ngay thẵng là một đức tính tốt ...có chết cũng cam lòng !

    Trả lờiXóa