Trong lịch sử văn học cổ đại Trung Quốc có một tác giả khá quan trọng tên là Tống Ngọc, ông là một đàn ông đẹp trai nổi tiếng. Tống Ngọc và Khuất Nguyên, nhà thơ nổi tiếng cổ đại Trung Quốc sống cùng một thời đại. Khuất Nguyên sáng tạo một thể loại văn học là “Sở Từ”. Thể loại thi ca này chú trọng cái hoa lệ của lời văn, sử dụng nhiều thủ pháp ví dụ và tượng trưng để tạo ra hình tượng phong phú. Sau khi Khuất Nguyên qua đời, Tống Ngọc là tác giả quan trọng viết thể loại này. Trong bài mượn danh Tống Ngọc có tựa đề “Đăng Đồ Tử hiếu sắc phú” có một câu chuyện về ông rất thú vị nhan đề “Lân nữ khuy tường”.
Câu chuyện kể rằng, Tống Ngọc và Đăng Đồ Tử đều là đại phu nước Sở, là thân cận của nhà vua nước Sở. Đăng Đồ Tử ghen ghét tài hoa của Tống Ngọc, luôn tìm cơ hội nói xấu Tống Ngọc trước nhà vua nước Sở. Một lần, Đăng Đồ Tử nói với nhà vua nước Sở rằng: “Thưa bệ hạ, Tống Ngọc có diện mạo chững chạc và oai nghi, có học thức, nhưng rất hiếu sắc, nên bệ hạ nhất thiết không được để Tống Ngọc cùng bệ hạ đến hậu cung. Hậu cung có nhiều phụ nữ xinh đẹp, nếu nhìn thấy Tống Ngọc, có lẽ sẽ gây chuyện phiền phức.”
Nhà vua nước Sở bèn cho triệu Tống Ngọc, hỏi lời nói của Đăng Đồ Tử có chính xác không. Tống Ngọc nói: “Thưa bệ hạ, thần có diện mạo chững chạc và oai nghi, đấy là bẩm sinh; thần có học thức, đấy là vì thần cần cù chịu khó và hiếu học; về hiếu sắc, thần không bao giờ hiếu sắc đâu.”
Nhà vua nước Sở hỏi: “Thế thì nhà ngươi có chứng cứ gì không?”
Tống Ngọc nói: “Thưa bệ hạ, trên thế giới, nước Sở có phụ nữ đẹp nhiều nhất, và Thần Lý quê thần là địa phương có phụ nữ đẹp nhiều nhất trong nước Sở. Mỹ nữ nổi tiếng nhất ở Thần Lý là láng giềng của thần. Nếu mỹ nữ này cao thêm một chút thì cao quá, nếu thấp hơn một tý thì quá thấp. Nếu trát phấn thì trắng quá, nếu bôi son thì đỏ quá. Răng, tóc, cử chỉ của nàng thật là đẹp, không có ai có thể sánh kịp được. Nàng chỉ cần mỉm cười đã khiến nhiều quý công tử ham mê. Nhưng nàng thường xuyên leo lên tường xem trộm thần suốt ba năm, nhưng thần chưa bao giờ động lòng, sao có thể nói thần hiếu sắc? Thực ra, Đăng Đồ Tử mới là một kẻ hiếu sắc.”
Nhà vua nước Sở đòi Tống Ngọc giải thích lý do. Tống Ngọc nói: “Vợ Đăng Đồ Tử không đẹp chút nào, nhưng Đăng Đồ Tử vừa gặp đã yêu, hai vợ chồng đẻ những 5 đứa con.” Nghe vậy, nhà vua nước Sở cũng chẳng biết nên trả lời ra sao. Đây là câu chuyện “Lân nữ khuy tường”.
Trong sử sách rất hiếm thấy những ghi chép về cuộc đời của Tống Ngọc, nhưng là người kế thừa trực tiếp nghệ thuật Khuất Nguyên, Tống Ngọc có ảnh hưởng to lớn đối với văn học đời sau. Tống Ngọc lưu lại hơn mười tác phẩm, trong đó gồm “Cao Đường Phú” và “Thần Nữ Phú” nổi tiếng. Trong những bài văn này, Tống Ngọc dùng sức tưởng tượng phong phú và thủ pháp trình bày kỹ lưỡng, miêu tả thần sắc và vóc dáng của phụ nữ, ảnh hưởng tới tác phẩm cùng loại này trong văn học đời sau. Ví dụ, bài văn “Lạc Thần Phú” của Tào Trực, “Giang Phi Phú” của Tạ Linh Vận, “Mỹ Nhân Phú” của Tư Mã Tương Như v.v. đều miêu tả một hình tượng phụ nữ trong như ngọc trắng như ngà và có chí hướng cao cả, thực ra, tác giả gửi gắm lý tượng chính trị hoặc lý tượng đời sống của mình qua hình tượng này. Tất nhiên, ảnh hưởng của cách viết này cũng có mặt tiêu cực, tức là thơ cung đình và thơ diễm tình sản sinh ở thời Nam Triều, dẫn cách miêu tả hình tượng phụ nữ tốt đẹp trong văn học đi vào con đường sai lầm.
VUI LÒNG BẤM F5 NẾU BẠN KHÔNG XEM ĐƯỢC VIDEO.
Nếu f5 đến lần thứ 2 mà vẫn không xem được thì vui lòng comment báo hỏng để chúng tôi xử lý kịp thời.
Ở đâu cũng có quân tử và tiểu nhân ...nhưng bậcquân tử thì hiếm lắm
Trả lờiXóa