Muốn biết mình là ai thì hãy luôn đặt mình đứng trước gương soi mỗi ngày và tự hỏi tôi là ai? Một khi biết mình là ai, ta sẽ biết rõ những nhiệm vụ phải gánh vác, những bổn phận phải chu toàn, những ân phúc sẽ có được, trong các mối liên hệ nơi Xã hội, cách riêng trong gia đình.
Anh làm gì vậy? Thưa tôi đang cuốc đất trồng cây.
Thế ông chủ của anh là ai? Dạ đó là ông…
Còn thầy, thầy là ai và đang làm việc cho ai?
Thầy ngẫm nghĩ một lát và nói: lúc này tôi cũng chẳng biết tôi đang làm việc cho ai nữa.
Vậy ông chủ của thầy là ai: Thầy càng trầm tư lâu hơn, rồi nói rằng tôi cũng chẳng biết ông chủ của tôi là ai.
Thấy nói tiếp: thế anh có chịu làm đồ đệ của tôi không?
Chàng thanh niên: ngay cả việc thầy là ai, làm việc cho ai, và ông chủ của mình thầy cũng không biết, thì có lý do gì để tôi theo thầy.
Thầy trả lời: anh chỉ có một việc mà thôi.
Vậy đó là việc gì? Chàng thanh niên thắc mắc.
Là luôn nhắc cho tôi biết tôi là ai,
Là luôn nhắc cho tôi biết tôi đang làm việc cho ai,
Là luôn nhắc cho tôi biết ông chủ của tôi là ai.
Trật tự của vũ trụ vạn vật đã bị đảo lộn. Con người đã gây ra sự xáo trộn ấy. Ngay trong gia đình thôi cũng cho thấy cái mất trật tự ấy, tạo ra căng thẳng, đau khổ cho mọi người trong gia đình.
Niềm an ủi của chồng chính là người vợ. Khi biết chăm sóc, an ủi, khích lệ, quan tâm để chồng an tâm dốc hết sức lực, tâm lực và dành trọn cuộc đời mình để thương yêu lo lắng và xây dựng mái ấm gia đình.
Thực tế người vợ thường ngụy trang bằng luận điệu là làm thế để giữ chồng. Các bà quản lý mọi sự của chồng. Quản lý tiền bạc, quần áo, giày dép, điện thoại, thân xác, ăn uống, giấc ngủ, bạn bè, công việc… Thế rồi các bà biến mình thành cai ngục và chồng thành tù nhân. Quả thực, người vợ đã yêu thương chồng, nhưng yêu thương và chăm sóc chồng như mẹ thương con, ngoại thương cháu vậy. Đây không phải là cách yêu thương của tình yêu.
Muốn biết rõ hơn mình đã chu toàn trách nhiệm của mình chưa, hãy tự hỏi xem chồng mình đang ra sao, muốn gì, cần gì, khao khát điều chi. Mình có làm vui lòng chồng, có có đáp ứng được mong mỏi được chia sẻ, được thương yêu của chồng chưa?
Niềm an ủi của cha mẹ là được con dâu quảng đại đón nhận mình như đón nhận con trai mình, để cũng được chăm sóc, quan tâm yêu thương giúp đỡ.
Chỉ là vợ mà lại muốn thành mẹ vợ, là con dâu mà lại muốn thành mẹ dâu, bà dâu để tìm cách ra oai, lấn át, mưu lược, thôn tính, điều khiển chồng và nhà chồng thì không thể chấp nhận.
Là chồng chứ không phải là vua, là ông trời con rồi làm gì thì làm, chỉ biết ra oai, độc đoán, quyền hành, lạm quyền để bắt vợ con phải tùng phục mình như nô lệ với chủ nô.
Chính người vợ mới làm cho ta nên huy hoàng rạng rỡ, và bù đắp những khoảng không của đàn ông không có được. Chính người vợ mới làm cho đời ta thêm giá trị cho đời, cho người.
Chỗ đứng của người chồng trong gia đình không phải bởi la hét, đấm đá, mệnh lệnh, nhưng là ở trong trái tim người vợ. Mình phải trở thành món ăn tinh thần, phải trở thành hơi thở, sự sống để cho vợ nâng niu ủ ấp, cất giữ trong trái tim mình.
Là chồng mà không ra chồng như lười biếng, cố chấp, tránh né, thiếu trách nhiệm với đủ mọi thứ tật xấu, không có tinh thần vượt khó vươn lên, thói ỷ lại, ăn bám, dựa dẫm vào vợ con thì thật đáng lên án.
Chỗ dựa của vợ chính là chồng. Hãy trở thành người chồng lý tưởng, can đảmn, vững chắc để cho người vợ sẵn sàng dâng hiến tâm hồn, thể xác, cuộc đời để gởi trao cho mình chăm sóc nâng niu và bảo vệ.
Thực tế đã có những chàng rể chẳng biết cũng chẳng quan tâm đến nhà vợ. Tự coi mình là khách, vì thế mọi người phải đối xử, tiếp đãi mình như một vị khách.
Nếu biết cách cư xử hài hòa và đúng mức, thì phần lợi sẽ luôn về ta. Không những về vật chất, mà còn về tình cảm thương yêu vỗ về nữa.
Chỗ dựa của cha mẹ là dù gả con đi rồi, thì không những con mình được bảo vệ, an toàn, mà mình cũng được tôn trọng, kính trọng và kính yêu, bởi đã sinh ra con thì cũng đáng được hưởng phúc lộc là được đền đáp và báo hiếu, dù đó là con ruột hay con rể..
Nếu cha mẹ chỉ biết sinh đẻ mà không biết bảo vệ cho chúng ngày càng thêm khỏe mạnh, khôn ngoan và đạo đức thì thật là thiếu trách nhiệm. Loài vật chúng còn biết chăm sóc bảo vệ nhau, nói chi con người.
Có những cha mẹ chỉ biết lo cho bản thân, làm sao mình được sung sướng, nhàn hạ là được.
Có những cha mẹ chỉ biết lo đi kiếm tiền mà bỏ bê việc chăm sóc con cái, để chúng phải sống trong cảnh cô đơn, sợ hãi, phải mồ côi. Mồ côi dù cha mẹ còn sống, nhưng chúng không nhận được tình thương của cha mẹ.
Có một buổi họp lớp để chia sẻ về cuộc sống. Người thì kể ra những khó khăn thuận lợi, kẻ thì tâm sự vui buồn trong cuộc sống, người khác thì chia sẻ những thành công hay thất bại của mình.
Có một người được hỏi và nói: Tôi thì chẳng phải lo gì, lúc này con cái của tôi có mặt và làm việc ở khắp làng mạc, quận huyện…
Ai nghe cũng đem lòng thán phục và nói: vậy chắc anh phải đầu tư vất vả nhiều lắm về tiền bạc, thời gian, phải hy sinh nhiều lắm thì con cái mới được như vậy.
Đâu cần đầu tư gì đâu, anh trả lời. Tôi chẳng cần phải tốn tiền mà mỗi ngày chúng còn phải mang tiền về nộp cho tôi nữa.
Vậy con cái anh làm gì vậy?
À, đứa thì đi ở đợ, đứa thì đi bán vé số, đứa khác thì đi đánh giày, đứa thì đi đến bãi rác lượm bọc, đứa thì đi mua ve chai, đứa thì đi chăn vịt mướn, đứa thì...Tôi không cần biết, làm gì cũng được, miễn là có tiền nộp cho tôi là được.
Thật là hèn nhát và nhục nhã cho cha mẹ chỉ biết dựa vào mồ hôi nước mắt của con cái đang khi mình còn sức khỏe, mà chúng khi chúng còn nhỏ bé, đang khi chúng chưa được học hành, chưa có nghề nghiệp, chưa thể sống tự lập được.
Thật là xấu xa khi cha mẹ chỉ biết nghĩ đến cái bụng, chỉ lo cho cái miệng, và tìm cách thỏa mãn thân xác mình, để cho con cái bơ vơ, oan nghiệp. Bởi chúng không được hưởng những điều chúng đáng được hưởng.
Niềm kiêu hãnh của con cái là cha mẹ yêu thương nhau và yêu thương chúng. Chúng có thể nhìn thấy cha mẹ yêu thương nhau để chúng cũng học được thế nào là yêu thương. Để thay vì chúng hãnh diện khoe với người khác về cha mẹ, thì chúng không bị xấu hổ, nhục nhã khi phải nói về cha mẹ với mọi người.
Hãy tạo niềm tin để cho cha mẹ yên tâm làm việc, đừng tạo buồn phiền cho các ngài. Nhất là đừng cố chấp, cứng đầu, cố tình làm trái ý cha mẹ khiến các ngài phải đau đầu, đau lòng, đau đớn, đau khổ.
Càng đáng trách hơn cho những người con cố tìm cách điều khiển cha mẹ theo ý mình, với mọi thứ môi mép, xảo quyệt, tinh vi, mưu mẹo do kiến thức học được.
Càng đáng trách hơn cho những người con đã không làm vẻ vang gia đình, nhưng bêu xấu cha mẹ bằng những hành vi xấu, lối sống ươn lười bê tha, tội lỗi, thiếu tư cách, mất nhân phẩm.
Càng đáng trách hơn cho những người con lợi dụng lòng thương xót của cha mẹ, moi của, lấy tiền gia đình để vui chơi, hưởng thụ, thiếu lương tâm và lòng hiếu thảo với cha mẹ.
Càng đáng trách hơn cho những người con chỉ biết dối cha lừa chú để gây hiểu lầm, nghi kỵ, xung khắc cho dòng họ và gia đình.
Càng đáng buồn cho những người con, mà không chấp nhận mình là con, lại muốn toàn quyền trong gia đình. Muốn làm gì thì làm, đi đâu thì đi, hoặc chỉ biết đòi hỏi cha mẹ hết chuyện này đến điểu kia, hết thứ nọ đế món kia.
Phận là con luôn phải phụng dưỡng và đáp đền công đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, dù phải hy sinh, thiệt thòi hay vất vả.
Phận làm con hãy luôn tự hỏi rằng mình là ai? Đang làm gì? Cha mẹ mình là ai? Mình sẽ giúp đỡ cách nào cho cha mẹ đỡ khổ, bớt buôn, nhưng thêm vui, được an ủi, có chia sẻ, được cảm thông.
Phận làm con hãy luôn tự hỏi rằng mình đã làm được gì cho cha mẹ, chứ đừng hỏi cha mẹ đã làm gì cho tôi.
Phận làm con hãy tự hỏi rằng mình sẽ làm được gì cho cha mẹ vui sướng hạnh phục, chứ đừng đòi hỏi cha mẹ phải làm điều này điều kia cho tôi.
Niềm vui sướng của cha mẹ là con cái khỏe mạnh, khôn ngoan, đạo đức, anh chị em hòa thuận yêu thương nhau, biết kính trên nhường dưới, biết cộng tác với nhau để xây dựng gia đình hạnh phúc, an toàn, an tâm và an bình.
Câu chuyện thầy giáo và người làm vườn
Một thầy giảng đi đến một làng kia, gặp chàng thanh niên đang làm vườn, và hỏi:Anh làm gì vậy? Thưa tôi đang cuốc đất trồng cây.
Thế ông chủ của anh là ai? Dạ đó là ông…
Còn thầy, thầy là ai và đang làm việc cho ai?
Thầy ngẫm nghĩ một lát và nói: lúc này tôi cũng chẳng biết tôi đang làm việc cho ai nữa.
Vậy ông chủ của thầy là ai: Thầy càng trầm tư lâu hơn, rồi nói rằng tôi cũng chẳng biết ông chủ của tôi là ai.
Thấy nói tiếp: thế anh có chịu làm đồ đệ của tôi không?
Chàng thanh niên: ngay cả việc thầy là ai, làm việc cho ai, và ông chủ của mình thầy cũng không biết, thì có lý do gì để tôi theo thầy.
Thầy trả lời: anh chỉ có một việc mà thôi.
Vậy đó là việc gì? Chàng thanh niên thắc mắc.
Là luôn nhắc cho tôi biết tôi là ai,
Là luôn nhắc cho tôi biết tôi đang làm việc cho ai,
Là luôn nhắc cho tôi biết ông chủ của tôi là ai.
Trật tự của vũ trụ vạn vật đã bị đảo lộn. Con người đã gây ra sự xáo trộn ấy. Ngay trong gia đình thôi cũng cho thấy cái mất trật tự ấy, tạo ra căng thẳng, đau khổ cho mọi người trong gia đình.
Tôi là ai? Là vợ
Vậy hãy làm tất cả mọi sự trong trách nhiệm của người vợ dành cho chồng, không phải bằng cam chịu hay chẳng đặng đừng, nhưng bằng tấm lòng, bằng tâm hồn quảng đại, bằng trái tim mến yêu, luôn hết lòng vì chồng.Niềm an ủi của chồng chính là người vợ. Khi biết chăm sóc, an ủi, khích lệ, quan tâm để chồng an tâm dốc hết sức lực, tâm lực và dành trọn cuộc đời mình để thương yêu lo lắng và xây dựng mái ấm gia đình.
Thực tế người vợ thường ngụy trang bằng luận điệu là làm thế để giữ chồng. Các bà quản lý mọi sự của chồng. Quản lý tiền bạc, quần áo, giày dép, điện thoại, thân xác, ăn uống, giấc ngủ, bạn bè, công việc… Thế rồi các bà biến mình thành cai ngục và chồng thành tù nhân. Quả thực, người vợ đã yêu thương chồng, nhưng yêu thương và chăm sóc chồng như mẹ thương con, ngoại thương cháu vậy. Đây không phải là cách yêu thương của tình yêu.
Muốn biết rõ hơn mình đã chu toàn trách nhiệm của mình chưa, hãy tự hỏi xem chồng mình đang ra sao, muốn gì, cần gì, khao khát điều chi. Mình có làm vui lòng chồng, có có đáp ứng được mong mỏi được chia sẻ, được thương yêu của chồng chưa?
Tôi là ai? Là con dâu
Vậy hãy sống và làm mọi sự trong tư cách và phạm vi của người con. Là tạ ơn trời đã cho mình người chồng, do cha mẹ sinh ra. Sống hiếu thảo, biết quan tâm lo lắng, phụng dưỡng để các ngài được vui. Bởi nhờ họ mà mình mới có được người chồng để gởi gắm, trao hiến cuộc đời.Niềm an ủi của cha mẹ là được con dâu quảng đại đón nhận mình như đón nhận con trai mình, để cũng được chăm sóc, quan tâm yêu thương giúp đỡ.
Chỉ là vợ mà lại muốn thành mẹ vợ, là con dâu mà lại muốn thành mẹ dâu, bà dâu để tìm cách ra oai, lấn át, mưu lược, thôn tính, điều khiển chồng và nhà chồng thì không thể chấp nhận.
Tôi là ai? Là chồng
Vậy hãy làm tất cả mọi sự với trách nhiệm phải có của người chồng. Trở thành tùng thành bách cho vợ nương gởi tấm thân và cuộc đời. Là yêu thương, bảo vệ người vợ. Là tôn trọng và chung thủy với vợ, dù hoàn cảnh là bệnh tật hay nghèo đói, khó khăn hay vất vả.Là chồng chứ không phải là vua, là ông trời con rồi làm gì thì làm, chỉ biết ra oai, độc đoán, quyền hành, lạm quyền để bắt vợ con phải tùng phục mình như nô lệ với chủ nô.
Chính người vợ mới làm cho ta nên huy hoàng rạng rỡ, và bù đắp những khoảng không của đàn ông không có được. Chính người vợ mới làm cho đời ta thêm giá trị cho đời, cho người.
Chỗ đứng của người chồng trong gia đình không phải bởi la hét, đấm đá, mệnh lệnh, nhưng là ở trong trái tim người vợ. Mình phải trở thành món ăn tinh thần, phải trở thành hơi thở, sự sống để cho vợ nâng niu ủ ấp, cất giữ trong trái tim mình.
Là chồng mà không ra chồng như lười biếng, cố chấp, tránh né, thiếu trách nhiệm với đủ mọi thứ tật xấu, không có tinh thần vượt khó vươn lên, thói ỷ lại, ăn bám, dựa dẫm vào vợ con thì thật đáng lên án.
Chỗ dựa của vợ chính là chồng. Hãy trở thành người chồng lý tưởng, can đảmn, vững chắc để cho người vợ sẵn sàng dâng hiến tâm hồn, thể xác, cuộc đời để gởi trao cho mình chăm sóc nâng niu và bảo vệ.
Tôi là ai? Là rể
Rể cũng là con. Vậy hãy sống đúng với tư cách của người con. Đừng coi nhà vợ như người ngoài mà chỉ biết đến vợ mà thôi. Đừng coi anh chị em vợ như người dưng, nhưng nhìn nhau như anh em một nhà.Thực tế đã có những chàng rể chẳng biết cũng chẳng quan tâm đến nhà vợ. Tự coi mình là khách, vì thế mọi người phải đối xử, tiếp đãi mình như một vị khách.
Nếu biết cách cư xử hài hòa và đúng mức, thì phần lợi sẽ luôn về ta. Không những về vật chất, mà còn về tình cảm thương yêu vỗ về nữa.
Chỗ dựa của cha mẹ là dù gả con đi rồi, thì không những con mình được bảo vệ, an toàn, mà mình cũng được tôn trọng, kính trọng và kính yêu, bởi đã sinh ra con thì cũng đáng được hưởng phúc lộc là được đền đáp và báo hiếu, dù đó là con ruột hay con rể..
Tôi là ai? Là cha mẹ
Vậy hãy sống đúng với trách nhiệm và bổn phận của mình. Là thương yêu con cái, chăm sóc, hướng dẫn và giáo dục chúng nên thân nên người.Nếu cha mẹ chỉ biết sinh đẻ mà không biết bảo vệ cho chúng ngày càng thêm khỏe mạnh, khôn ngoan và đạo đức thì thật là thiếu trách nhiệm. Loài vật chúng còn biết chăm sóc bảo vệ nhau, nói chi con người.
Có những cha mẹ chỉ biết lo cho bản thân, làm sao mình được sung sướng, nhàn hạ là được.
Có những cha mẹ chỉ biết lo đi kiếm tiền mà bỏ bê việc chăm sóc con cái, để chúng phải sống trong cảnh cô đơn, sợ hãi, phải mồ côi. Mồ côi dù cha mẹ còn sống, nhưng chúng không nhận được tình thương của cha mẹ.
Có một buổi họp lớp để chia sẻ về cuộc sống. Người thì kể ra những khó khăn thuận lợi, kẻ thì tâm sự vui buồn trong cuộc sống, người khác thì chia sẻ những thành công hay thất bại của mình.
Có một người được hỏi và nói: Tôi thì chẳng phải lo gì, lúc này con cái của tôi có mặt và làm việc ở khắp làng mạc, quận huyện…
Ai nghe cũng đem lòng thán phục và nói: vậy chắc anh phải đầu tư vất vả nhiều lắm về tiền bạc, thời gian, phải hy sinh nhiều lắm thì con cái mới được như vậy.
Đâu cần đầu tư gì đâu, anh trả lời. Tôi chẳng cần phải tốn tiền mà mỗi ngày chúng còn phải mang tiền về nộp cho tôi nữa.
Vậy con cái anh làm gì vậy?
À, đứa thì đi ở đợ, đứa thì đi bán vé số, đứa khác thì đi đánh giày, đứa thì đi đến bãi rác lượm bọc, đứa thì đi mua ve chai, đứa thì đi chăn vịt mướn, đứa thì...Tôi không cần biết, làm gì cũng được, miễn là có tiền nộp cho tôi là được.
Thật là hèn nhát và nhục nhã cho cha mẹ chỉ biết dựa vào mồ hôi nước mắt của con cái đang khi mình còn sức khỏe, mà chúng khi chúng còn nhỏ bé, đang khi chúng chưa được học hành, chưa có nghề nghiệp, chưa thể sống tự lập được.
Thật là xấu xa khi cha mẹ chỉ biết nghĩ đến cái bụng, chỉ lo cho cái miệng, và tìm cách thỏa mãn thân xác mình, để cho con cái bơ vơ, oan nghiệp. Bởi chúng không được hưởng những điều chúng đáng được hưởng.
Niềm kiêu hãnh của con cái là cha mẹ yêu thương nhau và yêu thương chúng. Chúng có thể nhìn thấy cha mẹ yêu thương nhau để chúng cũng học được thế nào là yêu thương. Để thay vì chúng hãnh diện khoe với người khác về cha mẹ, thì chúng không bị xấu hổ, nhục nhã khi phải nói về cha mẹ với mọi người.
Tôi là ai? Là con
Vậy hãy sống đúng bổn phận làm con. Là con chứ không phải là bố hay là mẹ. Nếu biết chu toàn việc vâng lời, siêng năng học hành và làm việc. Biết tích cực giúp đỡ gia đình, làm mọi việc có thể, tùy theo sức của mình để chia sẻ với cha mẹ, cho cha mẹ bớt cực nhọc bởi cuộc sống gia đình.Hãy tạo niềm tin để cho cha mẹ yên tâm làm việc, đừng tạo buồn phiền cho các ngài. Nhất là đừng cố chấp, cứng đầu, cố tình làm trái ý cha mẹ khiến các ngài phải đau đầu, đau lòng, đau đớn, đau khổ.
Càng đáng trách hơn cho những người con cố tìm cách điều khiển cha mẹ theo ý mình, với mọi thứ môi mép, xảo quyệt, tinh vi, mưu mẹo do kiến thức học được.
Càng đáng trách hơn cho những người con đã không làm vẻ vang gia đình, nhưng bêu xấu cha mẹ bằng những hành vi xấu, lối sống ươn lười bê tha, tội lỗi, thiếu tư cách, mất nhân phẩm.
Càng đáng trách hơn cho những người con lợi dụng lòng thương xót của cha mẹ, moi của, lấy tiền gia đình để vui chơi, hưởng thụ, thiếu lương tâm và lòng hiếu thảo với cha mẹ.
Càng đáng trách hơn cho những người con chỉ biết dối cha lừa chú để gây hiểu lầm, nghi kỵ, xung khắc cho dòng họ và gia đình.
Càng đáng buồn cho những người con, mà không chấp nhận mình là con, lại muốn toàn quyền trong gia đình. Muốn làm gì thì làm, đi đâu thì đi, hoặc chỉ biết đòi hỏi cha mẹ hết chuyện này đến điểu kia, hết thứ nọ đế món kia.
Phận là con luôn phải phụng dưỡng và đáp đền công đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, dù phải hy sinh, thiệt thòi hay vất vả.
Phận làm con hãy luôn tự hỏi rằng mình là ai? Đang làm gì? Cha mẹ mình là ai? Mình sẽ giúp đỡ cách nào cho cha mẹ đỡ khổ, bớt buôn, nhưng thêm vui, được an ủi, có chia sẻ, được cảm thông.
Phận làm con hãy luôn tự hỏi rằng mình đã làm được gì cho cha mẹ, chứ đừng hỏi cha mẹ đã làm gì cho tôi.
Phận làm con hãy tự hỏi rằng mình sẽ làm được gì cho cha mẹ vui sướng hạnh phục, chứ đừng đòi hỏi cha mẹ phải làm điều này điều kia cho tôi.
Niềm vui sướng của cha mẹ là con cái khỏe mạnh, khôn ngoan, đạo đức, anh chị em hòa thuận yêu thương nhau, biết kính trên nhường dưới, biết cộng tác với nhau để xây dựng gia đình hạnh phúc, an toàn, an tâm và an bình.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.