Nguồn DHMoney theo Webphunu
Thức ăn là yếu tố quan trọng để duy trì sự sống. Nhưng mấy ai biết được có những loại thức ăn được cho là tốt với sức khỏe nhưng lại tiềm ẩn những nguy hại cho cơ thể của bạn.
Lòng đỏ trứng gà - không phải "bạn" mà là "thù"
Có nhiều loại thực phẩm khi chế biến sẽ làm mất chất dinh dưỡng hay chính quá trình chế biến lại biến nó thành chất có hại cho sức khỏe, nhưng với lòng đỏ trứng gà thì dù chế biến như thế nào nó vẫn là loại thực phẩm giàu cholesterol. Vì vậy, nhiều người cho rằng ăn trứng nhiều rất tốt cho sức khỏe, nhất là những người muốn tăng cân.
Theo một nghiên cứu gần đây đã chứng minh, những người ăn nhiều lòng đỏ trứng sẽ làm hình thành các mảng xơ vừa động mạch, tăng khả năng hình thành mảng bám cản trở quá trình lưu thông máu.
Nhưng bạn có biết đằng sau khối cholesterol to lớn ấy lại là những nguy hiểm không ngờ tới. Theo một nghiên cứu gần đây đã chứng minh, những người ăn nhiều lòng đỏ trứng sẽ làm hình thành các mảng xơ vừa động mạch, tăng khả năng hình thành mảng bám cản trở quá trình lưu thông máu. Đây cũng là nguyên nhân của chứng đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên ăn tối đa 2 quả trứng trong một tuần vì lượng cholesterol có trong một quả trứng đã bằng với lượng cholesterol bạn cần đáp ứng cho một ngày. Những người có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch không nên ăn lòng đỏ trứng thường xuyên.
Mì ăn liền - "đồng minh" của bệnh tim mạch
Mì ăn liền từ lâu đã trở thành món ăn không thể thiếu đối với mọi người, nhất là giới văn phòng vì đặc tính dễ chế biến, dễ sử dụng của nó. Tuy nhiên, theo Hội khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, trong thành phần của mì ăn liền có chứa rất nhiều chất béo shortrerning (từ 15 - 20%), chủ yếu là axit béo no - loại chất béo khó tiêu hóa. Ngoài ra, mì ăn liền còn chứa chất béo dạng transfat sẽ góp phần làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh tim mạch.
Đồng thời, gói gia vị của mì chứa rất nhiều chất phụ gia giúp ngon miệng. Ngoài việc không chứa chất dinh dưỡng thì chất phụ gia này còn gây bất lợi cho người cao huyết áp hoặc có thân nhiệt cao. Các chuyên gia khuyến cáo, hãy ăn thêm nhiều rau xanh, thịt, trứng để bù lại lượng vitamin, chất xơ và protein bị thiếu hụt khi ăn mì ăn liền.
Sinh tố không tốt như bạn tưởng
Tại các cửa hiệu hay quán cà phê, sinh tố được xem là thức uống dinh dưỡng vì chúng là hỗn hợp làm từ trái cây tươi và sữa. Nhưng thật ra, một ly sinh tố có thể chứa tới 500 calo, chưa kể có loại thêm đường, sữa đặc nguyên kem hoặc nước trái cây, khiến lượng calo càng tăng cao. Sinh tố là thức uống để bắt đầu ngày làm việc hoặc tái tạo năng lượng sau khi luyện tập, nhưng bạn nên chú ý đến lượng calo tiêu thụ trong một ngày để có sự điều chỉnh phù hợp. Cách tiết kiệm và an toàn nhất là tự làm sinh tố không đường hoặc với sữa lạt tại nhà.
Một ly sinh tố có thể chứa tới 500 calo, chưa kể có loại thêm đường, sữa đặc nguyên kem hoặc nước trái cây, khiến lượng calo càng tăng cao.
Bơ đậu phộng: Đọc nhãn hiệu trước khi mua
Giảm dùng bơ đậu phộng không có nghĩa là bạn loại chúng khỏi khẩu phần dinh dưỡng mà chỉ lựa chọn và đọc nhãn hiệu cẩn thận trước khi mua. Hầu hết các loại bơ đậu phộng thường và loại bơ đậu phộng giảm béo chứa lượng calo bằng nhau. Bơ đậu phộng ít béo còn có thêm đường, không tốt cho quá trình giảm cân vì đó là nguồn chất béo không bão hòa đơn. Bạn nên tìm loại bơ đậu phộng không chứa dầu hoặc tự làm tại nhà.
Soup bán sẵn: Không tốt cho sức khỏe
Soup được bán trong các cửa hàng là loại thực phẩm chứa rất nhiều muối, chất bảo quản và bơ. Do vậy, trước khi quyết định mua những thực phẩm cụ thể nào cho bữa ăn của bạn, bạn nên hỏi ý kiến của chuyên gia y tế.
Bỏng ngô: Không tuyệt đối an toàn
Với hàng loạt các loại bỏng ngô bày bán trên thị trường, bao gồm cả những loại không chứa bơ, đường, bạn có thể nghĩ rằng loại thực phẩm này là an toàn đối với sức khỏe. Tuy nhiên hàm lượng muối và các gia vị dùng để ướp lại chứng minh điều ngược lại.
Các loại hạt ăn vặt: Nên đọc kĩ các thành phần dinh dưỡng
Những hộp hạt đậu, lạc, điều... bán sẵn để ăn vặt nghe có vẻ như một món ăn dinh dưỡng từ thiên nhiên, vừa đẹp da lại tốt cho sức khỏe. Tiếc là không phải vậy! Để có hương vị dễ ăn, các nhà sản xuất thường thêm vào muối và đường, có thể kèm thêm bơ, chocolate. Hơn nữa, một nắm hạt nhỏ có thể chứa lượng calo lên tới hơn 300, do đó việc đọc kỹ thành phần dinh dưỡng trước khi mua về là cần thiết.
Cẩn trọng với thức ăn đóng gói với mác "ít béo"
Nhiều người tiêu dùng nghĩ rằng họ sẽ được khỏe mạnh, giảm cân nếu dùng những loại thực phẩm với nhãn mác "ít béo". Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết thực phẩm đóng gói với ít chất béo thường được cho thêm vào một số loại hóa chất khác để bù đắp. Thông thường những hóa chất này rất có hại cho cơ thể, thậm chí gây ra những vấn đề sức khỏe nghiệm trọng nếu dùng trong thời gian dài.
Nước uống tăng lực không chứa nhiều lợi ích
Hàng loạt nhãn hiệu nước tăng lực được quảng cáo trên thị trường, loại nào cũng hứa hẹn mang lại sức mạnh tức thì, tinh thần làm việc bền bỉ nhờ bổ sung cafein, vitamin, khoáng chất,... dễ khiến bạn nhầm tưởng rằng nước tăng lực tốt cho sức khỏe. Tiếc là không! Là loại thức uống không được khuyến cáo bởi Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, có lẽ bạn cũng không nên mặn mà gì với chúng.
Sandwich Thổ Nhĩ Kỳ (ở Việt Nam phổ biến món Doner Kebab): Ngon nhưng không bổ
Bánh mì thịt nướng Thổ Nhĩ Kỳ là một món ăn ngon miệng và khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc chúng có lợi cho sức khỏe không lại là chuyện khác. Doner Kebab thường chứa lượng nitrat và muối cao, không tốt cho tim mạch. Thêm nữa, sốt maionnaise thường được thêm rất nhiều vào nhân bánh để tạo vị ngậy đặc trưng, chưa kể tới thịt nướng có thể bị cháy xém trong quá trình nướng.
Pizza rau củ: Tưởng lợi hóa hại
Ai cũng biết pizza thuộc nhóm đồ ăn nhanh, và thường không có lợi cho sức khỏe. Nhưng pizza rau củ thì sao? Thường thì pizza rau sẽ chứa nhiều pho mát hơn bình thường để bạn cảm thấy bớt nhớ thịt, kèm theo cà chua rán ngập mỡ và dầu oliu để tăng hương vị và màu sắc. Có lẽ bạn chỉ nên gọi món pizza đế mỏng, ít phômát, cỡ vừa hay nhỏ, hoặc tốt hơn là làm chúng ở nhà.
Canh thịt: Thủ phạm của chứng đau nhức
Canh thịt là món rất giàu chất dinh dưỡng, nhưng nếu sử dụng nhiều và thường xuyên thì những chất dinh dưỡng này vô tình trở thành thủ phạm của những chứng đau nhức cấp và mãn tính. Nó là nguyên nhân chính dẫn đến chứng xơ cứng mạch máu và các loại sỏi trong cơ thể.
Còn rất nhiều những món quen thuộc mà chúng ta không bao giờ nghĩ đến tác dụng phụ của nó, và đó chính là nguyên nhân dẫn đến tuổi thọ của bạn ngày càng giảm. Hãy cẩn thận khi lựa chọn những món ăn giàu dinh dưỡng và biết cách chế biến nhiều loại thức ăn khác nhau để giảm bớt độc tố của chúng nhằm giữ cho cơ thể khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật.
VUI LÒNG BẤM F5 NẾU BẠN KHÔNG XEM ĐƯỢC VIDEO.
Nếu f5 đến lần thứ 2 mà vẫn không xem được thì vui lòng comment báo hỏng để chúng tôi xử lý kịp thời.
Mình hay ăn trứng ...cảm ơn bạn iu Ali nhé
Trả lờiXóaMình cũng thường dùng lắm, nhưng mình cũng nghĩ là nên điều chỉnh lại một số thói quen ăn uống thôi,
Trả lờiXóa