Trên thực tế, tiền lương của thế hệ trẻ đã không thể bắt kịp với tốc độ tăng của giá hàng hóa. Do đó thế hệ Y không thích tiết kiệm là điều hiển nhiên.
Với các chi phí y tế, giáo dục và nhà ở liên tục tăng cao, các hộ gia đình ở Mỹ đang cố gắng xoay xở bằng những đồng lương tăng trưởng ì ạch. Tuy nhiên, đối với những lao động trẻ, tốc độ tăng lương như hiện nay đã là khá tốt so với lịch sử.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra năm 2007, tiền lương trung bình của nhóm lao động từ 25 đến 34 tuổi (sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát) đã sụt giảm trong hầu hết tất cả các ngành lớn, ngoại trừ nhóm y tế.
Các con số trong biểu đồ dưới đây được xây dựng bởi Konrad Mugglestone, chuyên gia kinh tế đến từ Young Invincibles (một tổ chức phi chính phủ hoạt động vì thế hệ trẻ).
Như biểu đồ trên, có thể thấy ở các nhóm bán lẻ, bán buôn, ngành giải trí – là nơi tập trung hơn 25% lao động trẻ – tiền lương thực tế đã giảm hơn 10% kể từ năm 2007. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng tiền lương không thể bắt kịp với lạm phát. Một số người bước vào tuổi 30 với mức thu nhập thấp hơn nhiều so với thế hệ trước.
Bức tranh cũng không sáng sủa hơn đối với nhóm lao động trẻ tuổi nhất (từ 18 đến 24 tuổi). Ngoài y tế, các ngành tập trung nhiều nhất các sinh viên đi làm thêm và sinh viên mới ra trường cũng chứng kiến tiền lương không theo kịp lạm phát, cho dù 40% người trẻ trong nhóm này có bằng đại học.
Có một vài câu hỏi mà câu trả lời sẽ phần nào giúp giải thích về những đồ thị u ám này.
Thứ nhất, tại sao tiền lương thực tế lại sụt giảm ở nhiều ngành nghề đến vậy? Khủng hoảng kinh tế làm giảm đáng kể nhu cầu về khách sạn, công viên giải trí, nhà hàng và điều này giúp giải thích tại sao lương của các ngành này lại giảm mạnh. Vì ngày càng có nhiều người trẻ thất nghiệp hoặc phải làm công việc yêu cầu kỹ năng thấp, các công ty trên khắp nước Mỹ biết rằng họ có thể thu hút nhân tài mà không cần tăng mức lương khởi điểm.
Tuy nhiên, ở đây tồn tại lý do sâu sa hơn. Toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ khiến các công việc mang lại mức thu nhập trung bình bị "xuất khẩu" ra ngoài nước Mỹ hoặc bị thay thế bằng tự động hóa và các phần mềm. Một nghiên cứu được công bố năm 2014 bởi David Autor, David Dorn và Gordon Hanson cho thấy mặc dù việc vi tính hóa một vài công việc không làm giảm số lượng lao động, nhiều loại việc đã bị cắt giảm và thay thế. Do đó mức lương chung bị giảm.
Câu hỏi thứ hai: Tại sao lương của ngành y tế lại không đi theo quy luật chung? Câu trả lời là bản thân y tế đã là ngành đặc biệt. Nhu cầu đối với dịch vụ y tế được quyết định bởi chính phủ và không bị chi phối nhiều bởi các biến động của nền kinh tế.
Khủng hoảng tài chính đã làm đảo lộn nhiều ngành, nhưng y tế vẫn tuyển thêm lao động. Thêm vào đó, sự phát triển của công nghệ thông tin vẫn chưa tác động nhiều đến ngành y tế như các ngành khác.
Số tiền người Mỹ chi cho thực phẩm đã giảm 4% so với năm 2007, nhưng chi cho bảo hiểm sức khỏe tăng tới 42%. Giá tăng, lương dành cho lao động trẻ tuổi trong ngành y tế cũng tăng.
Trên thực tế, tỷ lệ tiết kiệm của nhóm người Mỹ dưới 35 tuổi đã giảm mạnh sau khủng hoảng tài chính, hiện chỉ ở mức – 1,8%.
Một số người trẻ tuổi vẫn có thể tiết kiệm nhiều hơn (cho dù số tiền tiết kiệm được mỗi tháng là rất nhỏ) và một số tiền rất nhỏ được giữ lại sau một vài thập kỷ cũng sẽ trở nên hữu dụng khi họ nghỉ hưu. Tuy nhiên, tiền lương không đủ để mua các hàng hóa cơ bản cộng với việc phải trả khoản nợ sinh viên khiến điều này nằm ngoài khả năng của lao động trẻ.
Giống như đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ, tăng trưởng tiền lương dành cho lao động trẻ là một điều vẫn còn mơ hồ, chưa chắn chắn. Nền kinh tế Mỹ đã xuất hiện nhiều điểm sáng, mỗi tháng trong năm 2014 đều có thêm hơn 200.000 việc làm mới được tạo ra. Tuy nhiên, tiền lương của người trẻ đang tăng trưởng chậm hơn 60% so với tốc độ tăng lương trung bình. Làm cách nào mà một thế hệ có thể xây dựng tương lai dựa trên những nền tảng như vậy?
Với các chi phí y tế, giáo dục và nhà ở liên tục tăng cao, các hộ gia đình ở Mỹ đang cố gắng xoay xở bằng những đồng lương tăng trưởng ì ạch. Tuy nhiên, đối với những lao động trẻ, tốc độ tăng lương như hiện nay đã là khá tốt so với lịch sử.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra năm 2007, tiền lương trung bình của nhóm lao động từ 25 đến 34 tuổi (sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát) đã sụt giảm trong hầu hết tất cả các ngành lớn, ngoại trừ nhóm y tế.
Các con số trong biểu đồ dưới đây được xây dựng bởi Konrad Mugglestone, chuyên gia kinh tế đến từ Young Invincibles (một tổ chức phi chính phủ hoạt động vì thế hệ trẻ).
Như biểu đồ trên, có thể thấy ở các nhóm bán lẻ, bán buôn, ngành giải trí – là nơi tập trung hơn 25% lao động trẻ – tiền lương thực tế đã giảm hơn 10% kể từ năm 2007. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng tiền lương không thể bắt kịp với lạm phát. Một số người bước vào tuổi 30 với mức thu nhập thấp hơn nhiều so với thế hệ trước.
Bức tranh cũng không sáng sủa hơn đối với nhóm lao động trẻ tuổi nhất (từ 18 đến 24 tuổi). Ngoài y tế, các ngành tập trung nhiều nhất các sinh viên đi làm thêm và sinh viên mới ra trường cũng chứng kiến tiền lương không theo kịp lạm phát, cho dù 40% người trẻ trong nhóm này có bằng đại học.
Tăng trưởng tiền lương của nhóm từ 18 đến 24 tuổi |
Thứ nhất, tại sao tiền lương thực tế lại sụt giảm ở nhiều ngành nghề đến vậy? Khủng hoảng kinh tế làm giảm đáng kể nhu cầu về khách sạn, công viên giải trí, nhà hàng và điều này giúp giải thích tại sao lương của các ngành này lại giảm mạnh. Vì ngày càng có nhiều người trẻ thất nghiệp hoặc phải làm công việc yêu cầu kỹ năng thấp, các công ty trên khắp nước Mỹ biết rằng họ có thể thu hút nhân tài mà không cần tăng mức lương khởi điểm.
Tuy nhiên, ở đây tồn tại lý do sâu sa hơn. Toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ khiến các công việc mang lại mức thu nhập trung bình bị "xuất khẩu" ra ngoài nước Mỹ hoặc bị thay thế bằng tự động hóa và các phần mềm. Một nghiên cứu được công bố năm 2014 bởi David Autor, David Dorn và Gordon Hanson cho thấy mặc dù việc vi tính hóa một vài công việc không làm giảm số lượng lao động, nhiều loại việc đã bị cắt giảm và thay thế. Do đó mức lương chung bị giảm.
Câu hỏi thứ hai: Tại sao lương của ngành y tế lại không đi theo quy luật chung? Câu trả lời là bản thân y tế đã là ngành đặc biệt. Nhu cầu đối với dịch vụ y tế được quyết định bởi chính phủ và không bị chi phối nhiều bởi các biến động của nền kinh tế.
Khủng hoảng tài chính đã làm đảo lộn nhiều ngành, nhưng y tế vẫn tuyển thêm lao động. Thêm vào đó, sự phát triển của công nghệ thông tin vẫn chưa tác động nhiều đến ngành y tế như các ngành khác.
Số tiền người Mỹ chi cho thực phẩm đã giảm 4% so với năm 2007, nhưng chi cho bảo hiểm sức khỏe tăng tới 42%. Giá tăng, lương dành cho lao động trẻ tuổi trong ngành y tế cũng tăng.
Trên thực tế, tỷ lệ tiết kiệm của nhóm người Mỹ dưới 35 tuổi đã giảm mạnh sau khủng hoảng tài chính, hiện chỉ ở mức – 1,8%.
Tỷ lệ tiết kiệm của các nhóm tuổi |
Giống như đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ, tăng trưởng tiền lương dành cho lao động trẻ là một điều vẫn còn mơ hồ, chưa chắn chắn. Nền kinh tế Mỹ đã xuất hiện nhiều điểm sáng, mỗi tháng trong năm 2014 đều có thêm hơn 200.000 việc làm mới được tạo ra. Tuy nhiên, tiền lương của người trẻ đang tăng trưởng chậm hơn 60% so với tốc độ tăng lương trung bình. Làm cách nào mà một thế hệ có thể xây dựng tương lai dựa trên những nền tảng như vậy?
Theo Thu Hương- Infonet/Business Insider
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.