Có lẽ ai cũng biết câu trả lời cho câu hỏi này.
-> Để dành ra một khoản dự phòng
-> Có một khoản riêng đầu tư cho những mục tiêu
-> Mua sắm
-> Làm giàu
-> ...
Thế thì ta có vài câu hỏi lớn buộc phải trả lời về vấn đề tiết kiệm:
1. Tiết kiệm là gì?
2. Tiết kiệm để làm gì?
3. Vì sao ta không thể tiết kiệm?
4. Muốn tiết kiệm thì phải làm thế nào?
A - Tiết kiệm là gì?
Hồ Chí Minh: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là “xem đồng tiền như cái nống” (cái nong, tiếng địa phương), gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực”.
Tiết kiệm, hiểu theo nghĩa phổ thông, là hành vi giảm thiểu các lãng phí.
Tiết kiệm, trong kinh tế học, là phần thu nhập có thể sử dụng không được chi vào tiêu dùng. Khoa học kinh tế giả định rằng con người có hành vi tối đa hóa lợi ích. Vì thế, khoản thu nhập không được tiêu dùng sẽ được đầu tư để sinh lời. Chính vì thế, trong một nền kinh tế khép kín, tiết kiệm bằng đầu tư.
Trong thuật ngữ tài chính cá nhân, tiết kiệm đề cập đến việc dự trữ tiền cho tương lai - loại tiền được gửi trong ngân hàng. Tiết kiệm khác với sự đầu tư nơi mà có những nhân tố rủi ro.
B - Muốn đời sống khá hơn phải tiết kiệm
1. “Đại phú do thiên, tiểu phú do kiệm”
Chúng ta vẫn thường nói: "Tôi chả thiếu gì, chỉ có thiếu tiền".
Người xưa lại nói: “Đại phú do thiên, tiểu phú do kiệm”. Tuy chúng ta không cần phải thắt lưng buộc bụng nhưng phải tránh lãnh phí không cần thiết. Những người giàu có thực sự không mắc bệnh khoe của quá đà, không phô trương quá mức.
Tiền ít nhưng không nhỏ, tích tiểu thành đại. Chăm chỉ sẽ tăng thu nhập, tiết kiệm bằng việc giảm chi phí, chỉ có chăm chỉ và tiết kiệm thì mới có thể giàu có được, nếu chỉ biết dùng mà không biết tiết kiệm thì của cải sẽ trôi dần đi hết. Vì vậy, tiết kiệm là rất quan trọng. Cần, kiệm phải đi đôi với nhau.
Các thương nhân sau khi kinh doanh trở thành giàu có thường có 2 trạng thái: một là tiêu pha xa xỉ, coi tiền như rác, một loại thì vẫn sống tiết kiệm giản dị, chỉ tiêu nửa tiền. Kinh doanh thành công thuộc về loại sau.
Ngày xưa có câu: Thành đạt do tiết kiệm, thất bại do cờ bạc. Tiết kiệm có thể tích tiểu thành đại, tích cát thành tháp. Hiện nay, tỉ phú không ít nhưng rất nhiều người trong số họ chỉ thích sống như những người bình thường, có người tiết kiejm thậm chí tới mức khó có thể tin được.
2. Tiết kiệm tỉ lệ thuận với lợi nhuận
Tiết kiệm là một đức tính quý báu mà chúng ta cần phải trau dồi để thích ứng với mọi thay đổi của hoàn cảnh và cũng là một trong những phẩm chất cần thiết của con người. Mỗi đồng tiết kiệm sẽ tăng thêm một đồng, tiết kiệm tỉ lệ thuận với thu nhập.
Chuyên gia tài chính nổi tiếng thế giới- bà Johne Lui đã có câu nói nổi tiếng sau: “Trong quản lý tài chính gia đình, mỗi xu tiết kiệm sẽ làm lợi nhuận tăng lên từng xu, tiết kiệm tỉ lệ thuận với lợi nhuận”.
3. Người giàu có nhất lại là người tiết kiệm nhất
Tiết kiệm là của cải của người nghèo, là trí tuệ của người giàu. Người giàu nhất trên thế giới cũng là người tiết kiệm. Tiết kiệm là nghệ thuật sắp xếp hợp lý của cải để trở thành các triệu phú, tỉ phú.
Rockefeller tay trắng làm nên sự nghiệp, trở thành một tr phú nổi tiếng, một trong những bí quyết làm giàu của ông chính là chú trọng và kiên trì 2 chữ “cần kiệm”. Đến cuối đời, ông đã trở thành một trong 3 nhà tỉ phú lớn nhất nước Mỹ.
Tiền dù nhiều nữa thì ai cũng chỉ có hạn,ngồi ăn không thì kiểu gì chẳng hết. Không tính toán cẩn thận, cho dù có ngẫu nhiêu giàu lên, nếu không tiết kiệm thì cũng không giàu mãi được.
B - Lý do gì khiến bạn chẳng mặn mà với việc tiết kiệm?
1. Ngân quỹ của tôi quá eo hẹp.
Một lầm tưởng phổ biến là chỉ người giàu mới có khả năng tiết kiệm. Những nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng những người có thu nhập cao lại có tỉ lệ tiết kiệm ít hơn tầng lớp thu nhập thấp. Điều quan trọng không phải là mức lương mà là cách bạn tiết kiệm.
Dĩ nhiên, việc dành dụm sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có nhiều tiền. Mặc dù vậy, điểm mấu chốt là bạn phải biết trả lương cho mình trước bằng cách để dành ra một phần trong số tiền mà mình kiếm được.
2. Mỗi khi tôi tiết kiệm được một ít thì lại có việc phải tiêu đến tiền.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do bạn chưa có một ngân sách hợp lý.
Bạn có thể chi trả được hết các chi phí sinh hoạt hàng tháng nhưng lại không có đủ tiền cho những khoản không thường xuyên như sửa xe, sửa nhà, thuốc men…
Để giải quyết vấn đề, bạn nên lập nhiều tài khoản tiết kiệm cho những chi phí này. Thêm vào đó, bạn cũng cần dành một số tiền cho thuế, bảo hiểm, và du lịch. Hãy phân chia tỉ lệ ngân sách hợp lý cho từng tài khoản và duy trì chúng. Bạn có thể đặt chế độ tự động chuyển tiền từ tài khoản lương sang các tài khoản phụ.
Đối với quỹ dự phòng, hãy áp dụng phương pháp trên nhưng đừng bao giờ động tới nó trừ khi thực sư cần thiết (mất việc, đau ốm…)
3. Tôi phải trả nợ trước.
Đúng là quỹ dự phòng của bạn nên được sử dụng để chi trả các khoản nợ nóng, lãi suất cao. Tuy nhiên, hãy cố gắng để có ít nhất năm triệu trong tài khoản như một quỹ dự phòng nhỏ. Ngoài ra, hãy ưu tiên xây dựng quỹ này trên việc trả nợ.
4. Tôi không được hưởng lãi suất tiết kiệm.
Nhiều người lo lắng đồng tiền của họ sẽ mất giá trị cùng với lạm phát. Tuy nhiên, nền kinh tế đang bước vào gia đoạn ổn định, tỉ lệ lạm phát sẽ giảm dần xuống.
Không chỉ có vậy, đối với quỹ dự phòng thì lạm phát không thực sự là một vấn đề to tát. Điều quan trọng là bạn có một số tiền được cất giữ an toàn và có thể sử dụng đến bất cứ lúc nào.
5. Tôi không muốn dính dáng tới ngân hàng.
Lý do này phổ biến hơn bạn tưởng. Rất nhiều người không mở hoặc không duy trì tài khoản vì những nguyên nhân sau:
- Họ không nghĩ mình có nhiều tiền tới mức cần một tài khoản.
- Họ không thấy được lợi ích của việc sử dụng tài khoản.
- Họ cho rằng giá dịch vụ là quá cao.
Tuy nhiên, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu tiết kiệm mà không có chỗ an toàn để cất giữ tiền. Không chỉ có vậy, một mối quan hệ tốt với ngân hàng còn có thể mang lại cho bạn nhiều ưu đãi nếu muốn vay mượn sau này.
6. Tôi có thể sử dụng thẻ tín dụng hoặc vay nóng nếu cần thiết.
Lý do này nghe có vẻ thuyết phục. Nhưng bạn nên nhớ rằng lãi suất vay tiêu dùng thường rất cao và không gì có thể sánh được với một tài khoản tiền gửi. Và dù sao đi nữa thì bạn cũng cần có một khoản dành riêng cho mình.
7. Tôi sắp trúng xổ số.
Chẳng ai đánh thuế ước mơ của bạn. Tuy nhiên, theo nguyên lý xác suất, cơ hội đổi đời nhờ cờ bạc là vô cùng mong manh. Tương tự với khả năng lấy chồng tỉ phú hoặc bỗng nhiên được thừa kế một gia tài kếch xù. Những phép màu này đã từng xảy ra, tuy vậy bạn có nguy cơ phải chờ cả đời mà chẳng được gì.
Do đó, hãy tự giúp mình một cách thực tế hơn bằng cách bắt đầu việc tiết kiệm.
D - Tiết kiệm thế nào?
Hiểu một cách đơn giản thì tiết kiệm là giảm đi những lãng phí. Có nghĩa là cái gì được coi là lãng phí thì cần điều chỉnh và thực hành tiết kiệm.
Tự rà soát lại trong sản xuất, tiêu dùng của gia đình, cộng đồng, nơi mình sinh sống có những việc gì còn chưa tiết kiệm, lãng phí, để thay đổi, cải tiến sao cho tiết kiệm, hiệu quả.
- Tiết kiệm sức lao động: Cá nhân/Tổ chức sắp xếp công việc cho khéo để có những việc trước kia phải dùng nhiều người nay chỉ ít người hơn nhưng vẫn đảm bảo thời gian, chất lượng, hiệu quả; phân công lao động phù hợp cho các thành viên trong gia đình.
- Tiết kiệm thời gian: Xây dựng tác phong làm việc đúng giờ cho bản thân và các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng; không lãng phí thời gian vào những việc không có ích; trong sinh hoạt Hội, sinh hoạt cộng đồng không để người này chờ người kia gây lãng phí thời gian của nhau..
- Tiết kiệm tiền, của: Có kế hoạch, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đầu tư cho sản xuất, trước khi mua sắm, tiêu dùng; thực hành tiết kiệm trước khi đầu tư, trước khi tiêu dùng.
- Tiết kiệm năng lượng như điện, nước, xăng, dầu, củi...: Tạo thói quen “ra tắt, vào bật” các thiết bị điện, hạn chế sử dụng các thiết bị điện có công suất lớn vào giờ cao điểm (từ 18 giờ đến 22 giờ hàng ngày), ví dụ trong giờ cao điểm chúng ta chỉ nên sử dụng những thiết bị điện thật cần thiết phục vụ nhu cầu thiết yếu. Có những thiết bị như bàn ủi, máy bơm nước... có thể sử dụng trước hoặc sau giờ cao điểm. Làm như vậy vừa đỡ áp lực cho nguồn điện chung, vừa bảo vệ được thiết bị điện đỡ hư hỏng, vừa tiết kiệm được tiền cho gia đình...
- Tiết kiệm từ việc tổ chức ma chay, cưới hỏi: Thực hiện tổ chức ma chay hoặc cưới hỏi theo nếp sống mới. Hình thức tổ chức đám cưới có thể tiết kiệm được tiền mà ở nhiều địa phương đang thực hiện, là tổ chức cưới tập thể, tiệc ngọt, hoặc chỉ tổ chức ăn uống liên hoan trong họ hàng nội ngoại thân tộc.Trong ma chay, cưới hỏi chúng ta cần tránh những hủ tục lạc hậu, tránh đua đòi dẫn đến tiêu tiền một cách lãng phí, mang nợ nần, thiệt hại đến kinh tế gia đình và gây tốn kém cho người khác. Phải ủng hộ và nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương của cấp uỷ, chính quyền địa phương về thực hiện nếp sống văn minh trong việc tổ chức ma chay, cưới hỏi./.
E - Gương tiết kiệm từ người nội trợ
Ở Nhật, nội trợ cũng là một nghề mà nhiệm vụ chính ngoài chăm sóc chồng con nhà cửa vườn tược thì người phụ nữ còn phải suy tính tiền nong sao cho tiết kiệm. Thế nên mấy mẹ, mấy cô, mấy bác ai cũng có quyển sổ ghi chi li tỉ mẩn thu chi cái gì rất là rõ ràng.
Một tờ tạp chí của Nhật đã từng phỏng vấn 600 bà mẹ cách họ tiết kiệm tiền, thì phải nói là không bà nào không có kế hoạch rất cụ thể và rõ ràng đối với chuyện chi tiêu trong gia đình.
Dưới đây là một vài chiêu tiết kiệm của mẹ Nhật:
- Từ ngày có con, mẹ Masao bắt đầu vắt tay lên trán suy nghĩ làm sao để vừa tiết kiệm vừa làm gương tốt cho con mà lại vui cửa vui nhà. Thế là học mấy mẹ Nhật mua rau mầm về cắt ngọn rồi lại cắm gốc vào chậu bông tẩm nước để thu hoạch tiếp, mới hôm qua mà hôm nay nó lên lún phún mầm rồi mừng quá. Kiểu này tương lai mẹ Masao sẽ làm với củ cà rốt, cắt chỗ núm ngâm vào nước cho nó ra lá rồi lấy lá đó xào ăn cho tiết kiệm. Chiêu cắt núm cà rốt này còn được tạp chí kiến trúc của Nhật khuyên dùng để tạo khoảng xanh nho nhỏ cho căn phòng nữa, vì lá cà rốt non lên rất xinh xắn.
- Thay vì mua snack cho con thì mẹ Nhật giữ lấy vỏ khoai tây, cà rốt gọt ra rửa sạch đi chiên lên và rắc muối, làm thành món chip giòn ngon tuyệt.
- Mỗi hôm đi chợ chỉ bỏ ra bằng đó số tiền dự liệu, và chỉ lượn ra bằng đó quầy hàng để mua, không tạt ngang tạt dọc kẻo... lung lạc ý chí.
- Không dùng vòi nước nóng để rửa bát mà dùng găng tay cao su để tiết kiệm ga, tiện thể tiết kiệm tiền kem dưỡng da tay.
- Thường xuyên rình mò hàng giảm giá hay hàng khuyến mại. Chịu khó đi chợ ở nhiều siêu thị khác nhau vì siêu thị này thì thịt rẻ, siêu thị kia rau rẻ...
- Mua các thiết bị tiết kiệm nhiên liệu triệt để, nồi ủ, nồi nấu có phần hấp luôn để khỏi tốn nhiên liệu và thời gian đun nấu, hâm nóng đồ ăn...
- Đi ngoài đường, toilet công cộng ở khắp mọi nơi nên nếu ra ngoài thì nhớ đi nặng đi nhẹ luôn để khỏi mang về nhà giải quyết cho tốn nước.
- Trước khi mở tủ lạnh suy nghĩ xem lấy gì để mở ra đóng lại đúng 3 giây cho đỡ tốn điện. Chiêu này của một mẹ Nhật từng viết sách về tiết kiệm, nhờ cần kiệm mà sau vài năm hai vợ chồng mua được nhà.
- Luôn đặt mục tiêu và con số cụ thể để tiết kiệm. Ví dụ, chi tiền làm một việc lớn nào đó, dành tiền để đi du lịch, chi tiền sửa nhà... Rất nhiều lần chương trình tivi của Nhật đã quay các phóng sự cảnh “làm gia kế” của các gia đình, và họ luôn đạt mục tiêu đã đặt ra. Nếu không có mục tiêu cụ thể người ta dễ chặc lưỡi mà tiêu lạm vào số tiền mình có.
- Sau khi con cái đi học mẹ có thể đi làm thêm để tăng nguồn thu cho gia đình.
- Tiết kiệm cả ngay đối với từng đồng tiền xu lẻ. Các mẹ thường hay có xu hướng tiêu tiền xu vì chúng nặng ví. Tuy nhiên con số nhỏ khi gộp lại có thể thành món tiền lớn. Nên, tốt nhất là nếu có nhiều tiền xu mẹ Nhật sẽ bỏ lợn chúng đều đặn.
- Luôn có bảng chi tiêu trong gia đình. Đối với các khoản tiền khác nhau luôn cho vào các phong bì khác nhau ghi chú cụ thể để không tiêu lạm vào nhau.
Nhiều khi mẹ Masao nghĩ kiếm ra tiền cũng để cuộc sống thảnh thơi hơn, nhàn hạ sung sướng hơn chứ tiết kiệm chi quá cho khổ vậy, nhưng ngoài lý do tiết kiệm tiền để dành cho những khoản chi tiêu lớn thì việc cố gắng tiết kiệm sẽ làm tấm gương tốt cho con cháu trong gia đình (ở Nhật tiết kiệm là mỹ đức, là giá trị sống), lại thấy mình vui và có ích hơn vì có vẻ đang làm bà mẹ, bà nội trợ thông minh.
-> Để dành ra một khoản dự phòng
-> Có một khoản riêng đầu tư cho những mục tiêu
-> Mua sắm
-> Làm giàu
-> ...
Thế thì ta có vài câu hỏi lớn buộc phải trả lời về vấn đề tiết kiệm:
1. Tiết kiệm là gì?
2. Tiết kiệm để làm gì?
3. Vì sao ta không thể tiết kiệm?
4. Muốn tiết kiệm thì phải làm thế nào?
A - Tiết kiệm là gì?
Hồ Chí Minh: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là “xem đồng tiền như cái nống” (cái nong, tiếng địa phương), gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực”.
Tiết kiệm, hiểu theo nghĩa phổ thông, là hành vi giảm thiểu các lãng phí.
Tiết kiệm, trong kinh tế học, là phần thu nhập có thể sử dụng không được chi vào tiêu dùng. Khoa học kinh tế giả định rằng con người có hành vi tối đa hóa lợi ích. Vì thế, khoản thu nhập không được tiêu dùng sẽ được đầu tư để sinh lời. Chính vì thế, trong một nền kinh tế khép kín, tiết kiệm bằng đầu tư.
Trong thuật ngữ tài chính cá nhân, tiết kiệm đề cập đến việc dự trữ tiền cho tương lai - loại tiền được gửi trong ngân hàng. Tiết kiệm khác với sự đầu tư nơi mà có những nhân tố rủi ro.
B - Muốn đời sống khá hơn phải tiết kiệm
1. “Đại phú do thiên, tiểu phú do kiệm”
Chúng ta vẫn thường nói: "Tôi chả thiếu gì, chỉ có thiếu tiền".
Người xưa lại nói: “Đại phú do thiên, tiểu phú do kiệm”. Tuy chúng ta không cần phải thắt lưng buộc bụng nhưng phải tránh lãnh phí không cần thiết. Những người giàu có thực sự không mắc bệnh khoe của quá đà, không phô trương quá mức.
Tiền ít nhưng không nhỏ, tích tiểu thành đại. Chăm chỉ sẽ tăng thu nhập, tiết kiệm bằng việc giảm chi phí, chỉ có chăm chỉ và tiết kiệm thì mới có thể giàu có được, nếu chỉ biết dùng mà không biết tiết kiệm thì của cải sẽ trôi dần đi hết. Vì vậy, tiết kiệm là rất quan trọng. Cần, kiệm phải đi đôi với nhau.
Các thương nhân sau khi kinh doanh trở thành giàu có thường có 2 trạng thái: một là tiêu pha xa xỉ, coi tiền như rác, một loại thì vẫn sống tiết kiệm giản dị, chỉ tiêu nửa tiền. Kinh doanh thành công thuộc về loại sau.
Ngày xưa có câu: Thành đạt do tiết kiệm, thất bại do cờ bạc. Tiết kiệm có thể tích tiểu thành đại, tích cát thành tháp. Hiện nay, tỉ phú không ít nhưng rất nhiều người trong số họ chỉ thích sống như những người bình thường, có người tiết kiejm thậm chí tới mức khó có thể tin được.
2. Tiết kiệm tỉ lệ thuận với lợi nhuận
Tiết kiệm là một đức tính quý báu mà chúng ta cần phải trau dồi để thích ứng với mọi thay đổi của hoàn cảnh và cũng là một trong những phẩm chất cần thiết của con người. Mỗi đồng tiết kiệm sẽ tăng thêm một đồng, tiết kiệm tỉ lệ thuận với thu nhập.
Chuyên gia tài chính nổi tiếng thế giới- bà Johne Lui đã có câu nói nổi tiếng sau: “Trong quản lý tài chính gia đình, mỗi xu tiết kiệm sẽ làm lợi nhuận tăng lên từng xu, tiết kiệm tỉ lệ thuận với lợi nhuận”.
3. Người giàu có nhất lại là người tiết kiệm nhất
Tiết kiệm là của cải của người nghèo, là trí tuệ của người giàu. Người giàu nhất trên thế giới cũng là người tiết kiệm. Tiết kiệm là nghệ thuật sắp xếp hợp lý của cải để trở thành các triệu phú, tỉ phú.
Rockefeller tay trắng làm nên sự nghiệp, trở thành một tr phú nổi tiếng, một trong những bí quyết làm giàu của ông chính là chú trọng và kiên trì 2 chữ “cần kiệm”. Đến cuối đời, ông đã trở thành một trong 3 nhà tỉ phú lớn nhất nước Mỹ.
Tiền dù nhiều nữa thì ai cũng chỉ có hạn,ngồi ăn không thì kiểu gì chẳng hết. Không tính toán cẩn thận, cho dù có ngẫu nhiêu giàu lên, nếu không tiết kiệm thì cũng không giàu mãi được.
B - Lý do gì khiến bạn chẳng mặn mà với việc tiết kiệm?
1. Ngân quỹ của tôi quá eo hẹp.
Một lầm tưởng phổ biến là chỉ người giàu mới có khả năng tiết kiệm. Những nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng những người có thu nhập cao lại có tỉ lệ tiết kiệm ít hơn tầng lớp thu nhập thấp. Điều quan trọng không phải là mức lương mà là cách bạn tiết kiệm.
Dĩ nhiên, việc dành dụm sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có nhiều tiền. Mặc dù vậy, điểm mấu chốt là bạn phải biết trả lương cho mình trước bằng cách để dành ra một phần trong số tiền mà mình kiếm được.
2. Mỗi khi tôi tiết kiệm được một ít thì lại có việc phải tiêu đến tiền.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do bạn chưa có một ngân sách hợp lý.
Bạn có thể chi trả được hết các chi phí sinh hoạt hàng tháng nhưng lại không có đủ tiền cho những khoản không thường xuyên như sửa xe, sửa nhà, thuốc men…
Để giải quyết vấn đề, bạn nên lập nhiều tài khoản tiết kiệm cho những chi phí này. Thêm vào đó, bạn cũng cần dành một số tiền cho thuế, bảo hiểm, và du lịch. Hãy phân chia tỉ lệ ngân sách hợp lý cho từng tài khoản và duy trì chúng. Bạn có thể đặt chế độ tự động chuyển tiền từ tài khoản lương sang các tài khoản phụ.
Đối với quỹ dự phòng, hãy áp dụng phương pháp trên nhưng đừng bao giờ động tới nó trừ khi thực sư cần thiết (mất việc, đau ốm…)
3. Tôi phải trả nợ trước.
Đúng là quỹ dự phòng của bạn nên được sử dụng để chi trả các khoản nợ nóng, lãi suất cao. Tuy nhiên, hãy cố gắng để có ít nhất năm triệu trong tài khoản như một quỹ dự phòng nhỏ. Ngoài ra, hãy ưu tiên xây dựng quỹ này trên việc trả nợ.
4. Tôi không được hưởng lãi suất tiết kiệm.
Nhiều người lo lắng đồng tiền của họ sẽ mất giá trị cùng với lạm phát. Tuy nhiên, nền kinh tế đang bước vào gia đoạn ổn định, tỉ lệ lạm phát sẽ giảm dần xuống.
Không chỉ có vậy, đối với quỹ dự phòng thì lạm phát không thực sự là một vấn đề to tát. Điều quan trọng là bạn có một số tiền được cất giữ an toàn và có thể sử dụng đến bất cứ lúc nào.
5. Tôi không muốn dính dáng tới ngân hàng.
Lý do này phổ biến hơn bạn tưởng. Rất nhiều người không mở hoặc không duy trì tài khoản vì những nguyên nhân sau:
- Họ không nghĩ mình có nhiều tiền tới mức cần một tài khoản.
- Họ không thấy được lợi ích của việc sử dụng tài khoản.
- Họ cho rằng giá dịch vụ là quá cao.
Tuy nhiên, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu tiết kiệm mà không có chỗ an toàn để cất giữ tiền. Không chỉ có vậy, một mối quan hệ tốt với ngân hàng còn có thể mang lại cho bạn nhiều ưu đãi nếu muốn vay mượn sau này.
6. Tôi có thể sử dụng thẻ tín dụng hoặc vay nóng nếu cần thiết.
Lý do này nghe có vẻ thuyết phục. Nhưng bạn nên nhớ rằng lãi suất vay tiêu dùng thường rất cao và không gì có thể sánh được với một tài khoản tiền gửi. Và dù sao đi nữa thì bạn cũng cần có một khoản dành riêng cho mình.
7. Tôi sắp trúng xổ số.
Chẳng ai đánh thuế ước mơ của bạn. Tuy nhiên, theo nguyên lý xác suất, cơ hội đổi đời nhờ cờ bạc là vô cùng mong manh. Tương tự với khả năng lấy chồng tỉ phú hoặc bỗng nhiên được thừa kế một gia tài kếch xù. Những phép màu này đã từng xảy ra, tuy vậy bạn có nguy cơ phải chờ cả đời mà chẳng được gì.
Do đó, hãy tự giúp mình một cách thực tế hơn bằng cách bắt đầu việc tiết kiệm.
D - Tiết kiệm thế nào?
Hiểu một cách đơn giản thì tiết kiệm là giảm đi những lãng phí. Có nghĩa là cái gì được coi là lãng phí thì cần điều chỉnh và thực hành tiết kiệm.
Tự rà soát lại trong sản xuất, tiêu dùng của gia đình, cộng đồng, nơi mình sinh sống có những việc gì còn chưa tiết kiệm, lãng phí, để thay đổi, cải tiến sao cho tiết kiệm, hiệu quả.
- Tiết kiệm sức lao động: Cá nhân/Tổ chức sắp xếp công việc cho khéo để có những việc trước kia phải dùng nhiều người nay chỉ ít người hơn nhưng vẫn đảm bảo thời gian, chất lượng, hiệu quả; phân công lao động phù hợp cho các thành viên trong gia đình.
- Tiết kiệm thời gian: Xây dựng tác phong làm việc đúng giờ cho bản thân và các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng; không lãng phí thời gian vào những việc không có ích; trong sinh hoạt Hội, sinh hoạt cộng đồng không để người này chờ người kia gây lãng phí thời gian của nhau..
- Tiết kiệm tiền, của: Có kế hoạch, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đầu tư cho sản xuất, trước khi mua sắm, tiêu dùng; thực hành tiết kiệm trước khi đầu tư, trước khi tiêu dùng.
- Tiết kiệm năng lượng như điện, nước, xăng, dầu, củi...: Tạo thói quen “ra tắt, vào bật” các thiết bị điện, hạn chế sử dụng các thiết bị điện có công suất lớn vào giờ cao điểm (từ 18 giờ đến 22 giờ hàng ngày), ví dụ trong giờ cao điểm chúng ta chỉ nên sử dụng những thiết bị điện thật cần thiết phục vụ nhu cầu thiết yếu. Có những thiết bị như bàn ủi, máy bơm nước... có thể sử dụng trước hoặc sau giờ cao điểm. Làm như vậy vừa đỡ áp lực cho nguồn điện chung, vừa bảo vệ được thiết bị điện đỡ hư hỏng, vừa tiết kiệm được tiền cho gia đình...
- Tiết kiệm từ việc tổ chức ma chay, cưới hỏi: Thực hiện tổ chức ma chay hoặc cưới hỏi theo nếp sống mới. Hình thức tổ chức đám cưới có thể tiết kiệm được tiền mà ở nhiều địa phương đang thực hiện, là tổ chức cưới tập thể, tiệc ngọt, hoặc chỉ tổ chức ăn uống liên hoan trong họ hàng nội ngoại thân tộc.Trong ma chay, cưới hỏi chúng ta cần tránh những hủ tục lạc hậu, tránh đua đòi dẫn đến tiêu tiền một cách lãng phí, mang nợ nần, thiệt hại đến kinh tế gia đình và gây tốn kém cho người khác. Phải ủng hộ và nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương của cấp uỷ, chính quyền địa phương về thực hiện nếp sống văn minh trong việc tổ chức ma chay, cưới hỏi./.
E - Gương tiết kiệm từ người nội trợ
Ở Nhật, nội trợ cũng là một nghề mà nhiệm vụ chính ngoài chăm sóc chồng con nhà cửa vườn tược thì người phụ nữ còn phải suy tính tiền nong sao cho tiết kiệm. Thế nên mấy mẹ, mấy cô, mấy bác ai cũng có quyển sổ ghi chi li tỉ mẩn thu chi cái gì rất là rõ ràng.
Một tờ tạp chí của Nhật đã từng phỏng vấn 600 bà mẹ cách họ tiết kiệm tiền, thì phải nói là không bà nào không có kế hoạch rất cụ thể và rõ ràng đối với chuyện chi tiêu trong gia đình.
Dưới đây là một vài chiêu tiết kiệm của mẹ Nhật:
- Từ ngày có con, mẹ Masao bắt đầu vắt tay lên trán suy nghĩ làm sao để vừa tiết kiệm vừa làm gương tốt cho con mà lại vui cửa vui nhà. Thế là học mấy mẹ Nhật mua rau mầm về cắt ngọn rồi lại cắm gốc vào chậu bông tẩm nước để thu hoạch tiếp, mới hôm qua mà hôm nay nó lên lún phún mầm rồi mừng quá. Kiểu này tương lai mẹ Masao sẽ làm với củ cà rốt, cắt chỗ núm ngâm vào nước cho nó ra lá rồi lấy lá đó xào ăn cho tiết kiệm. Chiêu cắt núm cà rốt này còn được tạp chí kiến trúc của Nhật khuyên dùng để tạo khoảng xanh nho nhỏ cho căn phòng nữa, vì lá cà rốt non lên rất xinh xắn.
- Thay vì mua snack cho con thì mẹ Nhật giữ lấy vỏ khoai tây, cà rốt gọt ra rửa sạch đi chiên lên và rắc muối, làm thành món chip giòn ngon tuyệt.
- Mỗi hôm đi chợ chỉ bỏ ra bằng đó số tiền dự liệu, và chỉ lượn ra bằng đó quầy hàng để mua, không tạt ngang tạt dọc kẻo... lung lạc ý chí.
- Không dùng vòi nước nóng để rửa bát mà dùng găng tay cao su để tiết kiệm ga, tiện thể tiết kiệm tiền kem dưỡng da tay.
- Thường xuyên rình mò hàng giảm giá hay hàng khuyến mại. Chịu khó đi chợ ở nhiều siêu thị khác nhau vì siêu thị này thì thịt rẻ, siêu thị kia rau rẻ...
- Mua các thiết bị tiết kiệm nhiên liệu triệt để, nồi ủ, nồi nấu có phần hấp luôn để khỏi tốn nhiên liệu và thời gian đun nấu, hâm nóng đồ ăn...
- Đi ngoài đường, toilet công cộng ở khắp mọi nơi nên nếu ra ngoài thì nhớ đi nặng đi nhẹ luôn để khỏi mang về nhà giải quyết cho tốn nước.
- Trước khi mở tủ lạnh suy nghĩ xem lấy gì để mở ra đóng lại đúng 3 giây cho đỡ tốn điện. Chiêu này của một mẹ Nhật từng viết sách về tiết kiệm, nhờ cần kiệm mà sau vài năm hai vợ chồng mua được nhà.
- Luôn đặt mục tiêu và con số cụ thể để tiết kiệm. Ví dụ, chi tiền làm một việc lớn nào đó, dành tiền để đi du lịch, chi tiền sửa nhà... Rất nhiều lần chương trình tivi của Nhật đã quay các phóng sự cảnh “làm gia kế” của các gia đình, và họ luôn đạt mục tiêu đã đặt ra. Nếu không có mục tiêu cụ thể người ta dễ chặc lưỡi mà tiêu lạm vào số tiền mình có.
- Sau khi con cái đi học mẹ có thể đi làm thêm để tăng nguồn thu cho gia đình.
- Tiết kiệm cả ngay đối với từng đồng tiền xu lẻ. Các mẹ thường hay có xu hướng tiêu tiền xu vì chúng nặng ví. Tuy nhiên con số nhỏ khi gộp lại có thể thành món tiền lớn. Nên, tốt nhất là nếu có nhiều tiền xu mẹ Nhật sẽ bỏ lợn chúng đều đặn.
- Luôn có bảng chi tiêu trong gia đình. Đối với các khoản tiền khác nhau luôn cho vào các phong bì khác nhau ghi chú cụ thể để không tiêu lạm vào nhau.
Nhiều khi mẹ Masao nghĩ kiếm ra tiền cũng để cuộc sống thảnh thơi hơn, nhàn hạ sung sướng hơn chứ tiết kiệm chi quá cho khổ vậy, nhưng ngoài lý do tiết kiệm tiền để dành cho những khoản chi tiêu lớn thì việc cố gắng tiết kiệm sẽ làm tấm gương tốt cho con cháu trong gia đình (ở Nhật tiết kiệm là mỹ đức, là giá trị sống), lại thấy mình vui và có ích hơn vì có vẻ đang làm bà mẹ, bà nội trợ thông minh.
Bài viết rất hay , hữu ích, cảm ơn bạn. Ghé thăm website mình nhé. Cảm ơn bạn!Mua mè đen ở đâu tại TPHCM | Mua me den o dau tai tphcm
Trả lờiXóa