Bạn đừng nên quá chú trọng vào những dự án nhỏ lẻ trước mắt mà quên đi bức tranh tổng thể để doanh nghiệp có thể phát triển dài lâu cũng như nhìn trước các cơ hội và hạn chế rủi ro cho tương lai.
Có 5 câu hỏi Bạn cần trả lời để có cái nhìn bao quát về doanh nghiệp của mình.
1. Tình hình thị trường hiện nay như thế nào?
2. Bạn đã có chiến lược thâm nhập thị trường hợp lý chưa?
3. Làm thế nào để thu hút được người dùng?
4. Bạn sẽ cần bao nhiêu tiền để “thực tế hóa” mọi kế hoạch?
5. Chiến lược thoái vốn của bạn/sản phẩm/công ty là gì?
Con đường khởi nghiệp không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng. Bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều căng thẳng, áp lực mà không phải ai cũng đủ bản lĩnh để vượt qua.
"Đừng khởi nghiệp nếu bạn không yêu thích đến mức bị ám ảnh bởi ý tưởng kinh doanh đó" - Tỷ phú Mark Cuban
Ngày nay, thật dễ dàng để bạn bắt gặp những câu chuyện khởi nghiệp thành công trên sách báo, tivi và trong chính cuộc sống thường ngày. Bạn nghĩ rằng "Họ làm được thì mình cũng làm được" và quyết định khởi nghiệp cho dù không hề có một chút kiến thức hay niềm đam mê nào với lĩnh vực kinh doanh đó.
Thực tế, khởi nghiệp là vô cùng khó khăn. Và nếu bạn không hề yêu thích những gì mình đang làm, bạn sẽ rất dễ cảm thấy chản nản, bỏ cuộc và thất bại.
"Khởi nghiệp luôn mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ, tốn kém nhiều hơn bạn tưởng và khó khăn hơn nhiều những gì bạn hình dung" -Robert Herjavec, người sáng lập và CEO công ty an ninh mạng Herjavec Group
Theo Herjavec, khởi nghiệp cũng giống như nuôi một đứa bé. Khi nó đói, nó sẽ đòi ăn. Nó không quan tâm đến việc bạn sắp trễ hẹn hay cần phải đi đâu đó.
Những người lần đầu làm cha mẹ có thể vì con cái mà quên mất việc phải chăm sóc cho bản thân mình. Làm kinh doanh cũng tương tự như vậy. "Nếu bạn sợ bị vắt kiệt sức thì đừng khởi nghiệp", Herjavec nói.
"99% các bạn khởi nghiệp sẽ thất bại" -Trần Trọng Kiên, Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn Thiên Minh
Không phải bất kỳ ai cũng đạt được kết quả tích cực ngay trong lần đầu tiên khởi nghiệp. Trên thực tế, nhiều doanh nhân nổi tiếng trên thế giới đã không ít lần thất bại trước khi thành công,
Bởi vậy, nếu là người sợ thất bại và không có đủ kiên trì để theo đuổi niềm đam mê của mình thì tốt nhất bạn không nên khởi nghiệp.
"Đừng quá vọng tưởng, mong ước thành công sớm và hưởng thụ khi khởi nghiệp" -Trần Trọng Tuyến, CEO của Công ty cổ phần công nghệ DKT
Theo ông Tuyến, khởi nghiệp và làm chủ là ước mơ của rất nhiều người. Tuy nhiên, để đạt được thành công thì bí quyết nằm ở thái độ và suy nghĩ của mình khi mới bắt đầu start-up.
"Khởi nghiệp không phải một cuộc chơi mà là một hành trình đầy gian khổ", CEO DKT nhận định.
"Ý tưởng chỉ đáng giá 5 xu, nếu nó không được triển khai thương mại hóa. Các bạn start-up hôm nay đừng vội nghĩ cứ có ý tưởng là sẽ ngay lập tức trở thành Mark Zuckerberg hay Larry Page..." - Lê Quốc Vinh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Truyền thông Lê (Le Group)
Một số người có thể dành hàng giờ để nói về các ý tưởng kinh doanh của mình. Họ luôn tin rằng những ý tưởng đó rất tuyệt vời và nếu khởi nghiệp, họ chắc chắn thành công. Thế nhưng, điều những người này không bao giờ nhắc đến là làm thế nào biến những ý tưởng của mình thành hiện thực.
Ý tưởng hay rõ ràng là yếu tố không thể thiếu đối với một công ty khởi nghiệp. Tuy nhiên, nó chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ để thành công.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.