Cách thức tuyển dụng truyền thống của Nhật đang mất đi. Nó có thể là sự lo lắng và tự do, 2 phần bằng nhau, đối với thế hệ đang tìm việc làm.
Mỗi năm bắt đầu vào đầu tháng tư, hàng ngàn sinh viên sắp tốt nghiệp ở Nhật Bản đi lên tỉnh, mặc trang phục công sở màu đen, mang theo một chiếc cặp chỉ chứa lý lịch, hy vọng có được việc làm ở các công ty nổi tiếng nhất của đất nước này.
Nghi thức này là một phần của quá trình tuyển dụng kéo dài một năm ở năm áp chót của trường đại học: mùa 'shūshoku katsudō' (hoạt động tìm việc làm). Gọi tắt là 'shūkatsu', dó là khi sinh viên năm thứ 3 bỏ lớp học để tham dự các hội thảo nghề nghiệp do các trường đại học tổ chức. Trong năm cuối, sinh viên nộp đơn xin việc và phải qua một quy trình tuyển chọn được định rõ để có được một vị trí làm việc (gọi là 'naitei') vào thời điểm họ nhận bằng cấp.
Shūkatsu là phương thức tuyển dụng truyền thống, chiếm ưu thế trên khắp Nhật Bản. Điều quan trọng không chỉ đối với nhà tuyển dụng và số lượng xếp việc làm của trường đại học, mà còn đối với các sinh viên mà địa vị xã hội có thể được nâng cao sau kết quả tìm việc.
Hệ thống này được hình thành năm 1953 bởi Keidanren - tức nhóm vận động kinh doanh hàng đầu của Nhật, gồm hơn 1.300 tập đoàn lớn của Nhật Bản và 100 ngành công nghiệp nhóm. Do tình trạng thiếu lao động trong thời kỳ hậu chiến phát triển nhanh kinh tế ở Nhật, cuộc săn lùng sinh viên tốt nghiệp đại học nóng lên. Hệ thống shūkatsu cung cấp việc làm trọn đời cho những sinh viên mới tốt nghiệp, và họ, ngược lại, đảm bảo an toàn và vị thế cho các công ty lớn của Nhật.
Nhưng bắt đầu từ năm tới, những quy tắc này sẽ không được áp dụng nữa. Tháng 10 năm ngoái, nhóm Keidanren tuyên bố sẽ bãi bỏ lịch trình tìm việc truyền thống cũng như các hướng dẫn hiện có về cách thức các công ty tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp. Sau 6 thập kỷ, đội ngũ hiện tại của sinh viên năm thứ 3 và 4 sẽ là những người cuối cùng trải nghiệm những áp lực mệt mỏi đi kèm với shūkatsu.
Do Nhật Bản có tỷ lệ sinh thấp, dẫn đến sự sụt giảm dân số trong thập kỷ qua, các công ty đã phải cạnh tranh với nguồn đang thu hẹp của đội ngũ nhân viên tương lai. Các thành viên không thuộc nhóm Keidanren, không bị ràng buộc bởi các hướng dẫn, đã tuyển mộ được các sinh viên đầy triển vọng trước khi các công ty thành viên thậm chí chưa bắt đầu tuyển dụng.
Và với các công ty nước ngoài đưa ra mức lương cao hơn và sự tiến bộ nghề nghiệp nhanh hơn so với các đối tác Nhật Bản, thì sự cạnh tranh toàn cầu về người làm việc đã buộc các công ty phải suy nghĩ lại. Mặc dù hướng dẫn mới của nhóm Keidanren chưa được hoàn tất, một số thuộc lớp trẻ Nhật, mà họ đã làm trái thông lệ, nêu lên việc ưu tiên cho đam mê, thay vì tuân theo các quy tắc xã hội, có thể sẽ dẫn đến một sự nghiệp thỏa mãn hơn.
Thay vì liệt kê các mô tả công việc và mức lương như quảng cáo điển hình của shūkatsu, nền tảng Wantedly tập trung vào việc kết hợp các ứng cử viên với các công ty thông qua các giá trị và lợi ích cùng chia sẻ. Bằng cách quảng cáo việc làm từ các công ty nhỏ hơn không thuộc nhóm Keidanren - nhiều công ty có trụ sở bên ngoài các thành phố lớn - nền tảng Wantedly đã kết nối các công ty với các cá nhân mà họ sẵn sàng tạo ra một con đường bên ngoài giới hạn của truyền thống và an ninh của các tập đoàn lớn hơn.
"Khi bạn là một sinh viên, bạn rất khó thấy bức tranh rộng lớn hơn. Tất cả chúng ta đã rơi vào cái bẫy là đi theo đám đông lớn và đã bỏ lỡ việc khám phá những gì khác đâu đó ở ngoài," Naka nói thêm. "Với hệ thống shūkatsu, đã có sự mất kết nối giữa học vị, vì nó mà bạn học, với việc tìm một vai trò thích ứng với nó. Thay vì làm đơn vào một công ty vì tình trạng thương hiệu của nó, bạn cần vào những công ty tuyệt vời khác, ít được biết đến hơn, để có được cơ hội như thế.
Công ty truyền thông xã hội Gaiax là một công ty đã tận dụng vị thế của mình bên ngoài các quy tắc của nhóm Keidanren, áp dụng một cửa sổ tuyển dụng linh hoạt từ năm 2013. Mặc dù lựa chọn không theo việc tuyển dụng truyền thống đã giữ họ ở thiểu số, nhưng quá trình tuyển dụng của họ bao gồm các cá nhân ít đi theo con đường tìm việc thông thường.
Thay vì sử dụng nhãn 'thuê những người mới tốt nghiệp' truyền thống, thì họ quảng cáo 'thuê người tiềm năng' cho biết họ cần người trẻ tuổi ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời họ. "Chúng tôi thuê trên cơ sở tiềm năng của họ," chuyên gia tuyển dụng Takumi Nagare giải thích. Không quan trọng là họ học xong cấp hai, cấp ba hay đại học, ông nói.
Với 60 đến 70% số nhân viên trẻ của họ rời bỏ sau vài năm để thành lập công ty riêng, công ty Gaiax nói rằng họ thu hút những người không theo ý tưởng làm thuê cả đời (đi kèm với văn hóa shūkatsu).
"Chúng tôi không nghĩ là điều tiêu cực nếu người ta hay thích chuyển việc làm hoặc mở doanh nghiệp của riêng mình." Nagare nói. Công nghệ cần các kỹ năng linh hoạt do vậy tuyển dụng phi truyền thống là phù hợp với cả công ty lẫn lao động trẻ đang tìm kiếm một con đường ít cứng nhắc hơn cho việc làm thuê. "Nhưng nếu các ứng viên khác có mục tiêu phù hợp với tầm nhìn dài hạn của công ty thì họ có thể làm việc ở đây đến 60 hoặc 70 tuổi."
"Việc thiếu lịch trình được quy định trước sẽ mở rộng sự lựa chọn cách thức cho sinh viên lựa chọn nghề nghiệp, điều này lại tạo ra sự lo lắng." Yuji Kadono, đại diện của tổ chức phi lợi nhuận En-courage, nói. Tổ chức này đã có cuộc họp cho các sinh viên đang trải qua shūkatsu với những người mà họ đã trải qua nó. Cho đến nay, cô nói, sinh viên có thể đi theo truyền thống - nhưng với hệ thống mới, sinh viên tốt nghiệp sẽ phải chủ động hơn.
"Tuy nhiên, giữa những cảm giác lo lắng mơ hồ là một tia sáng tích cực là khi di theo những thay đổi này, sẽ có nhiều cơ hội hơn trong tương lai," Kadono nói. Ví dụ, một hệ thống linh hoạt sẽ giúp sinh viên làm những bằng cấp chuyên sâu như khoa học hoặc giáo dục thể chất, cô nói.
Naka của nền tảng Wantedly so sánh thời kỳ thay đổi này với thái độ đối với việc kết hôn đã đã chuyển đổi theo thời gian.
"Khi cha mẹ quyết định bạn lấy một người, thì bạn nghĩ cách để thích nghi với người đó để hôn nhân thành công. Nhưng với những người được chọn kết hôn với người họ muốn, điều này cho họ nhiều tự do hơn - khiến họ phải đấu tranh để tìm được người phù hợp," cô nói. "Nhưng đó cũng là lý do vì sao các loại hình kinh doanh, các phương pháp và ý tưởng mới xuất hiện để giúp quá trình đó trở nên dễ dàng hơn."
Việc thử nghiệm có thể khó khăn, nhưng Yuriko Yamaguchi, 30 tuổi, hoan nghênh sự thay đổi. Cô nghĩ rằng nó "tạo một cơ hội cho các sinh viên trưởng thành hơn ở các bước tiếp theo mà họ sẽ thực hiện".
Yamaguchi có một quan điểm độc đáo về shūkatsu khi cô là một trong số ít sinh viên trong năm học của cô đã bỏ qua truyền thống để tạo dựng con đường cho riêng mình. "Đây là một quyết định rất khó khăn khi đại diện cho lớp tốt nghiệp của mình mà không có lời mời làm việc hoặc một vị trí ở trường tốt nghiệp," cô nói. "Áp lực xã hội thực sự là khắc nghiệt và đáng sợ, tạo ra sự lo lắng cho gia đình tôi."
Nhưng mặc dù bỏ qua lịch trình tuyển dụng truyền thống, cô vẫn được tuyển dụng có lợi để làm một nhà nghiên cứu thiết kế cho nhánh Tokyo của công ty tư vấn sáng tạo toàn cầu IDEO.
"Sự thay đổi phải bắt đầu từ một nơi nào đó, và có thể sẽ có một thế hệ những người trẻ cực kỳ lo lắng," cô nói. "Nhưng khi đã sống qua một thời kỳ không có ủng hộ nào cho lối suy nghĩ ra ngoài cách làm thông thường, thì tôi có thể nói là có thể thay đổi được."
NguồnMari Shibata | BBC Capital
Mỗi năm bắt đầu vào đầu tháng tư, hàng ngàn sinh viên sắp tốt nghiệp ở Nhật Bản đi lên tỉnh, mặc trang phục công sở màu đen, mang theo một chiếc cặp chỉ chứa lý lịch, hy vọng có được việc làm ở các công ty nổi tiếng nhất của đất nước này.
Nghi thức này là một phần của quá trình tuyển dụng kéo dài một năm ở năm áp chót của trường đại học: mùa 'shūshoku katsudō' (hoạt động tìm việc làm). Gọi tắt là 'shūkatsu', dó là khi sinh viên năm thứ 3 bỏ lớp học để tham dự các hội thảo nghề nghiệp do các trường đại học tổ chức. Trong năm cuối, sinh viên nộp đơn xin việc và phải qua một quy trình tuyển chọn được định rõ để có được một vị trí làm việc (gọi là 'naitei') vào thời điểm họ nhận bằng cấp.
Shūkatsu là phương thức tuyển dụng truyền thống, chiếm ưu thế trên khắp Nhật Bản. Điều quan trọng không chỉ đối với nhà tuyển dụng và số lượng xếp việc làm của trường đại học, mà còn đối với các sinh viên mà địa vị xã hội có thể được nâng cao sau kết quả tìm việc.
Hệ thống này được hình thành năm 1953 bởi Keidanren - tức nhóm vận động kinh doanh hàng đầu của Nhật, gồm hơn 1.300 tập đoàn lớn của Nhật Bản và 100 ngành công nghiệp nhóm. Do tình trạng thiếu lao động trong thời kỳ hậu chiến phát triển nhanh kinh tế ở Nhật, cuộc săn lùng sinh viên tốt nghiệp đại học nóng lên. Hệ thống shūkatsu cung cấp việc làm trọn đời cho những sinh viên mới tốt nghiệp, và họ, ngược lại, đảm bảo an toàn và vị thế cho các công ty lớn của Nhật.
Nhưng bắt đầu từ năm tới, những quy tắc này sẽ không được áp dụng nữa. Tháng 10 năm ngoái, nhóm Keidanren tuyên bố sẽ bãi bỏ lịch trình tìm việc truyền thống cũng như các hướng dẫn hiện có về cách thức các công ty tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp. Sau 6 thập kỷ, đội ngũ hiện tại của sinh viên năm thứ 3 và 4 sẽ là những người cuối cùng trải nghiệm những áp lực mệt mỏi đi kèm với shūkatsu.
Do Nhật Bản có tỷ lệ sinh thấp, dẫn đến sự sụt giảm dân số trong thập kỷ qua, các công ty đã phải cạnh tranh với nguồn đang thu hẹp của đội ngũ nhân viên tương lai. Các thành viên không thuộc nhóm Keidanren, không bị ràng buộc bởi các hướng dẫn, đã tuyển mộ được các sinh viên đầy triển vọng trước khi các công ty thành viên thậm chí chưa bắt đầu tuyển dụng.
Và với các công ty nước ngoài đưa ra mức lương cao hơn và sự tiến bộ nghề nghiệp nhanh hơn so với các đối tác Nhật Bản, thì sự cạnh tranh toàn cầu về người làm việc đã buộc các công ty phải suy nghĩ lại. Mặc dù hướng dẫn mới của nhóm Keidanren chưa được hoàn tất, một số thuộc lớp trẻ Nhật, mà họ đã làm trái thông lệ, nêu lên việc ưu tiên cho đam mê, thay vì tuân theo các quy tắc xã hội, có thể sẽ dẫn đến một sự nghiệp thỏa mãn hơn.
'Tôi không nghĩ điều đó đến sớm như vậy'
"Trước tôi nghĩ rằng có thể có một sự thay đổi trong 20 năm, nhưng tôi chắc chắn không nghĩ điều đó đến sớm như vậy," cô Akiko Naka, doanh nhân 34 tuổi, nói. Năm 2011, trước khi có sự thay đổi về tuyển dụng, Naka đã thành lập nền tảng tìm kiếm việc làm 'Wantedly' sau khi làm việc tại 'Goldman Sachs' 4 năm - một công việc mà cô có được thông qua shūkatsu.Thay vì liệt kê các mô tả công việc và mức lương như quảng cáo điển hình của shūkatsu, nền tảng Wantedly tập trung vào việc kết hợp các ứng cử viên với các công ty thông qua các giá trị và lợi ích cùng chia sẻ. Bằng cách quảng cáo việc làm từ các công ty nhỏ hơn không thuộc nhóm Keidanren - nhiều công ty có trụ sở bên ngoài các thành phố lớn - nền tảng Wantedly đã kết nối các công ty với các cá nhân mà họ sẵn sàng tạo ra một con đường bên ngoài giới hạn của truyền thống và an ninh của các tập đoàn lớn hơn.
"Khi bạn là một sinh viên, bạn rất khó thấy bức tranh rộng lớn hơn. Tất cả chúng ta đã rơi vào cái bẫy là đi theo đám đông lớn và đã bỏ lỡ việc khám phá những gì khác đâu đó ở ngoài," Naka nói thêm. "Với hệ thống shūkatsu, đã có sự mất kết nối giữa học vị, vì nó mà bạn học, với việc tìm một vai trò thích ứng với nó. Thay vì làm đơn vào một công ty vì tình trạng thương hiệu của nó, bạn cần vào những công ty tuyệt vời khác, ít được biết đến hơn, để có được cơ hội như thế.
Công ty truyền thông xã hội Gaiax là một công ty đã tận dụng vị thế của mình bên ngoài các quy tắc của nhóm Keidanren, áp dụng một cửa sổ tuyển dụng linh hoạt từ năm 2013. Mặc dù lựa chọn không theo việc tuyển dụng truyền thống đã giữ họ ở thiểu số, nhưng quá trình tuyển dụng của họ bao gồm các cá nhân ít đi theo con đường tìm việc thông thường.
Thay vì sử dụng nhãn 'thuê những người mới tốt nghiệp' truyền thống, thì họ quảng cáo 'thuê người tiềm năng' cho biết họ cần người trẻ tuổi ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời họ. "Chúng tôi thuê trên cơ sở tiềm năng của họ," chuyên gia tuyển dụng Takumi Nagare giải thích. Không quan trọng là họ học xong cấp hai, cấp ba hay đại học, ông nói.
Với 60 đến 70% số nhân viên trẻ của họ rời bỏ sau vài năm để thành lập công ty riêng, công ty Gaiax nói rằng họ thu hút những người không theo ý tưởng làm thuê cả đời (đi kèm với văn hóa shūkatsu).
"Chúng tôi không nghĩ là điều tiêu cực nếu người ta hay thích chuyển việc làm hoặc mở doanh nghiệp của riêng mình." Nagare nói. Công nghệ cần các kỹ năng linh hoạt do vậy tuyển dụng phi truyền thống là phù hợp với cả công ty lẫn lao động trẻ đang tìm kiếm một con đường ít cứng nhắc hơn cho việc làm thuê. "Nhưng nếu các ứng viên khác có mục tiêu phù hợp với tầm nhìn dài hạn của công ty thì họ có thể làm việc ở đây đến 60 hoặc 70 tuổi."
'Sự thay đổi phải bắt đầu ở đâu đó'
Đối với nhiều sinh viên hiện tại cho rằng họ sẽ tìm được việc làm thông qua cách tuyển dụng shūkatsu, việc thông báo rằng nó đang bị bãi bỏ đã tạo ra bối rối."Việc thiếu lịch trình được quy định trước sẽ mở rộng sự lựa chọn cách thức cho sinh viên lựa chọn nghề nghiệp, điều này lại tạo ra sự lo lắng." Yuji Kadono, đại diện của tổ chức phi lợi nhuận En-courage, nói. Tổ chức này đã có cuộc họp cho các sinh viên đang trải qua shūkatsu với những người mà họ đã trải qua nó. Cho đến nay, cô nói, sinh viên có thể đi theo truyền thống - nhưng với hệ thống mới, sinh viên tốt nghiệp sẽ phải chủ động hơn.
"Tuy nhiên, giữa những cảm giác lo lắng mơ hồ là một tia sáng tích cực là khi di theo những thay đổi này, sẽ có nhiều cơ hội hơn trong tương lai," Kadono nói. Ví dụ, một hệ thống linh hoạt sẽ giúp sinh viên làm những bằng cấp chuyên sâu như khoa học hoặc giáo dục thể chất, cô nói.
Naka của nền tảng Wantedly so sánh thời kỳ thay đổi này với thái độ đối với việc kết hôn đã đã chuyển đổi theo thời gian.
"Khi cha mẹ quyết định bạn lấy một người, thì bạn nghĩ cách để thích nghi với người đó để hôn nhân thành công. Nhưng với những người được chọn kết hôn với người họ muốn, điều này cho họ nhiều tự do hơn - khiến họ phải đấu tranh để tìm được người phù hợp," cô nói. "Nhưng đó cũng là lý do vì sao các loại hình kinh doanh, các phương pháp và ý tưởng mới xuất hiện để giúp quá trình đó trở nên dễ dàng hơn."
Việc thử nghiệm có thể khó khăn, nhưng Yuriko Yamaguchi, 30 tuổi, hoan nghênh sự thay đổi. Cô nghĩ rằng nó "tạo một cơ hội cho các sinh viên trưởng thành hơn ở các bước tiếp theo mà họ sẽ thực hiện".
Yamaguchi có một quan điểm độc đáo về shūkatsu khi cô là một trong số ít sinh viên trong năm học của cô đã bỏ qua truyền thống để tạo dựng con đường cho riêng mình. "Đây là một quyết định rất khó khăn khi đại diện cho lớp tốt nghiệp của mình mà không có lời mời làm việc hoặc một vị trí ở trường tốt nghiệp," cô nói. "Áp lực xã hội thực sự là khắc nghiệt và đáng sợ, tạo ra sự lo lắng cho gia đình tôi."
Nhưng mặc dù bỏ qua lịch trình tuyển dụng truyền thống, cô vẫn được tuyển dụng có lợi để làm một nhà nghiên cứu thiết kế cho nhánh Tokyo của công ty tư vấn sáng tạo toàn cầu IDEO.
"Sự thay đổi phải bắt đầu từ một nơi nào đó, và có thể sẽ có một thế hệ những người trẻ cực kỳ lo lắng," cô nói. "Nhưng khi đã sống qua một thời kỳ không có ủng hộ nào cho lối suy nghĩ ra ngoài cách làm thông thường, thì tôi có thể nói là có thể thay đổi được."
NguồnMari Shibata | BBC Capital
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.