Một nghiên cứu mới đây đã liên hệ tình trạng ô nhiễm không khí nơi đô thị với việc hút một bao thuốc lá mỗi ngày trong suốt 29 năm.
Tình trạng này, không nghi ngờ gì, tác động rất tồi tệ lên phổi chúng ta, và chúng ta cũng cần phải lo lắng xem thứ không khí bẩn mà chúng ta hít vào gây hại tới đâu đối với các bộ phận khác trong cơ thể mình.
Nghiên cứu mới theo dõi mức độ tiếp xúc với ozone trên mặt đất của 7.000 người trưởng thành sống tại các thành phố trên toàn nước Mỹ.
Nhìn chung, người dân đô thị tiếp xúc với mức độ từ 10 đến 25 phần trên một tỷ ozone, mà mức tăng ba phần trên một tỷ thì đã tương đương với việc hút thêm một bao thuốc lá mỗi ngày.
Do vậy, ngay cả khi chuyển từ một nơi có mức độ ô nhiễm thấp tới một đô thị sạch sẽ cũng vẫn làm tăng nguy cơ ta mắc các bệnh về hô hấp như bệnh khí thũng, thứ bệnh thường gặp ở những người nghiện thuốc lá.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nay gọi mức độ ô nhiễm đô thị là "vấn đề y tế cộng đồng khẩn cấp", bởi 91% chúng ta sống trong các khu vực có tình trạng ô nhiễm không khí vượt quá ngưỡng an toàn mà tổ chức này đưa ra.
Hiện nay, có 55% tổng dân số thế giới sống tại các khu đô thị. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 68% tính đến năm 2050, Liên Hiệp Quốc ước tính.
Nếu đời sống đô thị là một mối lo to lớn cho sức khoẻ chúng ta, thì nó sẽ chỉ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
So sánh với cư dân sống ở vùng biển, thì đi cùng với mức độ tăng 10% nhìn thấy biển là mức độ giảm một phần ba điểm cơ bản được ghi nhận trong Thang điểm Căng thẳng Tâm lý Kessler (Kessler Psychological Distress).
Các nhà nghiên cứu nói rằng "tăng thêm từ 20 đến 30% khoảng màu xanh ta nhìn thấy sẽ khiến ta từ tình trạng căng thẳng nhẹ chuyển xuống nhóm thần kinh ổn định hơn".
Ô nhiễm không khí tại các thành phố khiến chúng ta trở nên kém thông minh - học sinh đi thi vào những ngày ô nhiễm nặng sẽ làm bài đạt kết quả không tốt bằng những ngày trong lành
So sánh kết quả thi của học sinh, sinh viên với mức độ ô nhiễm vào ngày đi thi, thì trong các ngày có độ ô nhiễm nhất, kết quả làm bài thi sẽ tệ nhất.
Kết quả trong cùng các kỳ thi ở cùng các thành phố nhưng được làm bài thi vào các ngày khác nhau được đem ra so sánh dựa trên mức độ ô nhiễm ở các thành phố đó vào những ngày tổ chức thi.
Những gì thu được cho thấy ngay cả các khác biết nhỏ trong mức độ ô nhiễm làm ảnh hưởng tới kết quả học tập.
Điều này có tác động thực sự trong cuộc sống của chúng ta sau này. Một nghiên cứu tại Israel cho thấy mức độ ô nhiễm bụi mịn cao trong không khí vào những ngày học sinh trung học đi thi gây tác động tiêu cực tới mức lương họ nhận được khi trưởng thành.
Tuy cơ chế cụ thể của việc này hoạt động thế nào vẫn là điều đang được tranh luận, nhưng các nghiên cứu được chủ yếu thực hiện trên động vật cho thấy tình trạng ô nhiễm làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Điều này có lẽ một phần là do tình trạng sưng phổi bởi bụi mịn trong không khí, và điều này khiến cơ thể bị stress. Các hormone được tiết ra trong quá trình này cũng làm giảm mức hoạt động hiệu quả của insulin, khiến lượng đường trong máu tăng lên.
Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm đảm bảo cho chúng ta khởi động năng lượng, sẵn sàng đối phó với các tình huống gây stress. Thế nhưng nếu ta luôn phải ở trong tình trạng stress nhẹ do ô nhiễm không khí thì nó sẽ tạo tác động dài hạn lên cách chúng ta sản xuất đường, bước đi đầu tiên dẫn tới bệnh tiểu đường.
Các nghiên cứu ở quy mô lớn, chẳng hạn như nghiên cứu được thực hiện tại Canada trên 62 ngàn dân, có vẻ như củng cố cho kết luận trên.
Trong trường hợp này, rủi ro phát sinh bệnh tiểu đường tăng 11% đối với mỗi 10 microgram bụi mịn có trong một mét khối không khí.
Đem lại một khoảng không gian xanh giúp ta thoát khỏi bầu không khí náo nhiệt đô thị, qua đó giúp cải thiện sức khỏe tâm thần của chúng ta.
Tại Bắc Kinh, một "tháp không khói" cao khoảng 7 mét được cho là có khả năng làm sạch không khí trong khu vực rộng bằng một sân bóng đá.
Cấu trúc này được làm giống như tổ ong khổng lồ. Thiết bị xạc điện hút bụi mịn từ không khí vào trong tháp này. Các hạt bụi mịn bị 'nhốt lại' bởi một đĩa hút bụi bên trong.
Tại Mexico City, một cấu trúc trông giống như tổ ong khổng lồ được đặt bên cạnh bệnh viện Manuel Gea Gonzalez.
Cấu trúc này hoạt động tương tự như thiết bị lọc độc trong xe hơi. Lớp chất xúc tác phản ứng hóa học với chất dioxide nitro và tạo ra chất muối vô hại. Nhà thiết kế ra cấu trúc này nói rằng nó có thể hấp thụ và vô hiệu hóa lượng chất thải tương đương với khí thải từ 1.000 chiếc xe hơi mỗi ngày.
NguồnBBC Future [right-side]
Tình trạng này, không nghi ngờ gì, tác động rất tồi tệ lên phổi chúng ta, và chúng ta cũng cần phải lo lắng xem thứ không khí bẩn mà chúng ta hít vào gây hại tới đâu đối với các bộ phận khác trong cơ thể mình.
Nghiên cứu mới theo dõi mức độ tiếp xúc với ozone trên mặt đất của 7.000 người trưởng thành sống tại các thành phố trên toàn nước Mỹ.
Nhìn chung, người dân đô thị tiếp xúc với mức độ từ 10 đến 25 phần trên một tỷ ozone, mà mức tăng ba phần trên một tỷ thì đã tương đương với việc hút thêm một bao thuốc lá mỗi ngày.
Do vậy, ngay cả khi chuyển từ một nơi có mức độ ô nhiễm thấp tới một đô thị sạch sẽ cũng vẫn làm tăng nguy cơ ta mắc các bệnh về hô hấp như bệnh khí thũng, thứ bệnh thường gặp ở những người nghiện thuốc lá.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nay gọi mức độ ô nhiễm đô thị là "vấn đề y tế cộng đồng khẩn cấp", bởi 91% chúng ta sống trong các khu vực có tình trạng ô nhiễm không khí vượt quá ngưỡng an toàn mà tổ chức này đưa ra.
Hiện nay, có 55% tổng dân số thế giới sống tại các khu đô thị. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 68% tính đến năm 2050, Liên Hiệp Quốc ước tính.
Nếu đời sống đô thị là một mối lo to lớn cho sức khoẻ chúng ta, thì nó sẽ chỉ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
01 | Sức khoẻ & Tinh thần
Tình trạng rối loạn tâm lý đặc biệt cao ở nhóm cư dân sống nơi đô thị, theo dữ liệu phân tích của 20 nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 35 năm qua. Đặc biệt, người dân ở các thành phố có tỷ lệ mắc chứng rối loạn cảm xúc và lo lắng cao.So sánh với cư dân sống ở vùng biển, thì đi cùng với mức độ tăng 10% nhìn thấy biển là mức độ giảm một phần ba điểm cơ bản được ghi nhận trong Thang điểm Căng thẳng Tâm lý Kessler (Kessler Psychological Distress).
Các nhà nghiên cứu nói rằng "tăng thêm từ 20 đến 30% khoảng màu xanh ta nhìn thấy sẽ khiến ta từ tình trạng căng thẳng nhẹ chuyển xuống nhóm thần kinh ổn định hơn".
Ô nhiễm không khí tại các thành phố khiến chúng ta trở nên kém thông minh - học sinh đi thi vào những ngày ô nhiễm nặng sẽ làm bài đạt kết quả không tốt bằng những ngày trong lành
02 | Giáo dục
Có lẽ một trong những cách thức khiến ta ngạc nhiên về việc các thành phố ảnh hưởng tới chúng ta, đó là việc đô thị làm cho chúng ta trở nên kém thông minh hơn.So sánh kết quả thi của học sinh, sinh viên với mức độ ô nhiễm vào ngày đi thi, thì trong các ngày có độ ô nhiễm nhất, kết quả làm bài thi sẽ tệ nhất.
Kết quả trong cùng các kỳ thi ở cùng các thành phố nhưng được làm bài thi vào các ngày khác nhau được đem ra so sánh dựa trên mức độ ô nhiễm ở các thành phố đó vào những ngày tổ chức thi.
Những gì thu được cho thấy ngay cả các khác biết nhỏ trong mức độ ô nhiễm làm ảnh hưởng tới kết quả học tập.
Điều này có tác động thực sự trong cuộc sống của chúng ta sau này. Một nghiên cứu tại Israel cho thấy mức độ ô nhiễm bụi mịn cao trong không khí vào những ngày học sinh trung học đi thi gây tác động tiêu cực tới mức lương họ nhận được khi trưởng thành.
03 | Cân nặng
Ô nhiễm không khí cũng liên quan tới bệnh béo phì.Tuy cơ chế cụ thể của việc này hoạt động thế nào vẫn là điều đang được tranh luận, nhưng các nghiên cứu được chủ yếu thực hiện trên động vật cho thấy tình trạng ô nhiễm làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Điều này có lẽ một phần là do tình trạng sưng phổi bởi bụi mịn trong không khí, và điều này khiến cơ thể bị stress. Các hormone được tiết ra trong quá trình này cũng làm giảm mức hoạt động hiệu quả của insulin, khiến lượng đường trong máu tăng lên.
Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm đảm bảo cho chúng ta khởi động năng lượng, sẵn sàng đối phó với các tình huống gây stress. Thế nhưng nếu ta luôn phải ở trong tình trạng stress nhẹ do ô nhiễm không khí thì nó sẽ tạo tác động dài hạn lên cách chúng ta sản xuất đường, bước đi đầu tiên dẫn tới bệnh tiểu đường.
Các nghiên cứu ở quy mô lớn, chẳng hạn như nghiên cứu được thực hiện tại Canada trên 62 ngàn dân, có vẻ như củng cố cho kết luận trên.
Trong trường hợp này, rủi ro phát sinh bệnh tiểu đường tăng 11% đối với mỗi 10 microgram bụi mịn có trong một mét khối không khí.
05 | Có thể làm gì để cải thiện tình trạng ô nhiễm ở thành phố?
Một khoảng không gian xanh dù nhỏ cũng có thể tạo được sự thay đổi to lớn, nhất là cho những ai thuộc các nhóm kinh tế xã hội khiêm tốn.- Bảo vệ môi trường bằng cách trả tiền ảo để dân dọn rác
- Dùng cỏ dại để chống biến đổi khí hậu
- Cuộc sống ở những quốc gia sạch nhất thế giới
- Mùi trong lành cũng khiến cho các thành phố trở thành nơi dễ chịu hơn để sinh sống.
Đem lại một khoảng không gian xanh giúp ta thoát khỏi bầu không khí náo nhiệt đô thị, qua đó giúp cải thiện sức khỏe tâm thần của chúng ta.
Tại Bắc Kinh, một "tháp không khói" cao khoảng 7 mét được cho là có khả năng làm sạch không khí trong khu vực rộng bằng một sân bóng đá.
Cấu trúc này được làm giống như tổ ong khổng lồ. Thiết bị xạc điện hút bụi mịn từ không khí vào trong tháp này. Các hạt bụi mịn bị 'nhốt lại' bởi một đĩa hút bụi bên trong.
Tại Mexico City, một cấu trúc trông giống như tổ ong khổng lồ được đặt bên cạnh bệnh viện Manuel Gea Gonzalez.
Cấu trúc này hoạt động tương tự như thiết bị lọc độc trong xe hơi. Lớp chất xúc tác phản ứng hóa học với chất dioxide nitro và tạo ra chất muối vô hại. Nhà thiết kế ra cấu trúc này nói rằng nó có thể hấp thụ và vô hiệu hóa lượng chất thải tương đương với khí thải từ 1.000 chiếc xe hơi mỗi ngày.
NguồnBBC Future [right-side]
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.