Tính đến 7h ngày 12/4, thế giới có 1.776.936 ca nhiễm chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó có 108.737 ca tử vong, 402.010 ca hồi phục, theo thống kê của trang WorldOmeters.
* Mỹ đã vượt qua Italy trở thành nước có số ca tử vong nhiều nhất do đại dịch Covid-19.Tính đến nay, dịch bệnh này đã cướp đi sinh mạng của 20.555 người tại Mỹ, đồng thời nước này cũng đứng đầu thế giới về số ca nhiễm SARS-CoV-2, với 531.257 trường hợp.
Số liệu thống kê cũng cho biết, Italy đã ghi nhận 19.468 ca tử vong, nhưng nước này chỉ có 60 triệu dân, bằng 1/5 quy mô dân số của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11/4 đã thông qua tuyên bố tình trạng thảm họa đối với bang Wyoming. Động thái trên là tuyên bố tình trạng thảm họa thứ 55 của Tổng thống Trump do đại dịch Covid-19, khiến nước Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử ghi nhận tình trạng thảm họa đồng thời ở tất cả các bang.
Trước đó, Thống đốc bang Wyoming, ông Mark Gordon ngày 10/4 đã đề nghị bang này được phép tiếp cận nguồn ngân sách và dịch vụ hỗ trợ để đối phó đại dịch Covid-19.
* Ngày 11/4, Bộ Y tế Brazil cho biết, số ca tử vong do bệnh Covid-19 tại nước này đã lên tới 1.056 người, tăng 115 ca so với 24 giờ trước đó, trong khi số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 cũng tăng thêm 1.781 người, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh lên 19.638 người.
Bang Sao Paulo vẫn tiếp tục là địa phương có số ca dương tính với SARS-CoV-2 cao nhất với 8.216 người, trong đó có 540 trường hợp tử vong, tiếp đến là Rio de Janeiro với 2.464 ca nhiễm bệnh và 147 ca tử vong, Ceara cũng khi nhận 1.478 ca dương tính và 58 trường hợp tử vong.
Bộ trưởng Y tế Luiz Herique Mandetta cảnh báo đỉnh dịch tại quốc gia Nam Mỹ này có thể tới vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 và sẽ tiếp diễn cho tới ít nhất là tháng 9, đồng thời yêu cầu người dân tuân thủ nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng tại mỗi địa phương để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh.
* Ngày 11/4, Bộ Y tế Cuba (Minsap) thông báo trong 24 giờ qua nước này có thêm 56 ca nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đồng thời ghi nhận tổng số ca tử vong là 16 người sau 1 tháng kể từ thời điểm xuất hiện dịch bệnh tại đảo quốc Caribe này.
Phát biểu tại buổi họp báo trực tuyến hàng ngày cập nhật tình hình dịch bệnh, Giám đốc dịch tễ học quốc gia thuộc Minsap, Francisco Duran Garcia cho hay, tới thời điểm hiện nay, tổng số ca dương tính với SARS-Cov-2 tại Cuba là 620 người, trong đó 513 bệnh nhân được xác định trong tình trạng ổn định và 77 người đã được chữa khỏi.
Chính phủ Cuba trước đó cũng thông báo tình hình dịch bệnh tại nước này đã bước sang giai đoạn lây nhiễm chéo tại địa phương, song vẫn trong mức độ “giới hạn” theo tính chất đặc thù của dịch Covid-19.
Những ngày qua, chính quyền Cuba cũng đã siết chặt các biện pháp phòng ngừa và đối phó dịch bệnh như đình chỉ mọi phương tiện giao thông công cộng và đóng cửa tạm thời một số trung tâm thương mại lớn.
Trước đó, Cuba cũng đã thông báo đóng cửa toàn bộ trường học, giới hạn hoạt động ở những lĩnh vực không thiết yếu, hoãn kỳ thi tuyển sinh đại học trên cả nước, cũng như hủy mọi sự kiện công, bao gồm cả lễ tuần hành truyền thống được tổ chức thường niên nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5.
* Chính phủ Peru ngày 11/4 cho hay trong tuần tới các cơ quan y tế nước này sẽ bắt đầu thực hiện 12.000 mẫu xét nghiệm mỗi ngày với kỳ vọng sẽ kiểm soát được sự lây lan của dịch Covid-19.
Tổng thống Peru Martin Vizcarra cũng cho hay, trong 24 giờ qua Peru ghi nhận gần 1.000 ca mắc Covid-19, mức tăng cao nhất theo ngày kể từ khi nước này ghi nhận trường hợp dương tính đầu tiên hôm 6/3, nâng tổng số người nhiễm bệnh tại nước Nam Mỹ lên 6.864 người và 181 người tử vong. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi tại Peru cũng rất đáng kể với tổng số ca phục hồi là 1.739 người.
Peru là quốc gia đầu tiên tại Mỹ Latin tuyên bố lệnh cách ly bắt buộc đối với toàn dân cũng như đóng cửa toàn bộ đường biên giới từ ngày 16/3 và kéo dài lệnh này tới ngày 26/4.
Ngoài ra, chính quyền Lima cũng ban bố lệnh giới nghiêm ban đêm trên cả nước và chỉ duy trì các hoạt động thiết yếu để đảm bảo cung cấp thực phẩm, thuốc men và năng lượng cho nhân dân.
*Tính đến tối 11/4, dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của 13.832 người tại Pháp, bao gồm 8.943 ca trong bệnh viện (tăng 353 ca trong 24 giờ) và 4.889 ca tại các viện dưỡng lão và cơ sở y tế xã hội khác (tăng 290 ca).
Hiện tại, 31.320 người phải nhập viện, trong đó 6.883 bệnh nhân được điều trị với chế độ chăm sóc đặc biệt. Trong 24 giờ qua, 255 bệnh nhân phải chuyển sang hồi sức tích cực, trong khi số bệnh nhân tiến triển tốt và không cần chăm sóc đặc biệt nữa đã tăng lên 376 người. Giới chức y tế cho rằng đây là dấu hiệu tốt khi số dư này (-121) giảm trong ngày thứ 3 liên tiếp. Theo báo cáo mới nhất, Pháp có 93.790 trường hợp được xác nhận mắc Covid-19 qua xét nghiệm kể từ khi bùng phát dịch.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng cho biết trên tàu sân bay Charles-de-Gaulle có 50 thủy thủ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) và tàu này sẽ cập cảng Toulon vào ngày 12/4. Tất cả thủy thủ đoàn của tàu sân bay và tàu khu trục Chevalier Paul, cùng phi hành đoàn của các phi đội trực thăng, máy bay Hawkeye và Rafale, sẽ bị cách ly trong 14 ngày tại các cơ sở quân sự trước khi được trở về nhà.
* Bộ trưởng Nhà ở của Vương quốc Anh, bà Priti Patel ngày 11/4 cho biết, Thủ tướng nước này, ông Boris Johnson cần thêm chút thời gian để bình phục do mắc Covid-19, sau khi nhà lãnh đạo này phải nằm trong khu vực chăm sóc tích cực và được trợ thở oxy trong 3 đêm liên tiếp.
Phát biểu họp báo tại trụ sở chính phủ ở phố Downing, bà Patel nêu rõ: “Thông điệp gửi tới Thủ tướng là chúng tôi mong ông khỏe hơn và ông cần thêm chút thời gian, không gian để nghỉ ngơi, hồi sức và bình phục… Điều đó là vô cùng quan trọng. Toàn thể nội các sẽ ủng hộ thông điệp này. Điều quan trọng là Thủ tướng của chúng ta khỏe hơn và tôi cho rằng đây là ưu tiên cần tập trung vào thời điểm này".
Tính đến sáng ngày 12/4 (giờ Việt Nam), Anh đã ghi nhận 78.991 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 9.875 ca tử vong, tăng 917 ca so với ngày 11/4.
* Tối 11/4 (theo giờ địa phương), Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã có bài phát biểu trên truyền hình dài 9 phút, trong đó ông kêu gọi người dân hãy bình tĩnh, kiên trì và đoàn kết cùng nhau vượt qua cuộc khủng hoảng của dịch bệnh Covid-19.
Trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp tới người dân cả nước, Tổng thống Đức Steinmeire đã kêu gọi mỗi người dân cần kiên nhẫn, giữ vững kỷ luật và tinh thần đoàn kết cũng như chấp hành nghiêm chỉnh mọi biện pháp của chính phủ trong nỗ lực nhằm hạn chế sự lây lan của virus nguy hiểm SARS-CoV-2.
Theo Tổng thống Steinmeier, sự tự giác và ý thức của mỗi người dân chính là công cụ hữu hiệu góp phần làm giảm sự lây lan nhanh của dịch bệnh nguy hiểm này. Bên cạnh đó, Tổng thống Đức cũng yêu cầu người dân tiếp tục tin tưởng vào năng lực lãnh đạo của chính phủ bởi các thành viên trong nội các cũng như chính quyền các bang đều nhận thức được rõ trách nhiệm to lớn của mình trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Cũng trong phát biểu của mình, Tổng thống Steinmeier một lần nữa khẳng định đại dịch Covid-19 không phải là một "cuộc chiến" mà thay vào đó là một cuộc thử nghiệm đối với nhân loại. Theo ông, phép thử này có thể là nguyên nhân gây ra điều tồi tệ nhất và cũng có thể mang đến điều tốt đẹp nhất cho con người.
Chính vì vậy, ông kêu gọi người dân Đức nói riêng và người dân trên thế giới nói chung cùng nhau sát cánh và cùng chung nỗ lực đối phó khủng hoảng. Theo ông, sự đoàn kết quốc tế sẽ mang lại một liên minh toàn cầu để cùng nghiên cứu sớm tìm ra vaccine chống virus SARS-CoV-2.
Tính đến 20 giờ ngày 11/4 (theo giờ địa phương), trên toàn nước Đức đã ghi nhận 124.756 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 và 2.801 ca tử vong do virus nguy hiểm này.
* Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca ngày 11/4 xác nhận thêm 5.138 ca mắc Covid-19 và 95 ca tử vong do SARS-CoV-2 ở nước này. Trên tài khoản mạng xã hội Twitter, ông Koca cho biết, tổng số ca được xác nhận mắc Covid-19 ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên 52.167 trường hợp, trong đó có 1.101 người tử vong.
* Trang mạng The Print ngày 11/4 đưa tin, Ấn Độ dự kiến kéo dài lệnh phong tỏa thêm 2 tuần để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Các nguồn tin chính phủ cho biết, trong cuộc họp kéo dài 4 tiếng diễn ra cùng ngày với Thủ tướng Narendra Modi, hầu hết thủ hiến các bang, kể cả những người thuộc đảng đối lập đều ủng hộ việc kéo dài lệnh phong tỏa thêm 2 tuần. Chính phủ trung ương cho biết sẽ xem xét yêu cầu trên và quyết định cuối cùng sẽ sớm được công bố.
Tuy quyết định chính thức chưa được đưa ra nhưng sau cuộc họp, trên tài khoản mạng xã hội Twitter, Thủ hiến Delhi Arvind Kejriwal cho biết Thủ tướng (Modi) đã đưa ra quyết định chính xác về việc kéo dài phong tỏa. Theo ông Kejriwal đến nay tình hình tại Ấn Độ đang tốt hơn rất nhiều các quốc gia phát triển bởi Ấn Độ đã sớm áp dụng phong tỏa. Nếu biện pháp này chấm dứt vào thời điểm hiện nay thì tất cả thành tựu đạt được đều sẽ bị phá hủy.
Theo một tuyên bố của chính phủ, Thủ tướng Modi đã nhấn mạnh về mức độ quan trọng của 3 đến 4 tuần tới trong việc xác định tác động của các bước ngăn chặn virus đã được thực hiện.
Đến nay một số bang tại Ấn Độ đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa. Trong khi bang Tây Bengal kéo dài tới ngày 30/4 thì bang Punjab kéo ngày tới ngày 1/5. Trường học cũng sẽ tiếp tục đóng cửa tại các bang này, lần lượt tương ứng tới ngày 16/6 và 30/6.
Theo thống kê, hiện Ấn Độ đã ghi nhận 8.446 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, trong đó có 288 ca tử vong, 969 ca đã hồi phục.
* Ngày 11/4, truyền thông nhà nước Ai Cập dẫn thông báo của Bộ Y tế cho hay, nước này đã phát hiện thêm 145 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 . Hiện tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Ai Cập đã lên đến 1.939 trường hợp.
Ngoài ra, theo Bộ Y tế Ai Cập, cùng ngày nước này cũng đã ghi nhận thêm 11 bệnh nhân tử vong do Covid-19, nâng tổng số trường hợp tử vong do dịch bệnh nguy hiểm này lên 146 người.
Bộ Y tế Ai Cập còn cho biết thêm, có 37 người Ai Cập cùng 5 người nước ngoài đã bình phục hoàn toàn và ra viện trong ngày 11/4. Hiện tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 khỏi bệnh đã đạt tổng cộng 426 người.
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Hala Zayed đã khẳng định rằng Ai Cập đang tuân thủ triệt để các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liên quan đến quá trình xác minh các ca lây nhiễm và quy trình xét nghiệm.
* Mỹ đã vượt qua Italy trở thành nước có số ca tử vong nhiều nhất do đại dịch Covid-19.Tính đến nay, dịch bệnh này đã cướp đi sinh mạng của 20.555 người tại Mỹ, đồng thời nước này cũng đứng đầu thế giới về số ca nhiễm SARS-CoV-2, với 531.257 trường hợp.
Số liệu thống kê cũng cho biết, Italy đã ghi nhận 19.468 ca tử vong, nhưng nước này chỉ có 60 triệu dân, bằng 1/5 quy mô dân số của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11/4 đã thông qua tuyên bố tình trạng thảm họa đối với bang Wyoming. Động thái trên là tuyên bố tình trạng thảm họa thứ 55 của Tổng thống Trump do đại dịch Covid-19, khiến nước Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử ghi nhận tình trạng thảm họa đồng thời ở tất cả các bang.
Trước đó, Thống đốc bang Wyoming, ông Mark Gordon ngày 10/4 đã đề nghị bang này được phép tiếp cận nguồn ngân sách và dịch vụ hỗ trợ để đối phó đại dịch Covid-19.
* Ngày 11/4, Bộ Y tế Brazil cho biết, số ca tử vong do bệnh Covid-19 tại nước này đã lên tới 1.056 người, tăng 115 ca so với 24 giờ trước đó, trong khi số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 cũng tăng thêm 1.781 người, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh lên 19.638 người.
Bang Sao Paulo vẫn tiếp tục là địa phương có số ca dương tính với SARS-CoV-2 cao nhất với 8.216 người, trong đó có 540 trường hợp tử vong, tiếp đến là Rio de Janeiro với 2.464 ca nhiễm bệnh và 147 ca tử vong, Ceara cũng khi nhận 1.478 ca dương tính và 58 trường hợp tử vong.
Bộ trưởng Y tế Luiz Herique Mandetta cảnh báo đỉnh dịch tại quốc gia Nam Mỹ này có thể tới vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 và sẽ tiếp diễn cho tới ít nhất là tháng 9, đồng thời yêu cầu người dân tuân thủ nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng tại mỗi địa phương để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh.
* Ngày 11/4, Bộ Y tế Cuba (Minsap) thông báo trong 24 giờ qua nước này có thêm 56 ca nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đồng thời ghi nhận tổng số ca tử vong là 16 người sau 1 tháng kể từ thời điểm xuất hiện dịch bệnh tại đảo quốc Caribe này.
Phát biểu tại buổi họp báo trực tuyến hàng ngày cập nhật tình hình dịch bệnh, Giám đốc dịch tễ học quốc gia thuộc Minsap, Francisco Duran Garcia cho hay, tới thời điểm hiện nay, tổng số ca dương tính với SARS-Cov-2 tại Cuba là 620 người, trong đó 513 bệnh nhân được xác định trong tình trạng ổn định và 77 người đã được chữa khỏi.
Chính phủ Cuba trước đó cũng thông báo tình hình dịch bệnh tại nước này đã bước sang giai đoạn lây nhiễm chéo tại địa phương, song vẫn trong mức độ “giới hạn” theo tính chất đặc thù của dịch Covid-19.
Những ngày qua, chính quyền Cuba cũng đã siết chặt các biện pháp phòng ngừa và đối phó dịch bệnh như đình chỉ mọi phương tiện giao thông công cộng và đóng cửa tạm thời một số trung tâm thương mại lớn.
Trước đó, Cuba cũng đã thông báo đóng cửa toàn bộ trường học, giới hạn hoạt động ở những lĩnh vực không thiết yếu, hoãn kỳ thi tuyển sinh đại học trên cả nước, cũng như hủy mọi sự kiện công, bao gồm cả lễ tuần hành truyền thống được tổ chức thường niên nhân ngày Quốc tế Lao động 1/5.
* Chính phủ Peru ngày 11/4 cho hay trong tuần tới các cơ quan y tế nước này sẽ bắt đầu thực hiện 12.000 mẫu xét nghiệm mỗi ngày với kỳ vọng sẽ kiểm soát được sự lây lan của dịch Covid-19.
Tổng thống Peru Martin Vizcarra cũng cho hay, trong 24 giờ qua Peru ghi nhận gần 1.000 ca mắc Covid-19, mức tăng cao nhất theo ngày kể từ khi nước này ghi nhận trường hợp dương tính đầu tiên hôm 6/3, nâng tổng số người nhiễm bệnh tại nước Nam Mỹ lên 6.864 người và 181 người tử vong. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi tại Peru cũng rất đáng kể với tổng số ca phục hồi là 1.739 người.
Peru là quốc gia đầu tiên tại Mỹ Latin tuyên bố lệnh cách ly bắt buộc đối với toàn dân cũng như đóng cửa toàn bộ đường biên giới từ ngày 16/3 và kéo dài lệnh này tới ngày 26/4.
Ngoài ra, chính quyền Lima cũng ban bố lệnh giới nghiêm ban đêm trên cả nước và chỉ duy trì các hoạt động thiết yếu để đảm bảo cung cấp thực phẩm, thuốc men và năng lượng cho nhân dân.
*Tính đến tối 11/4, dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của 13.832 người tại Pháp, bao gồm 8.943 ca trong bệnh viện (tăng 353 ca trong 24 giờ) và 4.889 ca tại các viện dưỡng lão và cơ sở y tế xã hội khác (tăng 290 ca).
Hiện tại, 31.320 người phải nhập viện, trong đó 6.883 bệnh nhân được điều trị với chế độ chăm sóc đặc biệt. Trong 24 giờ qua, 255 bệnh nhân phải chuyển sang hồi sức tích cực, trong khi số bệnh nhân tiến triển tốt và không cần chăm sóc đặc biệt nữa đã tăng lên 376 người. Giới chức y tế cho rằng đây là dấu hiệu tốt khi số dư này (-121) giảm trong ngày thứ 3 liên tiếp. Theo báo cáo mới nhất, Pháp có 93.790 trường hợp được xác nhận mắc Covid-19 qua xét nghiệm kể từ khi bùng phát dịch.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng cho biết trên tàu sân bay Charles-de-Gaulle có 50 thủy thủ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) và tàu này sẽ cập cảng Toulon vào ngày 12/4. Tất cả thủy thủ đoàn của tàu sân bay và tàu khu trục Chevalier Paul, cùng phi hành đoàn của các phi đội trực thăng, máy bay Hawkeye và Rafale, sẽ bị cách ly trong 14 ngày tại các cơ sở quân sự trước khi được trở về nhà.
* Bộ trưởng Nhà ở của Vương quốc Anh, bà Priti Patel ngày 11/4 cho biết, Thủ tướng nước này, ông Boris Johnson cần thêm chút thời gian để bình phục do mắc Covid-19, sau khi nhà lãnh đạo này phải nằm trong khu vực chăm sóc tích cực và được trợ thở oxy trong 3 đêm liên tiếp.
Phát biểu họp báo tại trụ sở chính phủ ở phố Downing, bà Patel nêu rõ: “Thông điệp gửi tới Thủ tướng là chúng tôi mong ông khỏe hơn và ông cần thêm chút thời gian, không gian để nghỉ ngơi, hồi sức và bình phục… Điều đó là vô cùng quan trọng. Toàn thể nội các sẽ ủng hộ thông điệp này. Điều quan trọng là Thủ tướng của chúng ta khỏe hơn và tôi cho rằng đây là ưu tiên cần tập trung vào thời điểm này".
Tính đến sáng ngày 12/4 (giờ Việt Nam), Anh đã ghi nhận 78.991 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 9.875 ca tử vong, tăng 917 ca so với ngày 11/4.
* Tối 11/4 (theo giờ địa phương), Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã có bài phát biểu trên truyền hình dài 9 phút, trong đó ông kêu gọi người dân hãy bình tĩnh, kiên trì và đoàn kết cùng nhau vượt qua cuộc khủng hoảng của dịch bệnh Covid-19.
Trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp tới người dân cả nước, Tổng thống Đức Steinmeire đã kêu gọi mỗi người dân cần kiên nhẫn, giữ vững kỷ luật và tinh thần đoàn kết cũng như chấp hành nghiêm chỉnh mọi biện pháp của chính phủ trong nỗ lực nhằm hạn chế sự lây lan của virus nguy hiểm SARS-CoV-2.
Theo Tổng thống Steinmeier, sự tự giác và ý thức của mỗi người dân chính là công cụ hữu hiệu góp phần làm giảm sự lây lan nhanh của dịch bệnh nguy hiểm này. Bên cạnh đó, Tổng thống Đức cũng yêu cầu người dân tiếp tục tin tưởng vào năng lực lãnh đạo của chính phủ bởi các thành viên trong nội các cũng như chính quyền các bang đều nhận thức được rõ trách nhiệm to lớn của mình trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Cũng trong phát biểu của mình, Tổng thống Steinmeier một lần nữa khẳng định đại dịch Covid-19 không phải là một "cuộc chiến" mà thay vào đó là một cuộc thử nghiệm đối với nhân loại. Theo ông, phép thử này có thể là nguyên nhân gây ra điều tồi tệ nhất và cũng có thể mang đến điều tốt đẹp nhất cho con người.
Chính vì vậy, ông kêu gọi người dân Đức nói riêng và người dân trên thế giới nói chung cùng nhau sát cánh và cùng chung nỗ lực đối phó khủng hoảng. Theo ông, sự đoàn kết quốc tế sẽ mang lại một liên minh toàn cầu để cùng nghiên cứu sớm tìm ra vaccine chống virus SARS-CoV-2.
Tính đến 20 giờ ngày 11/4 (theo giờ địa phương), trên toàn nước Đức đã ghi nhận 124.756 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 và 2.801 ca tử vong do virus nguy hiểm này.
* Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca ngày 11/4 xác nhận thêm 5.138 ca mắc Covid-19 và 95 ca tử vong do SARS-CoV-2 ở nước này. Trên tài khoản mạng xã hội Twitter, ông Koca cho biết, tổng số ca được xác nhận mắc Covid-19 ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên 52.167 trường hợp, trong đó có 1.101 người tử vong.
* Trang mạng The Print ngày 11/4 đưa tin, Ấn Độ dự kiến kéo dài lệnh phong tỏa thêm 2 tuần để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Các nguồn tin chính phủ cho biết, trong cuộc họp kéo dài 4 tiếng diễn ra cùng ngày với Thủ tướng Narendra Modi, hầu hết thủ hiến các bang, kể cả những người thuộc đảng đối lập đều ủng hộ việc kéo dài lệnh phong tỏa thêm 2 tuần. Chính phủ trung ương cho biết sẽ xem xét yêu cầu trên và quyết định cuối cùng sẽ sớm được công bố.
Tuy quyết định chính thức chưa được đưa ra nhưng sau cuộc họp, trên tài khoản mạng xã hội Twitter, Thủ hiến Delhi Arvind Kejriwal cho biết Thủ tướng (Modi) đã đưa ra quyết định chính xác về việc kéo dài phong tỏa. Theo ông Kejriwal đến nay tình hình tại Ấn Độ đang tốt hơn rất nhiều các quốc gia phát triển bởi Ấn Độ đã sớm áp dụng phong tỏa. Nếu biện pháp này chấm dứt vào thời điểm hiện nay thì tất cả thành tựu đạt được đều sẽ bị phá hủy.
Theo một tuyên bố của chính phủ, Thủ tướng Modi đã nhấn mạnh về mức độ quan trọng của 3 đến 4 tuần tới trong việc xác định tác động của các bước ngăn chặn virus đã được thực hiện.
Đến nay một số bang tại Ấn Độ đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa. Trong khi bang Tây Bengal kéo dài tới ngày 30/4 thì bang Punjab kéo ngày tới ngày 1/5. Trường học cũng sẽ tiếp tục đóng cửa tại các bang này, lần lượt tương ứng tới ngày 16/6 và 30/6.
Theo thống kê, hiện Ấn Độ đã ghi nhận 8.446 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, trong đó có 288 ca tử vong, 969 ca đã hồi phục.
* Ngày 11/4, truyền thông nhà nước Ai Cập dẫn thông báo của Bộ Y tế cho hay, nước này đã phát hiện thêm 145 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 . Hiện tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở Ai Cập đã lên đến 1.939 trường hợp.
Ngoài ra, theo Bộ Y tế Ai Cập, cùng ngày nước này cũng đã ghi nhận thêm 11 bệnh nhân tử vong do Covid-19, nâng tổng số trường hợp tử vong do dịch bệnh nguy hiểm này lên 146 người.
Bộ Y tế Ai Cập còn cho biết thêm, có 37 người Ai Cập cùng 5 người nước ngoài đã bình phục hoàn toàn và ra viện trong ngày 11/4. Hiện tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 khỏi bệnh đã đạt tổng cộng 426 người.
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Hala Zayed đã khẳng định rằng Ai Cập đang tuân thủ triệt để các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liên quan đến quá trình xác minh các ca lây nhiễm và quy trình xét nghiệm.