Chiếm đóng công ty, đe dọa đánh, giết thì "không cấu thành tội phạm" nhưng hai vợ chồng tranh chấp dân sự với Đường "Nhuệ" lại phải vào tù.
Không phải sau khi băng nhóm Đường "Nhuệ" bị bắt tạm giam, một số người dân và doanh nghiệp (DN) mới dám đứng ra tố cáo hành vi phạm tội của "ông trùm" này. Trước đó, nhiều vụ việc đã được cơ quan công an tiếp nhận, xác minh nhưng sau quá trình điều tra đều bị "ách tắc"…
Ngày 17-4, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, anh Nguyễn Văn Hà (SN 1989; cán bộ Công an phường Phúc Khánh, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) cho biết anh đã nhiều lần gửi đơn đến các cơ quan bảo vệ pháp luật tố cáo Nguyễn Xuân Đường (SN 1971, tức Đường "Nhuệ") cùng đồng phạm chiếm giữ Công ty TNHH Lâm Quyết do Nguyễn Văn Lẫm (bố anh Hà) làm giám đốc và bà Phạm Thị Quyết (mẹ anh Hà) là thành viên công ty.
Theo đơn tố cáo, đầu năm 2017, bố mẹ anh có vay của vợ chồng Đường "Nhuệ" 1,7 tỉ đồng để phục vụ sản xuất - kinh doanh, thỏa thuận miệng lãi suất 2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày và không tính thời hạn vay. Một thời gian sau, Đường "Nhuệ" bất ngờ yêu cầu trả tiền, vì chưa có tiền trả ngay, bố anh đã khất, trả dần.
Khoảng 18 giờ ngày 3-10-2017, Đường "Nhuệ" dẫn hàng chục đàn em mang theo hung khí tới chiếm giữ trụ sở Công ty Lâm Quyết. Vào thời điểm trên, bố mẹ anh Hà không có mặt tại DN. Nhóm đàn em của Đường "Nhuệ" chiếm giữ, ăn ngủ luôn tại văn phòng công ty. Hôm sau, khi công nhân đến làm việc thì bị người của Đường "Nhuệ" đuổi hết ra ngoài.
"Nhận được thông tin, bố tôi gọi điện thoại trình báo Công an TP Thái Bình. Chiều 4-10, công an sở tại cùng cán bộ Công an TP Thái Bình tới lập biên bản với nội dung trục xuất những người lạ mặt (đàn em của Đường "Nhuệ") ra khỏi trụ sở công ty và bàn giao nhà xưởng cho 2 ông Nguyễn Văn Nhàn và Nguyễn Văn Ngọc - em bố tôi, cũng là công nhân làm việc tại công ty, trông coi. Tuy nhiên, đàn em của Đường "Nhuệ" vẫn chiếm giữ, ăn ngủ tại công ty đến ngày 18-10-2017" - anh Hà trình bày.
Do sợ hãi nên trong thời gian này, bố mẹ anh Hà đã phải tạm lánh đi nơi khác. "Đường "Nhuệ" liên tục gọi điện đe dọa, bức ép bố mẹ tôi phải bán công ty để trừ nợ, nếu không thì trốn đi chứ về Thái Bình, gặp ở đâu, đánh ở đó. Sẵn sàng cho đàn em đánh, giết chết để sau đó nuôi ăn, ở trong tù" - anh Hà thuật lại.
Sau khi gia đình anh gửi đơn tố cáo nhiều nơi, nhóm Đường "Nhuệ" mới rút khỏi công ty sau gần 20 ngày chiếm đóng. Trước khi rời đi, các đối tượng đập phá tan hoang nhà xưởng, cho người cướp đi toàn bộ máy móc, công cụ sản xuất đồ gỗ và các thành phẩm mà công ty đã làm ra.
Sau đó, gia đình anh Hà tiếp tục tố cáo hành vi chiếm giữ, đập phá, lấy tài sản của DN tới các cơ quan bảo vệ pháp luật. Hơn 5 tháng điều tra, ngày 29-3-2018, Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình có kết luận cho rằng "Không có căn cứ xác định anh Nguyễn Xuân Đường chiếm giữ đồ đạc, tài sản của Công ty TNHH Lâm Quyết"; đồng thời ra quyết định không khởi tố vụ án vì hành vi không cấu thành tội phạm.
Theo anh Hà, vì gửi nhiều đơn tố cáo nhưng không được địa phương điều tra, xử lý vụ cướp tài sản của Công ty Lâm Quyết nên bố mẹ anh đã trực tiếp đi TP Hà Nội gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương tố cáo Đường "Nhuệ" cướp đoạt tài sản và tố cáo ông C.G.N, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình, bao che tội phạm.
Đến ngày 16-4-2018, khi bố mẹ anh Hà đến Công an TP Thái Bình để làm việc theo giấy triệu tập với nội dung: "liên quan đến chiếc xe ôtô Camry 17K9966" nhưng theo anh Hà: "Cơ quan CSĐT không làm việc theo nội dung giấy triệu tập mà dùng còng số 8, khóa tay, đưa lên xe thùng, chở về Công an phường Trần Lãm rồi đưa vào trại tạm giam".
"Bố mẹ tôi bị Công an TP Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Việc triệu tập đến để bắt người là trái pháp luật. Ông C.G.N - người bị tố cáo - lại ra lệnh bắt giam người tố cáo (?!)" - anh Hà thắc mắc.
Đến tháng 6-2019, ông Lẫm, bà Quyết bị tuyên phạt 14 và 13 năm tù. Theo anh Hà, bố mẹ anh bị khởi tố, kết tội vì liên quan đến việc vay nợ của người khác. Đây là một sự việc dân sự, không có dấu hiệu tội phạm nhưng đã bị hình sự hóa.
"Bức xúc, tôi đã liên tục gửi đơn tố cáo đích danh một số người là lãnh đạo Công an TP Thái Bình đã có hành vi "chống lưng" cho băng nhóm Đường "Nhuệ". Trong nhiều năm nay trong công tác tôi chỉ ở mức hoàn thành nhiệm vụ vì lý do khởi kiện vượt cấp. Tôi ý thức được trách nhiệm của người chiến sĩ Công an Nhân dân và nhận thức rõ việc tôi làm. Nhưng nếu tôi không bảo vệ được người thân của mình thì sao bảo vệ được người dân" - anh Hà nói.
Không phải sau khi băng nhóm Đường "Nhuệ" bị bắt tạm giam, một số người dân và doanh nghiệp (DN) mới dám đứng ra tố cáo hành vi phạm tội của "ông trùm" này. Trước đó, nhiều vụ việc đã được cơ quan công an tiếp nhận, xác minh nhưng sau quá trình điều tra đều bị "ách tắc"…
Chiếm đóng công ty, đe dọa vũ lực thì không khởi tố
Ngày 17-4, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, anh Nguyễn Văn Hà (SN 1989; cán bộ Công an phường Phúc Khánh, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) cho biết anh đã nhiều lần gửi đơn đến các cơ quan bảo vệ pháp luật tố cáo Nguyễn Xuân Đường (SN 1971, tức Đường "Nhuệ") cùng đồng phạm chiếm giữ Công ty TNHH Lâm Quyết do Nguyễn Văn Lẫm (bố anh Hà) làm giám đốc và bà Phạm Thị Quyết (mẹ anh Hà) là thành viên công ty.
Theo đơn tố cáo, đầu năm 2017, bố mẹ anh có vay của vợ chồng Đường "Nhuệ" 1,7 tỉ đồng để phục vụ sản xuất - kinh doanh, thỏa thuận miệng lãi suất 2.000 đồng/1 triệu đồng/ngày và không tính thời hạn vay. Một thời gian sau, Đường "Nhuệ" bất ngờ yêu cầu trả tiền, vì chưa có tiền trả ngay, bố anh đã khất, trả dần.
Khoảng 18 giờ ngày 3-10-2017, Đường "Nhuệ" dẫn hàng chục đàn em mang theo hung khí tới chiếm giữ trụ sở Công ty Lâm Quyết. Vào thời điểm trên, bố mẹ anh Hà không có mặt tại DN. Nhóm đàn em của Đường "Nhuệ" chiếm giữ, ăn ngủ luôn tại văn phòng công ty. Hôm sau, khi công nhân đến làm việc thì bị người của Đường "Nhuệ" đuổi hết ra ngoài.
"Nhận được thông tin, bố tôi gọi điện thoại trình báo Công an TP Thái Bình. Chiều 4-10, công an sở tại cùng cán bộ Công an TP Thái Bình tới lập biên bản với nội dung trục xuất những người lạ mặt (đàn em của Đường "Nhuệ") ra khỏi trụ sở công ty và bàn giao nhà xưởng cho 2 ông Nguyễn Văn Nhàn và Nguyễn Văn Ngọc - em bố tôi, cũng là công nhân làm việc tại công ty, trông coi. Tuy nhiên, đàn em của Đường "Nhuệ" vẫn chiếm giữ, ăn ngủ tại công ty đến ngày 18-10-2017" - anh Hà trình bày.
Do sợ hãi nên trong thời gian này, bố mẹ anh Hà đã phải tạm lánh đi nơi khác. "Đường "Nhuệ" liên tục gọi điện đe dọa, bức ép bố mẹ tôi phải bán công ty để trừ nợ, nếu không thì trốn đi chứ về Thái Bình, gặp ở đâu, đánh ở đó. Sẵn sàng cho đàn em đánh, giết chết để sau đó nuôi ăn, ở trong tù" - anh Hà thuật lại.
Sau khi gia đình anh gửi đơn tố cáo nhiều nơi, nhóm Đường "Nhuệ" mới rút khỏi công ty sau gần 20 ngày chiếm đóng. Trước khi rời đi, các đối tượng đập phá tan hoang nhà xưởng, cho người cướp đi toàn bộ máy móc, công cụ sản xuất đồ gỗ và các thành phẩm mà công ty đã làm ra.
Sau đó, gia đình anh Hà tiếp tục tố cáo hành vi chiếm giữ, đập phá, lấy tài sản của DN tới các cơ quan bảo vệ pháp luật. Hơn 5 tháng điều tra, ngày 29-3-2018, Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình có kết luận cho rằng "Không có căn cứ xác định anh Nguyễn Xuân Đường chiếm giữ đồ đạc, tài sản của Công ty TNHH Lâm Quyết"; đồng thời ra quyết định không khởi tố vụ án vì hành vi không cấu thành tội phạm.
Hình sự hóa tranh chấp dân sự
Theo anh Hà, vì gửi nhiều đơn tố cáo nhưng không được địa phương điều tra, xử lý vụ cướp tài sản của Công ty Lâm Quyết nên bố mẹ anh đã trực tiếp đi TP Hà Nội gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương tố cáo Đường "Nhuệ" cướp đoạt tài sản và tố cáo ông C.G.N, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình, bao che tội phạm.
Đến ngày 16-4-2018, khi bố mẹ anh Hà đến Công an TP Thái Bình để làm việc theo giấy triệu tập với nội dung: "liên quan đến chiếc xe ôtô Camry 17K9966" nhưng theo anh Hà: "Cơ quan CSĐT không làm việc theo nội dung giấy triệu tập mà dùng còng số 8, khóa tay, đưa lên xe thùng, chở về Công an phường Trần Lãm rồi đưa vào trại tạm giam".
"Bố mẹ tôi bị Công an TP Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Việc triệu tập đến để bắt người là trái pháp luật. Ông C.G.N - người bị tố cáo - lại ra lệnh bắt giam người tố cáo (?!)" - anh Hà thắc mắc.
Đến tháng 6-2019, ông Lẫm, bà Quyết bị tuyên phạt 14 và 13 năm tù. Theo anh Hà, bố mẹ anh bị khởi tố, kết tội vì liên quan đến việc vay nợ của người khác. Đây là một sự việc dân sự, không có dấu hiệu tội phạm nhưng đã bị hình sự hóa.
"Bức xúc, tôi đã liên tục gửi đơn tố cáo đích danh một số người là lãnh đạo Công an TP Thái Bình đã có hành vi "chống lưng" cho băng nhóm Đường "Nhuệ". Trong nhiều năm nay trong công tác tôi chỉ ở mức hoàn thành nhiệm vụ vì lý do khởi kiện vượt cấp. Tôi ý thức được trách nhiệm của người chiến sĩ Công an Nhân dân và nhận thức rõ việc tôi làm. Nhưng nếu tôi không bảo vệ được người thân của mình thì sao bảo vệ được người dân" - anh Hà nói.