Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) và Hàn Quốc đang đi đầu trong cuộc chiến chống lại Covid-19 mặc dù không áp dụng lệnh phong tỏa.
Ba tháng kể từ ngày ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, Hong Kong và Hàn Quốc đang chứng minh cho toàn thế giới thấy rằng sẽ luôn có “tia sáng” ở cuối “đường hầm” mang tên Covid-19.
Tính đến ngày 25/4, Hong Kong đã ghi nhận 1.036 người mắc Covid-19, trong đó có 4 ca tử vong, còn Hàn Quốc có tổng số ca nhiễm là 10.718 với 240 trường hợp tử vong. Những ngày qua, đặc khu của Trung Quốc không có ca mắc mới trong khi ở xứ sở kim chi, con số đó không quá 11 người/ngày.
Bên cạnh các biện pháp nhanh chóng, quyết liệt của chính quyền, theo các chuyên gia, còn một yếu tố nữa giúp những nơi này “hội đủ sức mạnh” để đương đầu với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, đó chính là ý thức của người dân.
Chae Su-mi, một nhà nghiên cứu tại Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc đã đưa ra dẫn chứng về việc người dân Hong Kong và Hàn Quốc tự giác đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp phòng tránh khác trước khi có bất cứ hướng dẫn chính thức nào từ chính quyền.
Trong khi đó, người dân ở các nước phương Tây, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, như Italy và Mỹ, lại bị động chờ đợi cho đến khi chính phủ đưa ra khuyến nghị phải thực hiện các biện pháp tương tự. Và chính sự chậm trễ này đã khiến những nước này “thất thủ” trước virus corona.
Ông Chae cho rằng, các quốc gia phương Tây này vẫn luôn cho rằng virus là một thứ gì đó quá xa vời đối với cuộc sống của họ hay cùng lắm cũng chỉ như virus cúm thông thường, do vậy, họ vẫn “bình chân như vại”.
Các quốc gia như Mỹ cũng không thực hiện biện pháp giãn cách xã hội cho đến khi tình hình trở nên trầm trọng. Đó lại thêm một bước lùi trong cuộc chiến chống Covid-19.
Hơn nữa, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát, dù các thành phố phương Tây đã thực hiện những biện pháp kiểm dịch, song các lệnh hạn chế lại không được thực hiện thống nhất, như các bảo tàng vẫn tiếp tục mở cửa, hoặc cuộc sống của người dân vẫn diễn ra bình thường như chưa hề có sự tồn tại của virus SARS-CoV-2.
Ông Chae nhấn mạnh, Hàn Quốc không cần phải có những quy định bắt buộc để kiềm chế dịch bệnh bởi chính phủ giống như nhiều quốc gia ở châu Á khác. Đó cũng là lý do vì sao mà kể từ khi dịch bùng phát, người dân ở Hong Kong và Hàn Quốc vẫn “thoải mái” sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Ngược lại, ở nhiều nước châu Á khác, chính phủ phải áp dụng những biện pháp cứng rắn để người dân buộc phải hành động một cách có hợp tác. Ví dụ, Malaysia và Singapore phạt tiền và phạt tù những người vi phạm các biện pháp hạn chế sự lây lan của virus corona, còn Philippines mạnh tay hơn khi cho phép cảnh sát và quân đội được quyền nổ súng bất kỳ người nào vi phạm lệnh phong tỏa.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Public Health, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Hong Kong đã thấy rằng, giãn cách xã hội và các biện pháp khác ở Hong Kong, kết hợp với sự tự giác của người dân trong việc đeo khẩu trang và tránh tụ tập nơi đông người, đã góp phần lớn trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Giáo sư Benjamin Cowling, chuyên gia dịch tễ học và thống kê sinh học tại Đại học Hong Kong cho rằng, chính phủ các nước có thể xem đây là bài học kinh nghiệm quý giá. Việc duy trì các biện pháp của chính phủ song song với sự hợp tác của người dân sẽ giúp giảm đáng kể tác động của dịch Covid-19.
Ở Hàn Quốc cũng vậy, người dân thể hiện rõ thái độ sẵn sàng “đối đầu” với dịch Covid-19 hơn hẳn so với người phương Tây. Họ sẵn sàng hợp tác, đoàn kết với nhau trong cuộc chiến chống lại virus gây chết người, thậm chí chấp nhận hy sinh các quyền tự do cá nhân như quyền riêng tư.
Tháng trước, một cuộc khảo sát của Đại học Y tế Công cộng Seoul cho thấy 78,5% người tham gia khảo sát lựa chọn hy sinh quyền riêng tư cá nhân nhằm góp phần ngăn chặn dịch bệnh.
Điều đó trái ngược hoàn toàn với chính quyền Mỹ khi từ chối tiết lộ danh tính của những người đã tham dự bữa tiệc sinh nhật được tổ chức tại một ngôi nhà sang trọng tọa lạc ở vùng ngoại ô Westport, tiểu bang Connecticut, bởi các quy tắc bảo mật của liên bang và tiểu bang.
Thế nhưng, chẳng ai ngờ, bữa tiệc sinh nhật siêu lây nhiễm này với khách tứ xứ tham dự đã “châm ngòi” cho sự bùng nổ dịch Covid-19 ra khắp nước Mỹ.
Mặc dù đã vượt qua được giai đoạn khủng hoảng nhưng cả Hong Kong và Hàn Quốc, theo các nhà khoa học, vẫn cần phải đề cao cảnh giác, tránh nguy cơ dịch tái bùng phát.
Giáo sư David Hui Shu-cheong đến từ Đại học Trung Hoa ở Hong Kong chia sẻ, các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và đến chỗ đông người cần phải được chấp hành nghiêm túc ít nhất là cho đến giữa năm sau – thời điểm được cho là sẽ có các loại vaccine ngừa Covid-19.
Trong khi đó, Giám đốc CDC Hàn Quốc Jung Eun-kyeong cảnh báo về khả năng dịch Covid-19 có thể diễn tiến theo đồ thị hình sin trong những tháng tới trước khi quay trở lại mạnh mẽ hơn vào mùa đông này.
Một ẩn số khác ở Hàn Quốc là việc tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội vào tuần trước. Bà Jung cho biết, nước này sẽ cần theo dõi trong 4 tuần tới để xem liệu virus corona chủng mới liệu có lây lan trong sự kiện này hay không, dù nhà chức trách đã áp dụng các biện pháp phòng chống chặt chẽ.
Nếu “ngủ quên trên chiến thắng”, Hong Kong và Hàn Quốc có thể đối mặt với kịch bản thậm chí còn trầm trọng hơn lần bùng phát dịch vừa qua.
Trong những ngày nghỉ Lễ Phục sinh, việc có nhiều người tập trung tại các điểm vui chơi công cộng ở cả Hong Kong và Hàn Quốc đã khiến không ít người quan ngại rằng phải chăng người dân những nơi này đã “ăn mừng quá sớm” và rằng đó có thể vô hình trung tạo thành những “ổ virus” tiềm tàng.
Như Giáo sư John Lie đến từ Đại học California (Mỹ) khẳng định, người dân vẫn cần phải đề cao cảnh giác và phải chắc chắn rằng ánh sáng ở cuối đường hầm phải là ánh sáng theo nghĩa đen chứ không phải là một đoàn tàu sắp lao tới.
Ba tháng kể từ ngày ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, Hong Kong và Hàn Quốc đang chứng minh cho toàn thế giới thấy rằng sẽ luôn có “tia sáng” ở cuối “đường hầm” mang tên Covid-19.
Tính đến ngày 25/4, Hong Kong đã ghi nhận 1.036 người mắc Covid-19, trong đó có 4 ca tử vong, còn Hàn Quốc có tổng số ca nhiễm là 10.718 với 240 trường hợp tử vong. Những ngày qua, đặc khu của Trung Quốc không có ca mắc mới trong khi ở xứ sở kim chi, con số đó không quá 11 người/ngày.
Bên cạnh các biện pháp nhanh chóng, quyết liệt của chính quyền, theo các chuyên gia, còn một yếu tố nữa giúp những nơi này “hội đủ sức mạnh” để đương đầu với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, đó chính là ý thức của người dân.
Ý thức bảo vệ bản thân và cộng đồng
Chae Su-mi, một nhà nghiên cứu tại Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc đã đưa ra dẫn chứng về việc người dân Hong Kong và Hàn Quốc tự giác đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp phòng tránh khác trước khi có bất cứ hướng dẫn chính thức nào từ chính quyền.
Trong khi đó, người dân ở các nước phương Tây, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, như Italy và Mỹ, lại bị động chờ đợi cho đến khi chính phủ đưa ra khuyến nghị phải thực hiện các biện pháp tương tự. Và chính sự chậm trễ này đã khiến những nước này “thất thủ” trước virus corona.
Ông Chae cho rằng, các quốc gia phương Tây này vẫn luôn cho rằng virus là một thứ gì đó quá xa vời đối với cuộc sống của họ hay cùng lắm cũng chỉ như virus cúm thông thường, do vậy, họ vẫn “bình chân như vại”.
Các quốc gia như Mỹ cũng không thực hiện biện pháp giãn cách xã hội cho đến khi tình hình trở nên trầm trọng. Đó lại thêm một bước lùi trong cuộc chiến chống Covid-19.
Hơn nữa, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát, dù các thành phố phương Tây đã thực hiện những biện pháp kiểm dịch, song các lệnh hạn chế lại không được thực hiện thống nhất, như các bảo tàng vẫn tiếp tục mở cửa, hoặc cuộc sống của người dân vẫn diễn ra bình thường như chưa hề có sự tồn tại của virus SARS-CoV-2.
Ông Chae nhấn mạnh, Hàn Quốc không cần phải có những quy định bắt buộc để kiềm chế dịch bệnh bởi chính phủ giống như nhiều quốc gia ở châu Á khác. Đó cũng là lý do vì sao mà kể từ khi dịch bùng phát, người dân ở Hong Kong và Hàn Quốc vẫn “thoải mái” sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Ngược lại, ở nhiều nước châu Á khác, chính phủ phải áp dụng những biện pháp cứng rắn để người dân buộc phải hành động một cách có hợp tác. Ví dụ, Malaysia và Singapore phạt tiền và phạt tù những người vi phạm các biện pháp hạn chế sự lây lan của virus corona, còn Philippines mạnh tay hơn khi cho phép cảnh sát và quân đội được quyền nổ súng bất kỳ người nào vi phạm lệnh phong tỏa.
Đoàn kết và chấp nhận hy sinh
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Public Health, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Hong Kong đã thấy rằng, giãn cách xã hội và các biện pháp khác ở Hong Kong, kết hợp với sự tự giác của người dân trong việc đeo khẩu trang và tránh tụ tập nơi đông người, đã góp phần lớn trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Giáo sư Benjamin Cowling, chuyên gia dịch tễ học và thống kê sinh học tại Đại học Hong Kong cho rằng, chính phủ các nước có thể xem đây là bài học kinh nghiệm quý giá. Việc duy trì các biện pháp của chính phủ song song với sự hợp tác của người dân sẽ giúp giảm đáng kể tác động của dịch Covid-19.
Ở Hàn Quốc cũng vậy, người dân thể hiện rõ thái độ sẵn sàng “đối đầu” với dịch Covid-19 hơn hẳn so với người phương Tây. Họ sẵn sàng hợp tác, đoàn kết với nhau trong cuộc chiến chống lại virus gây chết người, thậm chí chấp nhận hy sinh các quyền tự do cá nhân như quyền riêng tư.
Tháng trước, một cuộc khảo sát của Đại học Y tế Công cộng Seoul cho thấy 78,5% người tham gia khảo sát lựa chọn hy sinh quyền riêng tư cá nhân nhằm góp phần ngăn chặn dịch bệnh.
Điều đó trái ngược hoàn toàn với chính quyền Mỹ khi từ chối tiết lộ danh tính của những người đã tham dự bữa tiệc sinh nhật được tổ chức tại một ngôi nhà sang trọng tọa lạc ở vùng ngoại ô Westport, tiểu bang Connecticut, bởi các quy tắc bảo mật của liên bang và tiểu bang.
Thế nhưng, chẳng ai ngờ, bữa tiệc sinh nhật siêu lây nhiễm này với khách tứ xứ tham dự đã “châm ngòi” cho sự bùng nổ dịch Covid-19 ra khắp nước Mỹ.
Vẫn cần nâng cao cảnh giác
Mặc dù đã vượt qua được giai đoạn khủng hoảng nhưng cả Hong Kong và Hàn Quốc, theo các nhà khoa học, vẫn cần phải đề cao cảnh giác, tránh nguy cơ dịch tái bùng phát.
Giáo sư David Hui Shu-cheong đến từ Đại học Trung Hoa ở Hong Kong chia sẻ, các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và đến chỗ đông người cần phải được chấp hành nghiêm túc ít nhất là cho đến giữa năm sau – thời điểm được cho là sẽ có các loại vaccine ngừa Covid-19.
Trong khi đó, Giám đốc CDC Hàn Quốc Jung Eun-kyeong cảnh báo về khả năng dịch Covid-19 có thể diễn tiến theo đồ thị hình sin trong những tháng tới trước khi quay trở lại mạnh mẽ hơn vào mùa đông này.
Một ẩn số khác ở Hàn Quốc là việc tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội vào tuần trước. Bà Jung cho biết, nước này sẽ cần theo dõi trong 4 tuần tới để xem liệu virus corona chủng mới liệu có lây lan trong sự kiện này hay không, dù nhà chức trách đã áp dụng các biện pháp phòng chống chặt chẽ.
Nếu “ngủ quên trên chiến thắng”, Hong Kong và Hàn Quốc có thể đối mặt với kịch bản thậm chí còn trầm trọng hơn lần bùng phát dịch vừa qua.
Trong những ngày nghỉ Lễ Phục sinh, việc có nhiều người tập trung tại các điểm vui chơi công cộng ở cả Hong Kong và Hàn Quốc đã khiến không ít người quan ngại rằng phải chăng người dân những nơi này đã “ăn mừng quá sớm” và rằng đó có thể vô hình trung tạo thành những “ổ virus” tiềm tàng.
Như Giáo sư John Lie đến từ Đại học California (Mỹ) khẳng định, người dân vẫn cần phải đề cao cảnh giác và phải chắc chắn rằng ánh sáng ở cuối đường hầm phải là ánh sáng theo nghĩa đen chứ không phải là một đoàn tàu sắp lao tới.