Type Here to Get Search Results !

5 loại "bạo lực gia đình" kiểu mới khủng khiếp hơn so với đánh đập

Nhiều bậc cha mẹ trẻ ngày nay có nhiều quan niệm giáo dục đổi mới. Họ áp đặt lên con mình một loạt các khóa học, mong muốn con giành chiến thắng ở vạch xuất phát. Nhưng có một câu hỏi đặt ngược lại là, cha mẹ đã làm gì cho con?

Rèn sắt còn cần tự thân cứng rắn, giáo dục gia đình là khâu quan trọng nhất trong suốt cả quá trình giáo dục con trẻ. Nếu như gia giáo không tốt, thì con trẻ thành tích học tập dẫu tốt bao nhiêu cũng vô dụng. Sống trong một gia đình hòa thuận và sống trong một gia đình bạo lực là hai hoàn cảnh hoàn toàn khác xa nhau.

Nói về "bạo lực gia đình", chúng ta thường nghĩ về những tổn thương về thể xác mà cha mẹ gây ra cho trẻ em, nhưng có một loại "bạo lực gia đình" khác đã xuất hiện. Nó đang từ từ gây hại cho trẻ em, và hậu quả còn khủng khiếp hơn nhiều so với đánh đập. Đó chính là bạo lực tinh thần gia đình.

Có 5 loại bạo lực gia đình mới:

Bạo lực lời nói

Trong đời sống, chúng ta luôn chứng kiến nhiều bậc phụ huynh kỷ luật với con cái đến mức hà khắc. Khi con làm trái ý, họ sẽ nói rất gay gắt. Ví dụ, khi trẻ không làm bài tập về nhà, cha mẹ quát: "Đồ ngu ngốc, nói bao lần rồi, tại sao không làm bài tập?". Hay khi trẻ làm sai, làm hỏng việc gì đó, cha mẹ cũng quát: "Tao đã dạy bao lần rồi, không biết làm gì ngoài việc ăn à, nuôi cơm lãng phí".

Có một thực tế là, cha mẹ dùng những lời khiển trách nặng nề thì trẻ cũng không vì thế mà ngoan lên, giỏi hơn. Thậm chí, chúng càng buồn bã, kém tự tin và trở nên chậm chạp hơn.

Trong thực tế, theo tâm lý học, trẻ càng bị mắng chửi sẽ càng ngày càng kém thông minh. Đây là một dạng hiệu ứng ức chế về mặt xã hội, được giải thích là: Khi một người đang tập trung làm điều gì đó, hoặc khi đang loay hoay làm điều gì đó mà bản thân chưa hiểu rõ, nếu một người khác xuất hiện và quan sát, người kia sẽ lúng túng, mắc sai lầm và không thể làm tốt như khi anh ta làm việc một mình. Nếu bị quát mắng, chỉ trích, anh ta càng trở nên lo lắng, phản ứng chậm chạp hơn và khó khăn khi xử lý công việc.

Tương tự như vậy, khi cha mẹ dành cho con những lời cay nghiệt, nặng nề như dằn gắt, đây được coi là bạo lực ngôn ngữ. Tác động của loại bạo lực này mạnh không thua gì bạo hành thể chất, có thể coi là một đòn tâm lý với trẻ.

Thờ ơ

Một số cha mẹ rất thờ ơ với con cái của mình, như thể chúng không phải là con của họ vậy. Bình thường họ không quan tâm đến con trẻ, không muốn biết ở lớp con học và chơi như thế nào, có những người bạn ra sao... nhưng hễ đứa trẻ có vấn đề, họ liền nghiêm khắc đánh chửi. Có lẽ cha mẹ muốn kỷ luật nghiêm khắc đối với con cái, nhưng về lâu dài, nó sẽ chỉ khiến đứa trẻ trở nên mẫn cảm và tự ti.

Trốn tránh

Trốn tránh trách nhiệm là một tình huống phổ biến trong nhiều gia đình. Khi một đứa trẻ có vấn đề cần tìm cha mẹ, thì người cha hoặc mẹ thường đẩy trách nhiệm cho người còn lại, hỏi cha thì bảo đi tìm mẹ, gặp mẹ lại bảo hãy tìm cha... Tuy vậy, cả cha và mẹ đều cần có 'trách nhiệm song phương' đối với con trẻ. Nếu trách nhiệm được đẩy sang cho đối phương, vô hình trung sẽ chỉ trở thành "cha mẹ góa nuôi trẻ", trái tim của đứa trẻ sẽ lặp đi lặp lại bị tổn thương.

Giáo dục kiểu đả kích

Để cho con trẻ có thể giành chiến thắng ở vạch xuất phát, nhiều bậc cha mẹ đã giáo dục từ khi đứa trẻ mới chào đời, cho trẻ đến lớp học tài năng khi còn mẫu giáo. Mong muốn cố gắng làm cho trẻ trở nên nổi bật là điều dễ hiểu, nhưng không nên thực hành kiểu giáo dục đả kích.

Ví dụ, cha mẹ sẽ luôn so sánh con cái của mình với những đứa trẻ khác, thấy con nhà người khác học gì liền để con cái mình học theo thứ đó. Có lẽ điểm xuất phát là muốn thông qua phương pháp đả kích để kích thích sự cầu tiến của con trẻ, nhưng phương pháp này thực sự thiếu sót.

Bởi vì những đứa trẻ vẫn còn nhỏ, chúng thường không thực sự hiểu nỗi khổ tâm của cha mẹ. Chúng sẽ chỉ cảm thấy mình cái gì cũng làm không được, không chiếm được sự tán thành của cha mẹ, lâu dần, sẽ trở nên tự ti và mẫn cảm.

Cha mẹ luôn chơi điện thoại di động, không để ý con cái

Trẻ em rất muốn đồng hành cùng cha mẹ, nhưng nhiều khi cha mẹ bề mặt thì đang ở bên cạnh con cái, nhưng thực tế là không quan tâm. Khi trẻ trò chuyện, cha mẹ chỉ trả lời qua loa lấy lệ. Điều này sẽ khiến trẻ dễ dàng sinh ra cảm giác thất vọng, lâu dần sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

Theo dữ liệu khảo sát của Ủy ban phòng ngừa tai nạn trẻ em (Child Accident Prevention Trust - CAPT) ở Anh, có tới 24% phụ huynh được phỏng vấn thừa nhận rằng, họ đã từng vì mải mê chơi điện thoại di động dẫn đến con trẻ kém chút xíu nữa là gặp tai nạn. Trước 6 tuổi, trẻ đang trong giai đoạn có tỷ lệ gặp sự cố cao. Vì vậy, cha mẹ không nên xem nhẹ.

Giải pháp

Hãy để những đứa trẻ cảm nhận được tình yêu của cha mẹ, đừng để con cảm thấy rằng chúng đã bị lãng quên, bởi như vậy chúng sẽ rất cô đơn. Rốt cuộc, tình yêu của cha mẹ, trên đời này là không có thứ gì có thể thay thế.

Cha mẹ nên sử dụng hợp lý các khoảng thời gian vụn vặt, để dành thời gian nhiều hơn bên cạnh con cái. Điều này sẽ mang lại cho trẻ cảm giác tham gia và tương tác, và trái tim của chúng sẽ được thỏa mãn.

Bởi vì khả năng bắt chước của trẻ rất nhanh, đặc biệt là bắt chước cha mẹ. Nếu cha mẹ chơi với điện thoại di động trong một thời gian dài, trẻ sẽ trở nên thờ ơ lạnh lùng, đồng thời cũng chơi điện thoại di động giống như cha mẹ. Sau một thời gian dài như thế, tính cách của trẻ dễ gặp vấn đề.

Do đó, để tránh vấn đề này, cha mẹ nên làm gương cho con cái, thường xuyên khuyến khích những thành tích nhỏ bé của chúng và để trẻ tự khẳng định mình.

Tất nhiên, phương pháp giáo dục của mỗi gia đình là khác nhau, cũng sẽ quyết định trẻ em có tương lai khác nhau. Nhưng có một điểm yêu cầu chung, đó là trong giáo dục gia đình, điều cấm kỵ nhất là "bạo lực gia đình", cho dù đó là về thể chất hay tinh thần, nó sẽ mang lại tác hại vô tận cho trẻ em và khiến chúng trở nên thay đổi theo chiều hướng cực đoan vô cùng.

Vì vậy, cha mẹ nên cố gắng tạo ra một môi trường phát triển lành mạnh, tích cực và vui vẻ cho con cái, để trẻ có thể lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc mỗi ngày.