Theo báo cáo của hãng tin Caixin, Kingold Jewelry một trong những nhà sản xuất đồ trang sức lớn nhất của Trung Quốc, đã tạo ra một vụ gian lận “chưa từng có”.
Cáo buộc thế chấp 83 tấn vàng giả để vay gần 3 tỉ USD
Kingold Jewelry, một nhà kim hoàn và nhà sản xuất đồ trang sức gia đình, có cổ phiếu niêm yết trên Nasdaq, đã bị buộc tội gian lận quy mô lớn trong một vài vụ việc bê bối liên tiếp trong vòng ba tháng liên quan đến một công ty Trung Quốc ở Mỹ.
Công ty có trụ sở tại Vũ Hán này bị cáo buộc đã sử dụng vàng miếng giả làm tài sản thế chấp để lừa đảo lấy 20 tỷ nhân dân tệ (2,8 tỷ USD). Theo báo cáo từ Caixin, các khoản vay của Kingold được giải ngân trong vòng năm năm qua từ ít nhất 14 tổ chức tài chính Trung Quốc.
Ngược dòng lịch sử, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances vào tháng 12 năm 2018, một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã “hô biến” đồng thành vật liệu mới “tương tự vàng” .
Giáo sư Sun Jian và các đồng nghiệp tại Viện Vật lý hóa học Đại Liên, thuộc Viện Khoa học Trung Quốc ở Liêu Ninh, đã bắn một thanh đồng bằng luồng khí argon nóng. Và các hạt ion hóa chuyển động nhanh đã thổi bay các nguyên tử đồng ra khỏi mục tiêu.
Các nguyên tử nguội dần và ngưng tụ trên bề mặt thiết bị thu thập, tạo ra một lớp cát mỏng. Mỗi hạt cát có đường kính chỉ vài nanomet, hoặc tương đương một phần nghìn kích thước của vi khuẩn.
Các hạt nano đồng đạt được hiệu suất xúc tác cực kỳ giống với vàng, kết quả đã chứng minh rằng sau khi xử lý, đồng có thể biến đổi từ “gà” thành “phượng hoàng”. Trên thực tế, đồng có trọng lượng tương tự vàng, trong nhiều thế kỷ, nó đã thu hút các nhà giả kim, những người coi nó như một “cơ hội” cho sự giàu có tức thời.
Ngay sau vụ việc gian lận bị đưa ra ánh sáng, cổ phiếu của các doanh nghiệp vàng niêm yết tại Nasdaq đã giảm gần một phần tư sau khi các cáo buộc xuất hiện vào sáng thứ hai vừa qua trên trang web của Caixin, một hãng tin tức tài chính Trung Quốc đại lục. Kingold hiện đang mạnh mẽ phủ nhận mọi hành vi sai trái và đang bị cơ quan chức năng của Bỉ điều tra.
Công ty có trụ sở tại Vũ Hán này bị cáo buộc đã sử dụng vàng miếng giả làm tài sản thế chấp để lừa đảo lấy 20 tỷ nhân dân tệ (2,8 tỷ USD). Theo báo cáo từ Caixin, các khoản vay của Kingold được giải ngân trong vòng năm năm qua từ ít nhất 14 tổ chức tài chính Trung Quốc.
Ngược dòng lịch sử, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances vào tháng 12 năm 2018, một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã “hô biến” đồng thành vật liệu mới “tương tự vàng” .
Giáo sư Sun Jian và các đồng nghiệp tại Viện Vật lý hóa học Đại Liên, thuộc Viện Khoa học Trung Quốc ở Liêu Ninh, đã bắn một thanh đồng bằng luồng khí argon nóng. Và các hạt ion hóa chuyển động nhanh đã thổi bay các nguyên tử đồng ra khỏi mục tiêu.
Các nguyên tử nguội dần và ngưng tụ trên bề mặt thiết bị thu thập, tạo ra một lớp cát mỏng. Mỗi hạt cát có đường kính chỉ vài nanomet, hoặc tương đương một phần nghìn kích thước của vi khuẩn.
Các hạt nano đồng đạt được hiệu suất xúc tác cực kỳ giống với vàng, kết quả đã chứng minh rằng sau khi xử lý, đồng có thể biến đổi từ “gà” thành “phượng hoàng”. Trên thực tế, đồng có trọng lượng tương tự vàng, trong nhiều thế kỷ, nó đã thu hút các nhà giả kim, những người coi nó như một “cơ hội” cho sự giàu có tức thời.
Ngay sau vụ việc gian lận bị đưa ra ánh sáng, cổ phiếu của các doanh nghiệp vàng niêm yết tại Nasdaq đã giảm gần một phần tư sau khi các cáo buộc xuất hiện vào sáng thứ hai vừa qua trên trang web của Caixin, một hãng tin tức tài chính Trung Quốc đại lục. Kingold hiện đang mạnh mẽ phủ nhận mọi hành vi sai trái và đang bị cơ quan chức năng của Bỉ điều tra.
Luckin Coffee và những bê bối chưa dứt
Tin tức này được đưa ra chỉ ba tháng sau khi Luckin Coffee thừa nhận gian lận tài chính 310 triệu đô la Mỹ, trong vụ bê bối quản trị doanh nghiệp khiến Mỹ đặt ra những rào cản khắc nghiệt với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của nước này.
Một loạt các vụ gian lận từ các công ty Trung Quốc được phát hiện tại Mỹ, TAL Education Group, một doanh nghiệp giáo dục có trụ sở tại Bắc Kinh được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York, đã làm tăng doanh số của một trong những mảng kinh doanh trị giá lên đến hàng trăm triệu đô la. Công ty phát trực tuyến video, iQiyi niêm yết tại Nasdaq cũng đã bị cáo buộc lạm dụng dữ liệu để thu lợi bất chính.
Có thể nói, những vụ bê bối này và các vụ bê bối trước đây đã khiến các nhà lập pháp Mỹ ngày càng trở nên “không thể tin nổi” với các công ty Trung Quốc muốn gây quỹ ở Mỹ.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Washington và Bắc Kinh về thương mại và việc xử lý đại dịch COVID-19, Thượng viện Hoa Kỳ gần đây đã thông qua một dự luật “chưa từng có” để ngăn chặn các công ty Trung Quốc tham gia Phố Wall. Dự luật yêu cầu các ứng viên gây quỹ phải chứng minh rằng họ không thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ nước ngoài trước khi họ có thể niêm yết trên thị trường Hoa Kỳ và nộp kiểm toán cho Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty Công cộng Hoa Kỳ (PCAOB).
Kingold được thành lập vào năm 2002 bởi Jia Zhihong, người trước đây từng phục vụ trong quân đội ở Vũ Hán và Quảng Châu. Công ty thiết kế và sản xuất đồ trang sức và đồ trang sức bằng vàng 24 karat, kinh doanh thông qua các nhà bán lẻ cũng như các nhà phân phối lớn trên khắp Trung Quốc.
Tiếp theo sau vụ lừa đảo của Luckin Coffee, theo các chuyên gia tài chính, điều này chắc chắn sẽ thúc đẩy một nỗ lực “nghỉ chơi” của Mỹ với các công ty Trung Quốc tại Phố Wall. Và có một sự thật về Trung Quốc đang được phơi bày, “ở đất nước này, mọi thứ đều có thể làm giả, kể cả tình cảm”, một chuyên gia tài chính người Mỹ hài hước cho biết.
Một loạt các vụ gian lận từ các công ty Trung Quốc được phát hiện tại Mỹ, TAL Education Group, một doanh nghiệp giáo dục có trụ sở tại Bắc Kinh được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York, đã làm tăng doanh số của một trong những mảng kinh doanh trị giá lên đến hàng trăm triệu đô la. Công ty phát trực tuyến video, iQiyi niêm yết tại Nasdaq cũng đã bị cáo buộc lạm dụng dữ liệu để thu lợi bất chính.
Có thể nói, những vụ bê bối này và các vụ bê bối trước đây đã khiến các nhà lập pháp Mỹ ngày càng trở nên “không thể tin nổi” với các công ty Trung Quốc muốn gây quỹ ở Mỹ.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Washington và Bắc Kinh về thương mại và việc xử lý đại dịch COVID-19, Thượng viện Hoa Kỳ gần đây đã thông qua một dự luật “chưa từng có” để ngăn chặn các công ty Trung Quốc tham gia Phố Wall. Dự luật yêu cầu các ứng viên gây quỹ phải chứng minh rằng họ không thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ nước ngoài trước khi họ có thể niêm yết trên thị trường Hoa Kỳ và nộp kiểm toán cho Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty Công cộng Hoa Kỳ (PCAOB).
Kingold được thành lập vào năm 2002 bởi Jia Zhihong, người trước đây từng phục vụ trong quân đội ở Vũ Hán và Quảng Châu. Công ty thiết kế và sản xuất đồ trang sức và đồ trang sức bằng vàng 24 karat, kinh doanh thông qua các nhà bán lẻ cũng như các nhà phân phối lớn trên khắp Trung Quốc.
Tiếp theo sau vụ lừa đảo của Luckin Coffee, theo các chuyên gia tài chính, điều này chắc chắn sẽ thúc đẩy một nỗ lực “nghỉ chơi” của Mỹ với các công ty Trung Quốc tại Phố Wall. Và có một sự thật về Trung Quốc đang được phơi bày, “ở đất nước này, mọi thứ đều có thể làm giả, kể cả tình cảm”, một chuyên gia tài chính người Mỹ hài hước cho biết.
Ông chủ Kingold là ai?
Jia Zhihong - Chủ tịch Kingold - từng phục vụ trong quân ngũ ở Vũ Hán và Quảng Châu. Người đàn ông 59 tuổi từng quản lý các mỏ vàng cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc PLA. Theo tờ Nikkei, Jia có nhiều mối quan hệ sâu rộng với PLA.
Được thành lập vào năm 2002, Kingold ban đầu là một nhà máy tinh chế vàng ở Vũ Hán, có liên kết với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Năm 2010, Kingold niêm yết cổ phiếu trên sàn NASDAQ. Giá trị vốn hóa của Kingold đạt 12 triệu USD, giảm 70% so với 1 năm trước. Tính đến tháng 9.2019, Kingold có tổng tài sản 3,3 tỉ USD, nợ là 2,4 tỉ USD.
Đây không phải là vụ bê bối thế chấp vàng giả đầu tiên. Năm 2016, “vàng” sử dụng làm tài sản thế chấp tại 19 tổ chức cho vay ở tỉnh Thiểm Tây hoá ra là vonfram.
Được biết, Sở giao dịch vàng Thượng Hải đã hủy bỏ tư cách thành viên của Kingold.
Cổ phiếu của Kingold đã giảm 23,77% chỉ sau một đêm xuống 0,85 USD.
83 tấn vàng (giả) tương đương 22% tổng sản lượng vàng mà Trung Quốc sản xuất ra hàng năm, bằng 4,2% dự trữ vàng của nước này tính đến năm 2019.
Giá vàng thế giới ngày 30.6 giao dịch dao động quanh mức 1.771 USD/ounce.
Được thành lập vào năm 2002, Kingold ban đầu là một nhà máy tinh chế vàng ở Vũ Hán, có liên kết với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Năm 2010, Kingold niêm yết cổ phiếu trên sàn NASDAQ. Giá trị vốn hóa của Kingold đạt 12 triệu USD, giảm 70% so với 1 năm trước. Tính đến tháng 9.2019, Kingold có tổng tài sản 3,3 tỉ USD, nợ là 2,4 tỉ USD.
Đây không phải là vụ bê bối thế chấp vàng giả đầu tiên. Năm 2016, “vàng” sử dụng làm tài sản thế chấp tại 19 tổ chức cho vay ở tỉnh Thiểm Tây hoá ra là vonfram.
Được biết, Sở giao dịch vàng Thượng Hải đã hủy bỏ tư cách thành viên của Kingold.
Cổ phiếu của Kingold đã giảm 23,77% chỉ sau một đêm xuống 0,85 USD.
83 tấn vàng (giả) tương đương 22% tổng sản lượng vàng mà Trung Quốc sản xuất ra hàng năm, bằng 4,2% dự trữ vàng của nước này tính đến năm 2019.
Giá vàng thế giới ngày 30.6 giao dịch dao động quanh mức 1.771 USD/ounce.
"Tất cả những gì ông ta có chỉ là đồng!"
Một số nguồn tin của các công ty tín thác chủ nợ của Kingold cho biết Jia có mối quan hệ tốt ở Hồ Bắc. Điều này có thể giải thích cho chiến thắng bất ngờ của Kingold trong thương vụ mua Tri-Ring. Nhưng một nguồn tin trong ngành tài chính ở Hồ Bắc cho biết hoạt động kinh doanh của Jia không vững chắc như ông thể hiện ra. “Nhiều năm nay chúng tôi biết ông ta không có nhiều vàng, tất cả những gì ông ta có là đồng”, một nguồn tin giấu tên cho hay.
Các tổ chức tài chính địa phương ở Hồ Bắc đã tránh làm ăn với Kingold, nhưng họ không muốn công khai hạ uy tín của Jia. "Hầu như không có công ty và ngân hàng ủy thác địa phương nào của Hồ Bắc tham gia cung cấp tài chính cho Kingold”, người này nói.
Hồ sơ công khai cho thấy hầu hết các chủ nợ của Kingold là ở bên ngoài Hồ Bắc. Theo Caixin, Minsheng Trust là chủ nợ lớn nhất của Kingold với gần 4,1 tỷ NDT, tiếp theo ngân hàng Hengfeng với 3,9 tỉ NDT, công ty Dongguan Trust 3,4 tỉ NDT, công ty Anxin Trust & Investment cho nợ 1,9 tỉ NDT; Sichuan Trust 1,8 tỉ NDT.
Hengfeng Bank là ngân hàng thương mại duy nhất liên quan đến vụ Kingold. Ngân hàng này vào năm 2017 đã cung cấp khoản vay 8 tỷ NDT cho Kingold, đổi lại công ty đồng ý giúp ngân hàng xóa khoản nợ xấu 500 triệu NDT, các nguồn tin ngân hàng cho biết. Kingold đã trả một nửa số nợ trong năm 2018.
Tuy nhiên, theo một nhân viên của ngân hàng Hengfeng, việc phát hành cho vay liên quan đến nhiều điều bất thường vì quyền truy cập vào số vàng bảo đảm và các thủ tục kiểm tra lại được kiểm soát bởi Kingold.
Hiện vẫn chưa rõ liệu số vàng thế chấp đã bị làm giả ngay từ nơi chúng xuất phát hoặc bị thay thế sau đó. Các nguồn từ Minsheng Trust và Dongguan Trust xác nhận rằng tài sản thế chấp đã được kiểm tra bởi các tổ chức thử nghiệm của bên thứ ba và được giám sát chặt chẽ bởi các đại diện từ Kingold, bên cho vay và công ty bảo hiểm trong quá trình giao hàng.
"Tôi vẫn không thể hiểu được phần nào đã sai", một nguồn tin của Minsheng Trust nói. Hồ sơ ngân hàng cho thấy kho bạc nơi cất giữ số vàng thế chấp không bao giờ được mở.
Các tổ chức tài chính địa phương ở Hồ Bắc đã tránh làm ăn với Kingold, nhưng họ không muốn công khai hạ uy tín của Jia. "Hầu như không có công ty và ngân hàng ủy thác địa phương nào của Hồ Bắc tham gia cung cấp tài chính cho Kingold”, người này nói.
Hồ sơ công khai cho thấy hầu hết các chủ nợ của Kingold là ở bên ngoài Hồ Bắc. Theo Caixin, Minsheng Trust là chủ nợ lớn nhất của Kingold với gần 4,1 tỷ NDT, tiếp theo ngân hàng Hengfeng với 3,9 tỉ NDT, công ty Dongguan Trust 3,4 tỉ NDT, công ty Anxin Trust & Investment cho nợ 1,9 tỉ NDT; Sichuan Trust 1,8 tỉ NDT.
Hengfeng Bank là ngân hàng thương mại duy nhất liên quan đến vụ Kingold. Ngân hàng này vào năm 2017 đã cung cấp khoản vay 8 tỷ NDT cho Kingold, đổi lại công ty đồng ý giúp ngân hàng xóa khoản nợ xấu 500 triệu NDT, các nguồn tin ngân hàng cho biết. Kingold đã trả một nửa số nợ trong năm 2018.
Tuy nhiên, theo một nhân viên của ngân hàng Hengfeng, việc phát hành cho vay liên quan đến nhiều điều bất thường vì quyền truy cập vào số vàng bảo đảm và các thủ tục kiểm tra lại được kiểm soát bởi Kingold.
Hiện vẫn chưa rõ liệu số vàng thế chấp đã bị làm giả ngay từ nơi chúng xuất phát hoặc bị thay thế sau đó. Các nguồn từ Minsheng Trust và Dongguan Trust xác nhận rằng tài sản thế chấp đã được kiểm tra bởi các tổ chức thử nghiệm của bên thứ ba và được giám sát chặt chẽ bởi các đại diện từ Kingold, bên cho vay và công ty bảo hiểm trong quá trình giao hàng.
"Tôi vẫn không thể hiểu được phần nào đã sai", một nguồn tin của Minsheng Trust nói. Hồ sơ ngân hàng cho thấy kho bạc nơi cất giữ số vàng thế chấp không bao giờ được mở.
Rắc rối sau thương vụ Tri-Ring
Hồ sơ công khai cho thấy khoản vay được thế chấp bằng vàng đầu tiên của Kingold có thể bắt nguồn từ năm 2013, khi công ty đạt được thỏa thuận vay 200 triệu NDT từ Chang'An Trust, với 1.000 kg vàng được thế chấp. Khoản vay 2 năm này là để tài trợ cho một dự án bất động sản ở Vũ Hán và được hoàn trả đúng hạn. Trước đó, nguồn tài chính của Kingold chủ yếu đến từ các khoản vay ngân hàng, thế chấp bằng tài sản và thiết bị.
Kể từ năm 2015, Kingold đã gia tăng phụ thuộc vào vay mượn thế chấp vàng và bắt đầu làm việc với công ty bảo hiểm nhà nước PICC P&C để trang trải các khoản vay. Năm 2016, Kingold vay 11 tỷ NDT, cao gần gấp 16 lần so với con số của năm trước đó. Theo báo cáo tài chính của công ty, tỷ lệ nợ trên tài sản của công ty đã tăng từ 43,4% lên 87,5% từ 2015 đến 2016. Năm 2016, Kingold đã thế chấp 54,7 tấn vàng để vay tiền, cao gấp 7,5 lần so với năm trước.
Một người thân với ông chủ Jia cho biết việc tăng vay tiền một phần là do công ty theo đuổi thương vụ mua công ty Tri-Ring. Năm 2016, chính quyền tỉnh Hồ Bắc đã công bố kế hoạch bán cổ phần Tri-Ring cho các nhà đầu tư tư nhân như một cuộc cải tổ lớn với nhà sản xuất phụ tùng ô tô do chính quyền tỉnh kiểm soát.
Năm 2018, Kingold được chọn làm nhà đầu tư theo một thỏa thuận trị giá 7 tỷ NDT. Theo kế hoạch đầu tư, việc mua Tri-Ring của Kingold là một phần trong chiến lược mở rộng sang kinh doanh pin nhiên liệu hydro. Nhưng các nguồn tin thân cận với thỏa thuận này cho biết Kingold đã bị Tri-Ring thu hút vì sở hữu những khu vực đất công nghiệp “vàng” có thể được chuyển đổi sang mục đích thương mại. Một tài liệu đầu tư của Dongguan Trust cho thấy Tri-Ring sở hữu các khu đất ở Vũ Hán và Thâm Quyến trị giá gần 40 tỷ NDT.
Thỏa thuận này đã gây tranh cãi ngay lập tức khi một số nhà thầu đối thủ đặt câu hỏi về tính minh bạch của quy trình đấu thầu và trình độ của Kingold. Theo báo cáo tài chính của Kingold, công ty chỉ có 100 triệu NDT tài sản ròng trong năm 2016 và 2 tỷ NDT trong năm 2017, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng chi trả cho thỏa thuận mua Tri-Ring.
Bất chấp những ồn ào đó, Kingold đã trả 2,8 tỷ NDT cho đợt đầu tiên ngay sau khi công bố thỏa thuận. Phần thứ hai trị giá 2,4 tỷ NDT được thanh toán vài tháng sau đó với số tiền huy động từ công ty tín thác Dongguan Trust.
Tuy nhiên, Kingold đã đối mặt với rắc rối khi không thể tiếp cận tài sản của Tri-Ring vì một loạt các cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào nhà sản xuất phụ tùng ô tô này. Một phần lớn tài sản của Tri-Ring bị đóng băng trong cuộc điều tra và do tranh chấp nợ nần.
Do không thể khai thác được đất vàng của Tri-Ring, tiêu tốn hàng tỉ NDT mà không thể hoàn vốn, chuỗi vốn của Jia cuối cùng đã bị phá vỡ khi ngân hàng Hengfeng thúc trả nợ, dẫn đến một loạt các sự kiện cuối cùng đã đưa lô vàng giả ra ánh sáng.
Kể từ năm 2015, Kingold đã gia tăng phụ thuộc vào vay mượn thế chấp vàng và bắt đầu làm việc với công ty bảo hiểm nhà nước PICC P&C để trang trải các khoản vay. Năm 2016, Kingold vay 11 tỷ NDT, cao gần gấp 16 lần so với con số của năm trước đó. Theo báo cáo tài chính của công ty, tỷ lệ nợ trên tài sản của công ty đã tăng từ 43,4% lên 87,5% từ 2015 đến 2016. Năm 2016, Kingold đã thế chấp 54,7 tấn vàng để vay tiền, cao gấp 7,5 lần so với năm trước.
Một người thân với ông chủ Jia cho biết việc tăng vay tiền một phần là do công ty theo đuổi thương vụ mua công ty Tri-Ring. Năm 2016, chính quyền tỉnh Hồ Bắc đã công bố kế hoạch bán cổ phần Tri-Ring cho các nhà đầu tư tư nhân như một cuộc cải tổ lớn với nhà sản xuất phụ tùng ô tô do chính quyền tỉnh kiểm soát.
Năm 2018, Kingold được chọn làm nhà đầu tư theo một thỏa thuận trị giá 7 tỷ NDT. Theo kế hoạch đầu tư, việc mua Tri-Ring của Kingold là một phần trong chiến lược mở rộng sang kinh doanh pin nhiên liệu hydro. Nhưng các nguồn tin thân cận với thỏa thuận này cho biết Kingold đã bị Tri-Ring thu hút vì sở hữu những khu vực đất công nghiệp “vàng” có thể được chuyển đổi sang mục đích thương mại. Một tài liệu đầu tư của Dongguan Trust cho thấy Tri-Ring sở hữu các khu đất ở Vũ Hán và Thâm Quyến trị giá gần 40 tỷ NDT.
Thỏa thuận này đã gây tranh cãi ngay lập tức khi một số nhà thầu đối thủ đặt câu hỏi về tính minh bạch của quy trình đấu thầu và trình độ của Kingold. Theo báo cáo tài chính của Kingold, công ty chỉ có 100 triệu NDT tài sản ròng trong năm 2016 và 2 tỷ NDT trong năm 2017, làm dấy lên nghi ngờ về khả năng chi trả cho thỏa thuận mua Tri-Ring.
Bất chấp những ồn ào đó, Kingold đã trả 2,8 tỷ NDT cho đợt đầu tiên ngay sau khi công bố thỏa thuận. Phần thứ hai trị giá 2,4 tỷ NDT được thanh toán vài tháng sau đó với số tiền huy động từ công ty tín thác Dongguan Trust.
Tuy nhiên, Kingold đã đối mặt với rắc rối khi không thể tiếp cận tài sản của Tri-Ring vì một loạt các cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào nhà sản xuất phụ tùng ô tô này. Một phần lớn tài sản của Tri-Ring bị đóng băng trong cuộc điều tra và do tranh chấp nợ nần.
Do không thể khai thác được đất vàng của Tri-Ring, tiêu tốn hàng tỉ NDT mà không thể hoàn vốn, chuỗi vốn của Jia cuối cùng đã bị phá vỡ khi ngân hàng Hengfeng thúc trả nợ, dẫn đến một loạt các sự kiện cuối cùng đã đưa lô vàng giả ra ánh sáng.
Lỗi của ai?
Sự tham gia của các công ty bảo hiểm là chìa khóa thành công của các hợp đồng cho vay được thế chấp bằng vàng của Kingold. Các chính sách bảo hiểm được cung cấp bởi các công ty bảo hiểm nhà nước hàng đầu như PICC P&C là một yếu tố chính giúp giải quyết các mối lo ngại rủi ro của người cho vay - một số nguồn tin từ các công ty cho vay cho hay.
"Nếu không có bảo hiểm từ PICC P & C, chúng tôi sẽ không cho Kingold vay vì tài sản thế chấp chỉ được kiểm tra qua các mẫu được chọn ngẫu nhiên", một người nói.
Theo Caixin, chi nhánh Hồ Bắc của PICC P&C cung cấp bảo hiểm cho hầu hết các khoản vay của Kingold. Tất cả các hợp đồng bảo hiểm sẽ hết hạn vào tháng 10/2020.
Lúc này PICC P&C đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện đòi bồi thường từ các chủ nợ của Kingold. Nhưng một phát ngôn viên của PICC P&C cho biết các hợp đồng bảo hiểm này chỉ bao gồm các tổn thất tài sản thế chấp do tai nạn, thảm họa, cướp và trộm cắp.
Wang Guangming, một luật sư tại Văn phòng Luật sư Dacheng, cho biết vấn đề chính trong tranh cãi là điều gì đã xảy ra với vàng thế chấp và bên nào nhận thức được sự giả mạo. Nếu Kingold làm giả các thỏi vàng và cả các công ty bảo hiểm và chủ nợ đều không biết, thì các công ty bảo hiểm nên bồi thường cho các nhà cho vay và kiện Kingold vì gian lận bảo hiểm, luật sư Wang nói. Công ty bảo hiểm cũng có trách nhiệm bồi thường nếu họ biết về trò lừa đảo của Kingold trong khi các chủ nợ không hay biết.
Trong trường hợp Kingold và các chủ nợ đều biết về tài sản thế chấp giả, thì công ty bảo hiểm có thể chấm dứt các chính sách bảo hiểm và kiện các bên lừa đảo. Nhưng nếu cả công ty bảo hiểm cũng tham gia vào vụ lừa đảo, thì tất cả các hợp đồng đều không hợp lệ và mỗi bên đều tự chịu trách nhiệm pháp lý của mình, luật sư Wang nói.
"Nếu không có bảo hiểm từ PICC P & C, chúng tôi sẽ không cho Kingold vay vì tài sản thế chấp chỉ được kiểm tra qua các mẫu được chọn ngẫu nhiên", một người nói.
Theo Caixin, chi nhánh Hồ Bắc của PICC P&C cung cấp bảo hiểm cho hầu hết các khoản vay của Kingold. Tất cả các hợp đồng bảo hiểm sẽ hết hạn vào tháng 10/2020.
Lúc này PICC P&C đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện đòi bồi thường từ các chủ nợ của Kingold. Nhưng một phát ngôn viên của PICC P&C cho biết các hợp đồng bảo hiểm này chỉ bao gồm các tổn thất tài sản thế chấp do tai nạn, thảm họa, cướp và trộm cắp.
Wang Guangming, một luật sư tại Văn phòng Luật sư Dacheng, cho biết vấn đề chính trong tranh cãi là điều gì đã xảy ra với vàng thế chấp và bên nào nhận thức được sự giả mạo. Nếu Kingold làm giả các thỏi vàng và cả các công ty bảo hiểm và chủ nợ đều không biết, thì các công ty bảo hiểm nên bồi thường cho các nhà cho vay và kiện Kingold vì gian lận bảo hiểm, luật sư Wang nói. Công ty bảo hiểm cũng có trách nhiệm bồi thường nếu họ biết về trò lừa đảo của Kingold trong khi các chủ nợ không hay biết.
Trong trường hợp Kingold và các chủ nợ đều biết về tài sản thế chấp giả, thì công ty bảo hiểm có thể chấm dứt các chính sách bảo hiểm và kiện các bên lừa đảo. Nhưng nếu cả công ty bảo hiểm cũng tham gia vào vụ lừa đảo, thì tất cả các hợp đồng đều không hợp lệ và mỗi bên đều tự chịu trách nhiệm pháp lý của mình, luật sư Wang nói.