Theo Reuters, Tổng thống Donald Trump đã hoãn lệnh cấm và cho phép công ty Microsoft tiếp tục đàm phán mua lại nền tảng chia sẻ video TikTok. Đáng chú ý, ông Trump bắt buộc thương vụ phải hoàn thành trước ngày 15/9, khoảng 45 ngày nữa.
Ngày 31/7, ông Trump xác nhận "có thể cấm ngay TikTok" vì những cáo buộc liên quan tới việc đánh cắp dữ liệu người dùng, ảnh hưởng an ninh quốc gia Mỹ. Quyết định của ông Trump nhanh chóng được thay đổi sau cuộc gặp mặt trực tiếp với Satya Nadella, CEO của Microsoft.
Microsoft gần đây thể hiện sự quyết tâm mua lại TikTok, nền tảng có khoảng 100 triệu người dùng hàng tháng tại thị trường Mỹ. Nếu Microsoft có TikTok, công ty này sẽ là một đối trọng mới, đủ sức cạnh tranh với các ông lớn mạng xã hội khác như Facebook và Snap.
Việc phải hoàn thành tất cả hoạt động mua, bán hoặc trao đổi trước ngày 15/9, TikTok có khả năng sẽ là công ty phải chịu thiệt nhất trong thương vụ này.
[headerImage]
Ngày 31/7, ông Trump xác nhận "có thể cấm ngay TikTok" vì những cáo buộc liên quan tới việc đánh cắp dữ liệu người dùng, ảnh hưởng an ninh quốc gia Mỹ. Quyết định của ông Trump nhanh chóng được thay đổi sau cuộc gặp mặt trực tiếp với Satya Nadella, CEO của Microsoft.
Microsoft gần đây thể hiện sự quyết tâm mua lại TikTok, nền tảng có khoảng 100 triệu người dùng hàng tháng tại thị trường Mỹ. Nếu Microsoft có TikTok, công ty này sẽ là một đối trọng mới, đủ sức cạnh tranh với các ông lớn mạng xã hội khác như Facebook và Snap.
Việc phải hoàn thành tất cả hoạt động mua, bán hoặc trao đổi trước ngày 15/9, TikTok có khả năng sẽ là công ty phải chịu thiệt nhất trong thương vụ này.
Buộc phải bán nhanh, TikTok sẽ hạ giá
Thương vụ ByteDance bán TikTok cho Microsoft sẽ được giám sát bởi Ủy ban Đầu tư quốc tế (CFIUS) và một ủy ban kinh tế độc lập khác tại Mỹ.
"Mircosoft đánh giá cao sự quan tâm của Tổng thống Trump, công ty chúng tôi đang cân nhắc mua lại TikTok dưới sự xem xét về bảo mật thông tin người dùng và lợi ích kinh tế cả nước Mỹ", đại diện Microsoft cho biết.
ByteDance sau đó cho biết công ty "đang gặp phải những vấn đề phức tạp và khó tưởng tượng" trên con đường toàn cầu hóa ứng dụng của họ.
Theo Reuters, TikTok đang được những nhà đầu tư ban đầu của ByteDance định giá khoảng 50 tỷ USD, một con số rất lớn nếu so với ứng dụng Snap đang có mức vốn hóa thị trường là 33,6 tỷ USD.
Với việc ông Trump đặt một cột mốc thời gian giao dịch là trước 15/9, đồng thời xác định lý do hoãn là vì tôn trọng quyền lợi kinh tế của Microsoft, TikTok bị đẩy vào tình thế rất khó khăn: phải bán mình cho Microsoft và phải bán nhanh.
Microsoft chưa cho biết số tiền công ty này sẵn sàng bỏ ra và hình thức giao dịch là như thế nào. Nhưng nhiều khả năng, Microsoft có thể ép giá của thương vụ thấp hơn con số 50 tỷ USD rất nhiều để buộc TikTok sớm hoàn thành trước ngày 15/9.
Theo thỏa thuận được đề xuất, Microsoft cho biết họ sẽ tiếp quản các hoạt động của TikTok tại Mỹ, Canada, Australia và New Zealand. Công ty cam kết tất cả dữ liệu người dùng TikTok Mỹ sẽ được đặt tại Mỹ.
"Mircosoft đánh giá cao sự quan tâm của Tổng thống Trump, công ty chúng tôi đang cân nhắc mua lại TikTok dưới sự xem xét về bảo mật thông tin người dùng và lợi ích kinh tế cả nước Mỹ", đại diện Microsoft cho biết.
ByteDance sau đó cho biết công ty "đang gặp phải những vấn đề phức tạp và khó tưởng tượng" trên con đường toàn cầu hóa ứng dụng của họ.
Theo Reuters, TikTok đang được những nhà đầu tư ban đầu của ByteDance định giá khoảng 50 tỷ USD, một con số rất lớn nếu so với ứng dụng Snap đang có mức vốn hóa thị trường là 33,6 tỷ USD.
Với việc ông Trump đặt một cột mốc thời gian giao dịch là trước 15/9, đồng thời xác định lý do hoãn là vì tôn trọng quyền lợi kinh tế của Microsoft, TikTok bị đẩy vào tình thế rất khó khăn: phải bán mình cho Microsoft và phải bán nhanh.
Microsoft chưa cho biết số tiền công ty này sẵn sàng bỏ ra và hình thức giao dịch là như thế nào. Nhưng nhiều khả năng, Microsoft có thể ép giá của thương vụ thấp hơn con số 50 tỷ USD rất nhiều để buộc TikTok sớm hoàn thành trước ngày 15/9.
Theo thỏa thuận được đề xuất, Microsoft cho biết họ sẽ tiếp quản các hoạt động của TikTok tại Mỹ, Canada, Australia và New Zealand. Công ty cam kết tất cả dữ liệu người dùng TikTok Mỹ sẽ được đặt tại Mỹ.
Thuật toán của TikTok có thể bị copy
Theo Reuters, ông Trump ban hành lệnh cấm ứng dụng TikTok có thể sẽ ảnh hưởng tới kết quả của cuộc tranh cử sắp tới của ông, khi nền tảng chia sẻ video này được sử dụng bởi rất nhiều người dùng trẻ. Vì vậy, một số nhà lập pháp của đảng Cộng hòa đã thuyết phục ông Trump để thương vụ Microsoft và TikTok được tiếp tục.
Trang tin China Daily có ý kiến khác khi xác định ByteDance là "nạn nhân" khi chính phủ Mỹ không thể cung cấp bằng chứng chính xác về việc công ty này làm ảnh hưởng an ninh quốc gia Mỹ.
Một vấn đề quan trọng khác của cuộc đàm phán là tách TikTok ra khỏi cơ sở hạ tầng và quyền truy cập của ByteDance nhằm giảm bớt lo ngại của chính phủ Mỹ về tính trọn vẹn của dữ liệu người dùng.
Cũng cần lưu ý, ByteDance có một ứng dụng chia sẻ video ở thị trường Trung Quốc là Douyin, ứng dụng này được ví là "anh em sinh đôi" với TikTok khi cả 2 được phát triển trên cùng một cơ sở dữ liệu và có thuật toán giống hệt nhau.
Đầu năm 2020, công ty Trung Quốc Kunlun Tech đã phải bán lại ứng dụng kết nối bạn bè Grindr với giá 620 triệu USD sau khi bị CFIUS yêu cầu thoái vốn. Năm 2018, CFIUS từng buộc tổ chức China Ant Financial chấm dứt hoạt động mua lại ứng dụng MoneyGram vì lo lắng thương vụ sẽ làm ảnh hưởng tới dữ liệu công dân Mỹ.
ByteDance với sự thành công của TikTok và Douyin, đã được định giá khoảng 140 tỷ USD vào tháng 1/2020. Tuy nhiên, việc liên tiếp bị chính phủ Mỹ lên tiếng chỉ trích về yếu tố bảo mật thông tin người dùng, đặc biệt là sự can thiệp của CFIUS, giá trị của công ty này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tới.
Microsoft cho biết công ty không có ý định chia sẻ tiếp về giá trị trao đổi hoặc những thông tin chi tiết về điều khoản của thương vụ.
"Đó là thương vụ mà nhiều bên cùng có lợi", Lindsey Graham, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bình luận trên Twitter.
Trang tin China Daily có ý kiến khác khi xác định ByteDance là "nạn nhân" khi chính phủ Mỹ không thể cung cấp bằng chứng chính xác về việc công ty này làm ảnh hưởng an ninh quốc gia Mỹ.
Một vấn đề quan trọng khác của cuộc đàm phán là tách TikTok ra khỏi cơ sở hạ tầng và quyền truy cập của ByteDance nhằm giảm bớt lo ngại của chính phủ Mỹ về tính trọn vẹn của dữ liệu người dùng.
Cũng cần lưu ý, ByteDance có một ứng dụng chia sẻ video ở thị trường Trung Quốc là Douyin, ứng dụng này được ví là "anh em sinh đôi" với TikTok khi cả 2 được phát triển trên cùng một cơ sở dữ liệu và có thuật toán giống hệt nhau.
Đầu năm 2020, công ty Trung Quốc Kunlun Tech đã phải bán lại ứng dụng kết nối bạn bè Grindr với giá 620 triệu USD sau khi bị CFIUS yêu cầu thoái vốn. Năm 2018, CFIUS từng buộc tổ chức China Ant Financial chấm dứt hoạt động mua lại ứng dụng MoneyGram vì lo lắng thương vụ sẽ làm ảnh hưởng tới dữ liệu công dân Mỹ.
ByteDance với sự thành công của TikTok và Douyin, đã được định giá khoảng 140 tỷ USD vào tháng 1/2020. Tuy nhiên, việc liên tiếp bị chính phủ Mỹ lên tiếng chỉ trích về yếu tố bảo mật thông tin người dùng, đặc biệt là sự can thiệp của CFIUS, giá trị của công ty này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tới.
Microsoft cho biết công ty không có ý định chia sẻ tiếp về giá trị trao đổi hoặc những thông tin chi tiết về điều khoản của thương vụ.
Vì sao Mỹ quyết diệt TikTok?
Tổng thống Donald Trump khẳng định sẽ cấm TikTok hoạt động ở Mỹ ngay cuối tuần này. Ứng dụng video đến từ ByteDance trở thành biểu tượng của "mối đe dọa Trung Quốc".
Trong nhiều năm qua, mạng Internet trở thành "lãnh địa" của các tập đoàn Mỹ như Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon, Microsoft và Facebook. TikTok là công ty Trung Quốc đầu tiên đạt bước đột phá trên thị trường toàn cầu theo cách mà Alibaba, Baidu hay Tencent chưa thể làm nổi.
Chính quyền Washington lo ngại Bắc Kinh sẽ sử dụng TikTok để thu thập hình và thông tin của người Mỹ trong các chiến dịch tình báo. Mối quan hệ Mỹ - Trung đang xấu đi nghiêm trọng vì cuộc thương chiến và dịch Covid-19, và TikTok trở thành mặt trận mới trong cuộc đối đầu này.
Theo hãng nghiên cứu Sensor Tower, đến nay TikTok được tải 165 triệu lần tại Mỹ và hơn 2 tỷ lần trên phạm vi toàn cầu. Nhận thấy mối quan hệ Mỹ - Trung ngày càng xấu đi, CEO ByteDance Trương Nhất Minh xác định TikTok là một nền tảng quốc tế. TikTok chưa bao giờ hoạt động tại Trung Quốc, ByteDance có một phiên bản nội địa mang tên Douyin.
Trong thời gian qua, CEO Trương nỗ lực tìm cách xoa dịu những lo ngại của Mỹ. Đội ngũ quản lý thị trường Mỹ của TikTok được đưa ra khỏi Trung Quốc và đến Mỹ. Hồi tháng 3, ông Trương thuê nhà vận động hành lang nổi tiếng Michael Beckerman để tiếp cận các quan chức Washington. Đến tháng 5, cựu lãnh đạo Dinsey Kevin Mayer được bổ nhiệm làm CEO TikTok.
Tuy nhiên, chừng đó là không đủ để thuyết phục các quan chức Mỹ. Thượng nghị sĩ Josh Hawley mô tả những nỗ lực tu sửa của TikTok là "lố bịch" và nhấn mạnh "đó vẫn luôn là một công ty Trung Quốc". Đồng quan điểm, luật sư Dan Harris của hãng Harris Bricken bình luận: "Có lẽ nhân sự TikTok chỉ muốn kinh doanh để sinh lãi. Nhưng nếu hiểu cách Trung Quốc hành động, không ai có thể quả quyết rằng TikTok là an toàn".
Hồi tháng 3, Thượng nghị sĩ Hawley trình dự luật cấm nhân viên chính phủ Mỹ sử dụng TikTok. Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu quân nhân xóa bỏ ứng dụng này khỏi điện thoại. Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ đã mở cuộc điều tra vụ ByteDance mua ứng dụng Musical.ly.
"Các tốt nhất với ByteDance là bán TikTok cho một công ty Mỹ", Thượng nghị sĩ Hawley khẳng định. Nguồn tin Bloomberg cho biết Microsoft đang đàm phán để mua lại TikTok. Ước tính định giá của TikTok hiện vào khoảng 50 tỷ USD, cao gấp 50 lần so với doanh thu 1 tỷ USD dự kiến năm nay.
"Người dân Mỹ cần lo ngại với TikTok, bởi đó là công cụ giám sát của chính quyền Trung Quốc. Đó là con ngựa gỗ thành Troy trong điện thoại của mọi người", The Atlantic dẫn lời Thượng nghị sĩ Josh Hawley khẳng định.
Trong nhiều năm qua, mạng Internet trở thành "lãnh địa" của các tập đoàn Mỹ như Alphabet (công ty mẹ của Google), Amazon, Microsoft và Facebook. TikTok là công ty Trung Quốc đầu tiên đạt bước đột phá trên thị trường toàn cầu theo cách mà Alibaba, Baidu hay Tencent chưa thể làm nổi.
Chính quyền Washington lo ngại Bắc Kinh sẽ sử dụng TikTok để thu thập hình và thông tin của người Mỹ trong các chiến dịch tình báo. Mối quan hệ Mỹ - Trung đang xấu đi nghiêm trọng vì cuộc thương chiến và dịch Covid-19, và TikTok trở thành mặt trận mới trong cuộc đối đầu này.
Theo hãng nghiên cứu Sensor Tower, đến nay TikTok được tải 165 triệu lần tại Mỹ và hơn 2 tỷ lần trên phạm vi toàn cầu. Nhận thấy mối quan hệ Mỹ - Trung ngày càng xấu đi, CEO ByteDance Trương Nhất Minh xác định TikTok là một nền tảng quốc tế. TikTok chưa bao giờ hoạt động tại Trung Quốc, ByteDance có một phiên bản nội địa mang tên Douyin.
Trong thời gian qua, CEO Trương nỗ lực tìm cách xoa dịu những lo ngại của Mỹ. Đội ngũ quản lý thị trường Mỹ của TikTok được đưa ra khỏi Trung Quốc và đến Mỹ. Hồi tháng 3, ông Trương thuê nhà vận động hành lang nổi tiếng Michael Beckerman để tiếp cận các quan chức Washington. Đến tháng 5, cựu lãnh đạo Dinsey Kevin Mayer được bổ nhiệm làm CEO TikTok.
Tuy nhiên, chừng đó là không đủ để thuyết phục các quan chức Mỹ. Thượng nghị sĩ Josh Hawley mô tả những nỗ lực tu sửa của TikTok là "lố bịch" và nhấn mạnh "đó vẫn luôn là một công ty Trung Quốc". Đồng quan điểm, luật sư Dan Harris của hãng Harris Bricken bình luận: "Có lẽ nhân sự TikTok chỉ muốn kinh doanh để sinh lãi. Nhưng nếu hiểu cách Trung Quốc hành động, không ai có thể quả quyết rằng TikTok là an toàn".
Hồi tháng 3, Thượng nghị sĩ Hawley trình dự luật cấm nhân viên chính phủ Mỹ sử dụng TikTok. Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu quân nhân xóa bỏ ứng dụng này khỏi điện thoại. Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ đã mở cuộc điều tra vụ ByteDance mua ứng dụng Musical.ly.
"Các tốt nhất với ByteDance là bán TikTok cho một công ty Mỹ", Thượng nghị sĩ Hawley khẳng định. Nguồn tin Bloomberg cho biết Microsoft đang đàm phán để mua lại TikTok. Ước tính định giá của TikTok hiện vào khoảng 50 tỷ USD, cao gấp 50 lần so với doanh thu 1 tỷ USD dự kiến năm nay.
Công ty công nghệ Trung Quốc sẽ khó có đất sống tại Mỹ
Nguồn tin Bloomberg cho biết ByteDance - công ty mẹ của TikTok ở Trung Quốc - đã chi 500.000 USD cho chiến dịch vận động hành lang tại Washington trong quý II vừa qua. ByteDance cũng tách hoàn toàn hoạt động của TikTok khỏi Trung Quốc, đồng thời cam kết sẽ tuyển dụng 10.000 lao động ở Mỹ.
Công ty Trung Quốc cũng khẳng định sẽ không bao giờ chuyển dữ liệu của công dân Mỹ cho chính quyền Bắc Kinh. Tuy nhiên, chừng đó là không đủ để TikTok sống sót tại Mỹ. Kể cả trong trường hợp Microsoft mua lại TikTok, tình trạng căng thẳng vẫn sẽ tiếp diễn.
"Nếu TikTok trở thành công ty Mỹ thì chúng ta cũng chẳng được lợi gì", ông Peter Navarro, cố vấn thương mại của Tổng thống Trump tuyên bố. "Bởi khi đó, chúng ta sẽ phải trả cho Trung Quốc là tỷ USD để TikTok được hoạt động tại Mỹ" (TikTok được định giá khoảng 50 tỷ USD).
Giới quan sát nhận định ByteDance đối mặt với một vấn đề hoàn toàn không thể giải quyết. Với Mỹ, công ty mẹ của TikTok là một doanh nghiệp Trung Quốc, phải tuân thủ các quy định của chính quyền Bắc Kinh. Và đây cũng sẽ là vấn đề chung của hàng loạt công ty công nghệ Trung Quốc có tham vọng vươn tầm toàn cầu.
Trên thực tế, luật pháp Mỹ và Nhật Bản cho phép chính phủ truy cập thông tin cá nhân người dân, nhưng thường chỉ trong trường hợp đặc biệt như điều tra tội phạm và khủng bố. Trong khi đó, Mỹ và phương Tây cho rằng các công ty Trung Quốc luôn phải đáp ứng mọi yêu cầu của chính quyền Bắc Kinh.
Mỹ không phải là quốc gia duy nhất dè chừng các công ty công nghệ Trung Quốc. Ấn Độ đã cấm hơn 58 ứng dụng di động của Trung Quốc, bao gồm TikTok, WeChat và Likee vì vấn đề an ninh quốc gia. Australia cũng đang cân nhắc lệnh cấm tương tự.
TikTok được đánh giá là dịch vụ Internet Trung Quốc đầu tiên vươn ra phạm vi toàn cầu. Trước những lùm xùm thời gian qua, TikTok thu hút 70 triệu người dùng ở Mỹ, 200 triệu tại Ấn Độ và 10 triệu ở Nhật Bản. Công ty mẹ ByteDance cũng đượcCB Insights đánh giá là kỳ lân công nghệ lớn nhất thế giới với mức định giá 140 tỷ USD.
Vẫn khiêm tốn so với các đại gia công nghệ Trung Quốc như Baidu, Alibaba và Tencent, ByteDance tạo khi khác biệt khi phụ thuộc rất ít vào thị trường Trung Quốc nội địa.
Và có không ít công ty Trung Quốc khác cũng đang lăm le tiếp bước TikTok trong cuộc đua vươn ra sân chơi toàn cầu. Các ứng dụng video Zynn và Likee đã bước đầu xâm nhập vào thị trường Mỹ và sớm muộn cũng sẽ rơi vào tầm ngắm như TikTok.
Likee của Joyy Inc cũng sử dụng "bí kíp" của TikTok là nhấn mạnh rằng ứng dụng này hoạt động độc lập bên ngoài Trung Quốc. Trong khi đó, Zynn của công ty khởi nghiệp Kuaishou che giấu nguồn gốc Trung Quốc trong một thời gian dài.
Đại gia Tencent cũng đang tìm cách nhảy vào thị trường mạng xã hội Mỹ khi lặng lẽ thử nghiệm mạng lưới streaming di động với thương hiệu Trovo Live. Ứng dụng WeChat với 1,2 tỷ người dùng toàn cầu, một phần ở Mỹ, cũng bắt đầu rơi vào tầm ngắm của Washington.
Công ty Trung Quốc cũng khẳng định sẽ không bao giờ chuyển dữ liệu của công dân Mỹ cho chính quyền Bắc Kinh. Tuy nhiên, chừng đó là không đủ để TikTok sống sót tại Mỹ. Kể cả trong trường hợp Microsoft mua lại TikTok, tình trạng căng thẳng vẫn sẽ tiếp diễn.
"Nếu TikTok trở thành công ty Mỹ thì chúng ta cũng chẳng được lợi gì", ông Peter Navarro, cố vấn thương mại của Tổng thống Trump tuyên bố. "Bởi khi đó, chúng ta sẽ phải trả cho Trung Quốc là tỷ USD để TikTok được hoạt động tại Mỹ" (TikTok được định giá khoảng 50 tỷ USD).
Giới quan sát nhận định ByteDance đối mặt với một vấn đề hoàn toàn không thể giải quyết. Với Mỹ, công ty mẹ của TikTok là một doanh nghiệp Trung Quốc, phải tuân thủ các quy định của chính quyền Bắc Kinh. Và đây cũng sẽ là vấn đề chung của hàng loạt công ty công nghệ Trung Quốc có tham vọng vươn tầm toàn cầu.
Trên thực tế, luật pháp Mỹ và Nhật Bản cho phép chính phủ truy cập thông tin cá nhân người dân, nhưng thường chỉ trong trường hợp đặc biệt như điều tra tội phạm và khủng bố. Trong khi đó, Mỹ và phương Tây cho rằng các công ty Trung Quốc luôn phải đáp ứng mọi yêu cầu của chính quyền Bắc Kinh.
Mỹ không phải là quốc gia duy nhất dè chừng các công ty công nghệ Trung Quốc. Ấn Độ đã cấm hơn 58 ứng dụng di động của Trung Quốc, bao gồm TikTok, WeChat và Likee vì vấn đề an ninh quốc gia. Australia cũng đang cân nhắc lệnh cấm tương tự.
TikTok được đánh giá là dịch vụ Internet Trung Quốc đầu tiên vươn ra phạm vi toàn cầu. Trước những lùm xùm thời gian qua, TikTok thu hút 70 triệu người dùng ở Mỹ, 200 triệu tại Ấn Độ và 10 triệu ở Nhật Bản. Công ty mẹ ByteDance cũng đượcCB Insights đánh giá là kỳ lân công nghệ lớn nhất thế giới với mức định giá 140 tỷ USD.
Vẫn khiêm tốn so với các đại gia công nghệ Trung Quốc như Baidu, Alibaba và Tencent, ByteDance tạo khi khác biệt khi phụ thuộc rất ít vào thị trường Trung Quốc nội địa.
Và có không ít công ty Trung Quốc khác cũng đang lăm le tiếp bước TikTok trong cuộc đua vươn ra sân chơi toàn cầu. Các ứng dụng video Zynn và Likee đã bước đầu xâm nhập vào thị trường Mỹ và sớm muộn cũng sẽ rơi vào tầm ngắm như TikTok.
Likee của Joyy Inc cũng sử dụng "bí kíp" của TikTok là nhấn mạnh rằng ứng dụng này hoạt động độc lập bên ngoài Trung Quốc. Trong khi đó, Zynn của công ty khởi nghiệp Kuaishou che giấu nguồn gốc Trung Quốc trong một thời gian dài.
Đại gia Tencent cũng đang tìm cách nhảy vào thị trường mạng xã hội Mỹ khi lặng lẽ thử nghiệm mạng lưới streaming di động với thương hiệu Trovo Live. Ứng dụng WeChat với 1,2 tỷ người dùng toàn cầu, một phần ở Mỹ, cũng bắt đầu rơi vào tầm ngắm của Washington.
Trung Quốc nổi giận vì Microsoft đàm phán mua TikTok
Truyền thông Trung Quốc ví thương vụ Microsoft và TikTok như ‘cưỡng đoạt con khỏi vòng tay mẹ’, còn cư dân mạng nước này tức giận vì ByteDance ‘quỳ gối’ quá nhanh.
“ByteDance đồng ý thoái vốn tại TikTok ở Mỹ” là một trong các chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc vào ngày 3/8, thu hút 920 triệu lượt xem. Một số cư dân mạng chỉ trích ByteDance vì không thể hiện sự dũng cảm như đồng hương Huawei, vốn cũng mắt kẹt trong căng thẳng Mỹ - Trung.
Tài khoản Weibo của nhà sáng lập TikTok đã tạm dừng hoạt động, có lẽ để ngăn chặn cộng đồng mạng hung dữ tràn vào mọi bài viết.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 31/7 đe dọa cấm TikTok sớm nhất có thể. TikTok trở thành mục tiêu của chính phủ Mỹ vì nguy cơ an ninh quốc gia. Lối thoát mà ByteDance lựa chọn để cứu TikTok tại Mỹ là bán ứng dụng video ngắn cho một người mua tiềm năng, ở đây là Microsoft. TikTok được các nhà đầu tư định giá khoảng 50 tỷ USD. Microsoft cũng đã lên tiếng xác nhận đang đàm phán để mua lại TikTok. Ông Trump cho hai bên 45 ngày để thống nhất thỏa thuận.
Nếu mua lại TikTok - ứng dụng được 100 triệu người dùng Mỹ sử dụng – Microsoft có cơ hội hiếm hoi “chung mâm” với các ông lớn mạng xã hội khác như Facebook, Snap. Cổ phiếu của Microsoft đã tăng gần 3% trong phiên giao dịch sớm ngày 3/8.
ByteDance không công khai về thương vụ song đã gửi thư cho nhân viên về vấn đề này. Theo Reuters, trong đó, Trương Nhất Minh nói rằng công ty đã bắt đầu đàm phán với một công ty công nghệ để mở đường cho TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ. Dù vậy, một vụ mua bán làm thỏa mãn tất cả các bên là yêu cầu quá cao và có thể dẫn tới các vụ kiện tụng không ngừng nghỉ nếu kết quả bất lợi cho một nhà đầu tư nào hiện tại.
Fred Hu, Chủ tịch Primavera Capital Group, một nhà đầu tư của ByteDance, cho rằng bán phần lớn hoạt động của TikTok vào thời kỳ đầu tăng trưởng không hề tốt với công ty. Ông nhận định ByteDance là “nạn nhân ngây tơ” của chính trị và địa chính trị. Trong khi đó, một quan chức ngân hàng giấu tên bình luận đây không phải thương vụ M&A thông thường và rất khó dự đoán. Phải làm thế nào để khiến Washington hài lòng, không khiến ông Trump tức giận trở thành câu hỏi khó.
Trong thư gửi nhân viên, Trương Nhất Minh thừa nhận ByteDance không đồng tình với lập trường của Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ rằng họ phải thoái vốn hoàn toàn khỏi TikTok. Tuy nhiên, họ phải đặt quyết định trong môi trường vĩ mô.
Ngoài cư dân mạng, thông tin Microsoft muốn mua TikTok cũng khiến truyền thông Trung Quốc nổi giận. Một tờ báo ví chuyện này như “cưỡng đoạt con khỏi vòng tay ByteDance”. Thời báo Hoàn cầu lên bài bình luận cho rằng đe dọa cấm TikTok của Washington cũng như hành động đưa Huawei vào danh sách đen là nhằm kìm hãm tăng trưởng của công nghệ Trung Quốc, vốn có khả năng thách thức vị thế công nghệ cao của Mỹ. “Mỹ đang cố gắng củng cố trật tự thế giới công nghệ cao mà trong đó, họ là trung tâm”, Thời báo Hoàn cầu viết.
Bài báo thứ hai cũng trên Thời báo Hoàn cầu do Tổng biên tập Hồ Tích Tiến nhắc lại luận điệu của bài báo đầu tiên khi cho rằng nỗ lực cấm TikTok tại Mỹ là do lo ngại thành công của TikTok đe dọa sự thống trị của Mỹ trong giới công nghệ. Ông Hồ còn nhận định Tống thống Trump muốn cấm TikTok vì ứng dụng phổ biến trong giới trẻ, những người không ủng hộ ông và có thể sử dụng ứng dụng để gây nguy hiểm cho cơ hội tái tranh cử của ông vào tháng 11. Ông Hồ khẳng định nó đại diện cho sự bất nhất nghiêm trọng trong giá trị Mỹ truyền thống và thể hiện bộ mặt đạo đức giả của Mỹ.
Tờ China Daily hôm 4/8 viết Trung Quốc sẽ không chấp nhận hành vi “đánh cắp” một hãng công nghệ Trung Quốc và có thể đáp trả hành động ép bán TikTok cho Microsoft của Washington. Tờ này cho rằng với việc “bắt nạt” các hãng công nghệ Trung Quốc, Mỹ không cho Trung Quốc lựa chọn nào khác ngoài “chiến đấu sinh tử” trong lĩnh vực công nghệ.
Song, theo TechCrunch, chính phủ Trung Quốc không thể làm gì nhiều để trả đũa do thực tế các công ty Internet lớn của Mỹ đều không hiện diện đáng kể tại đây. Bắc Kinh cũng có ít động lực để đứng về phía ByteDance. Không như Huawei – công ty cung ứng “xương sống” cho các mạng viễn thông, ByteDance còn lâu mới được gọi là “nhà vô địch quốc gia”. Xét cho cùng, thuật toán của ByteDance chỉ được dùng để người dùng “dán mắt” vào màn hình.
“ByteDance đồng ý thoái vốn tại TikTok ở Mỹ” là một trong các chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc vào ngày 3/8, thu hút 920 triệu lượt xem. Một số cư dân mạng chỉ trích ByteDance vì không thể hiện sự dũng cảm như đồng hương Huawei, vốn cũng mắt kẹt trong căng thẳng Mỹ - Trung.
Một bình luận được “thích” hơn 5.000 lần có nội dung: “ByteDance quỳ gối nhanh tới mức thậm chí còn không chờ chính phủ trả đũa”. Bình luận khác nhận về hơn 3.600 “like” khi viết: “Trương Nhất Minh (CEO ByteDance – PV) từng khen ngợi Mỹ vì cho phép tranh luận… Bây giờ anh ta bị ăn tát rồi, tại sao không đi mà tranh luận với Mỹ đi”.
Tài khoản Weibo của nhà sáng lập TikTok đã tạm dừng hoạt động, có lẽ để ngăn chặn cộng đồng mạng hung dữ tràn vào mọi bài viết.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 31/7 đe dọa cấm TikTok sớm nhất có thể. TikTok trở thành mục tiêu của chính phủ Mỹ vì nguy cơ an ninh quốc gia. Lối thoát mà ByteDance lựa chọn để cứu TikTok tại Mỹ là bán ứng dụng video ngắn cho một người mua tiềm năng, ở đây là Microsoft. TikTok được các nhà đầu tư định giá khoảng 50 tỷ USD. Microsoft cũng đã lên tiếng xác nhận đang đàm phán để mua lại TikTok. Ông Trump cho hai bên 45 ngày để thống nhất thỏa thuận.
Nếu mua lại TikTok - ứng dụng được 100 triệu người dùng Mỹ sử dụng – Microsoft có cơ hội hiếm hoi “chung mâm” với các ông lớn mạng xã hội khác như Facebook, Snap. Cổ phiếu của Microsoft đã tăng gần 3% trong phiên giao dịch sớm ngày 3/8.
ByteDance không công khai về thương vụ song đã gửi thư cho nhân viên về vấn đề này. Theo Reuters, trong đó, Trương Nhất Minh nói rằng công ty đã bắt đầu đàm phán với một công ty công nghệ để mở đường cho TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ. Dù vậy, một vụ mua bán làm thỏa mãn tất cả các bên là yêu cầu quá cao và có thể dẫn tới các vụ kiện tụng không ngừng nghỉ nếu kết quả bất lợi cho một nhà đầu tư nào hiện tại.
Fred Hu, Chủ tịch Primavera Capital Group, một nhà đầu tư của ByteDance, cho rằng bán phần lớn hoạt động của TikTok vào thời kỳ đầu tăng trưởng không hề tốt với công ty. Ông nhận định ByteDance là “nạn nhân ngây tơ” của chính trị và địa chính trị. Trong khi đó, một quan chức ngân hàng giấu tên bình luận đây không phải thương vụ M&A thông thường và rất khó dự đoán. Phải làm thế nào để khiến Washington hài lòng, không khiến ông Trump tức giận trở thành câu hỏi khó.
Trong thư gửi nhân viên, Trương Nhất Minh thừa nhận ByteDance không đồng tình với lập trường của Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ rằng họ phải thoái vốn hoàn toàn khỏi TikTok. Tuy nhiên, họ phải đặt quyết định trong môi trường vĩ mô.
Ngoài cư dân mạng, thông tin Microsoft muốn mua TikTok cũng khiến truyền thông Trung Quốc nổi giận. Một tờ báo ví chuyện này như “cưỡng đoạt con khỏi vòng tay ByteDance”. Thời báo Hoàn cầu lên bài bình luận cho rằng đe dọa cấm TikTok của Washington cũng như hành động đưa Huawei vào danh sách đen là nhằm kìm hãm tăng trưởng của công nghệ Trung Quốc, vốn có khả năng thách thức vị thế công nghệ cao của Mỹ. “Mỹ đang cố gắng củng cố trật tự thế giới công nghệ cao mà trong đó, họ là trung tâm”, Thời báo Hoàn cầu viết.
Bài báo thứ hai cũng trên Thời báo Hoàn cầu do Tổng biên tập Hồ Tích Tiến nhắc lại luận điệu của bài báo đầu tiên khi cho rằng nỗ lực cấm TikTok tại Mỹ là do lo ngại thành công của TikTok đe dọa sự thống trị của Mỹ trong giới công nghệ. Ông Hồ còn nhận định Tống thống Trump muốn cấm TikTok vì ứng dụng phổ biến trong giới trẻ, những người không ủng hộ ông và có thể sử dụng ứng dụng để gây nguy hiểm cho cơ hội tái tranh cử của ông vào tháng 11. Ông Hồ khẳng định nó đại diện cho sự bất nhất nghiêm trọng trong giá trị Mỹ truyền thống và thể hiện bộ mặt đạo đức giả của Mỹ.
Tờ China Daily hôm 4/8 viết Trung Quốc sẽ không chấp nhận hành vi “đánh cắp” một hãng công nghệ Trung Quốc và có thể đáp trả hành động ép bán TikTok cho Microsoft của Washington. Tờ này cho rằng với việc “bắt nạt” các hãng công nghệ Trung Quốc, Mỹ không cho Trung Quốc lựa chọn nào khác ngoài “chiến đấu sinh tử” trong lĩnh vực công nghệ.
Song, theo TechCrunch, chính phủ Trung Quốc không thể làm gì nhiều để trả đũa do thực tế các công ty Internet lớn của Mỹ đều không hiện diện đáng kể tại đây. Bắc Kinh cũng có ít động lực để đứng về phía ByteDance. Không như Huawei – công ty cung ứng “xương sống” cho các mạng viễn thông, ByteDance còn lâu mới được gọi là “nhà vô địch quốc gia”. Xét cho cùng, thuật toán của ByteDance chỉ được dùng để người dùng “dán mắt” vào màn hình.
Nguồn https://zingnews.vn/tong-thong-trump-cao-tay-ep-tiktok-ban-minh-trong-45-ngay-ra-sao-post1115133.html
https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-trung-quoc-noi-gian-vi-microsoft-dam-phan-mua-tiktok-260409.html[headerImage]