Sử dụng mạng xã hội LinkedIn, Dickson Yeo đã thu hút hàng trăm ‘ứng cử viên tiềm năng’ nhằm phục vụ cho công tác gián điệp vào chính phủ Mỹ để gửi về Trung Quốc.
Ngày 25/7, Bộ Tư Pháp Mỹ cáo buộc một gián điệp người Singapore với tội danh lợi dụng mạng xã hội LinkedIn để thu thập thông tin nội bộ Mỹ cho tình báo Trung Quốc.
Jun Wei Yeo, còn có tên là Dickson Yeo, 39 tuổi, Tiến sĩ tốt nghiệp Viện Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore đã thừa nhận sử dụng công việc tư vấn chính trị ở Mỹ như bình phong để thu thập thông tin cho tình báo Trung Quốc.
Yeo thừa nhận đã làm việc từ năm 2015 đến 2019 cho tình báo Trung Quốc "để phát hiện và đánh giá những người Mỹ có quyền truy cập vào thông tin không công khai có giá trị, bao gồm nhân viên chính phủ và quân đội Mỹ".
Yeo nhận tội vài ngày sau khi Mỹ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở Houston, cáo buộc đây là trung tâm gián điệp nhằm đánh cắp công nghệ và sở hữu trí tuệ của Mỹ. Washington cũng bắt 4 học giả Trung Quốc trong những tuần gần đây, buộc tội họ nói dối về mối quan hệ với quân đội Trung Quốc khi khai đơn xin thị thực. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Yeo sẽ tội danh “điệp viên bất hợp pháp của một chính quyền nước ngoài” và đối mặt với bản án lên đến 10 năm.
Trợ lý Tổng chưởng lý Hoa Kỳ John Demers cho rằng trường hợp này là một ví dụ điển hình về cách mà Trung Quốc lợi dụng “sự cởi mở của xã hội Mỹ” và sử dụng “những quốc gia khác làm bàn đạp tiếp cận công dân Mỹ” cho mục đích bất chính
Ông Bilahari Kausikan, cựu Bí thư Thường trực của Bộ Ngoại giao Singapore nhận định Dickson Yeo hoàn toàn ý thức được anh đang làm việc cho các cơ quan tình báo Trung Quốc.
Ông bày tỏ sự bất ngờ và thất vọng khi biết kẻ liên quan đến vụ ăn cắp thông tin mật lại mang quốc tịch Singapore. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh tiếng và vị thế của Singapore đối với chính phủ Mỹ và có thể làm dấy lên những nghi ngờ trong lòng xã hội Mỹ.Danger
Khi được hỏi về Dickson Yeo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói ông không biết về vấn đề này, đồng thời nhận định Mỹ thường xuyên "thổi phồng" những vấn đề liên quan đến gián điệp như này.
Ông Uông Văn Bân cũng kêu gọi Mỹ ngừng sử dụng cái gọi là vấn đề gián điệp để bôi nhọ Trung Quốc.
Ngày 25/7, Bộ Tư Pháp Mỹ cáo buộc một gián điệp người Singapore với tội danh lợi dụng mạng xã hội LinkedIn để thu thập thông tin nội bộ Mỹ cho tình báo Trung Quốc.
Jun Wei Yeo, còn có tên là Dickson Yeo, 39 tuổi, Tiến sĩ tốt nghiệp Viện Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore đã thừa nhận sử dụng công việc tư vấn chính trị ở Mỹ như bình phong để thu thập thông tin cho tình báo Trung Quốc.
Yeo thừa nhận đã làm việc từ năm 2015 đến 2019 cho tình báo Trung Quốc "để phát hiện và đánh giá những người Mỹ có quyền truy cập vào thông tin không công khai có giá trị, bao gồm nhân viên chính phủ và quân đội Mỹ".
Yeo nhận tội vài ngày sau khi Mỹ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở Houston, cáo buộc đây là trung tâm gián điệp nhằm đánh cắp công nghệ và sở hữu trí tuệ của Mỹ. Washington cũng bắt 4 học giả Trung Quốc trong những tuần gần đây, buộc tội họ nói dối về mối quan hệ với quân đội Trung Quốc khi khai đơn xin thị thực. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Yeo sẽ tội danh “điệp viên bất hợp pháp của một chính quyền nước ngoài” và đối mặt với bản án lên đến 10 năm.
Chân dung gián điệp sa lưới
Yeo được tình báo Trung Quốc tuyển mộ khi đang là học giả tại Đại học Quốc gia Singapore. Ông đã nghiên cứu và viết về sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc để mở rộng mạng lưới thương mại toàn cầu.
Theo tài liệu của Tòa án Mỹ, sau bài thuyết trình của mình trước giới học thuật Trung Quốc năm 2015, Jun Wei Yeo đã được một số người, tự giới thiệu làm trong các tổ chức nghiên cứu vận động chính sách của Trung Quốc tới bắt chuyện. Họ đề nghị trả cho ông mức thù lao cao nếu có thể "cung cấp các báo cáo và thông tin chính trị" mà chỉ những người trong cuộc mới biết.
Cũng theo tài liệu trên, Yeo đã sớm nhận ra rằng những người này là điệp viên tình báo Trung Quốc nhưng vẫn giữ liên lạc với họ. Lúc đầu, Yeo được họ yêu cầu tìm kiếm thông tin về những nước Đông Nam Á nhưng sau đó lại chuyển hướng mục tiêu sang Mỹ, thu thập thông tin về Bộ Thương mại Mỹ, trí tuệ nhân tạo và cuộc khủng hoảng thương mại Mỹ-Trung.
Yeo thừa nhận hoàn toàn biết mình đang làm việc cho tình báo Trung Quốc, đã gặp gỡ các đặc vụ hàng chục lần và được biệt đãi khi tới Trung Quốc. Yeo bị bắt sau khi bay đến Mỹ vào tháng 11/2019. Bộ Tư pháp Mỹ cho biết Yeo sẽ bị kết án vào tháng 10.
Cũng theo tài liệu trên, Yeo đã sớm nhận ra rằng những người này là điệp viên tình báo Trung Quốc nhưng vẫn giữ liên lạc với họ. Lúc đầu, Yeo được họ yêu cầu tìm kiếm thông tin về những nước Đông Nam Á nhưng sau đó lại chuyển hướng mục tiêu sang Mỹ, thu thập thông tin về Bộ Thương mại Mỹ, trí tuệ nhân tạo và cuộc khủng hoảng thương mại Mỹ-Trung.
Yeo thừa nhận hoàn toàn biết mình đang làm việc cho tình báo Trung Quốc, đã gặp gỡ các đặc vụ hàng chục lần và được biệt đãi khi tới Trung Quốc. Yeo bị bắt sau khi bay đến Mỹ vào tháng 11/2019. Bộ Tư pháp Mỹ cho biết Yeo sẽ bị kết án vào tháng 10.
LinkedIn - bình phong để săn tìm mục tiêu tại Mỹ
Để tìm kiếm mục tiêu ở Mỹ, Jun Wei Yeo đã sử dụng mạng xã hội LinkedIn, tạo tài khoản một công ty tư vấn giả, đóng vai một nhà học thuật nhằm tuyển mộ nhân viên.
LinkedIn là mạng xã hội chuyên được sử dụng để tìm kiếm việc làm, với số lượng người dùng lên đến hơn 700 triệu. Nền tảng này được mô tả đơn thuần là một “mạng lưới kết nối chuyên nghiệp”, nơi hầu hết những người đã từng làm trong chính phủ, quân đội Mỹ tiết lộ công khai chi tiết lịch sử làm việc của họ trên mạng xã hội này để kiếm được những công việc lương cao trong khu vực tư nhân.
Việc này đã tạo cơ hội cho những cơ quan tình báo nước ngoài khai thác thông tin. Năm 2018, Trưởng cơ quan Chống Tình báo Mỹ đã cảnh báo về những “hành động hung hãn” từ Bắc Kinh trên những nền tảng mạng xã hội này của Microsoft, một trong ít mạng xã hội phương Tây không bị chặn ở Trung Quốc.
Trước đó, năm 2017, cơ quan tình báo Đức cũng cáo buộc các đặc vụ Trung Quốc lợi dụng LinkedIn để nhằm mục tiêu vào 10.000 người dân Đức. LinkedIn không phản hồi lại bất kỳ bình luận nào cho câu chuyện này, nhưng trang mạng này chia sẻ sẽ tiến hành một loạt các biện pháp để ngăn chặn các hoạt động bất chính.
LinkedIn là mạng xã hội chuyên được sử dụng để tìm kiếm việc làm, với số lượng người dùng lên đến hơn 700 triệu. Nền tảng này được mô tả đơn thuần là một “mạng lưới kết nối chuyên nghiệp”, nơi hầu hết những người đã từng làm trong chính phủ, quân đội Mỹ tiết lộ công khai chi tiết lịch sử làm việc của họ trên mạng xã hội này để kiếm được những công việc lương cao trong khu vực tư nhân.
Việc này đã tạo cơ hội cho những cơ quan tình báo nước ngoài khai thác thông tin. Năm 2018, Trưởng cơ quan Chống Tình báo Mỹ đã cảnh báo về những “hành động hung hãn” từ Bắc Kinh trên những nền tảng mạng xã hội này của Microsoft, một trong ít mạng xã hội phương Tây không bị chặn ở Trung Quốc.
Trước đó, năm 2017, cơ quan tình báo Đức cũng cáo buộc các đặc vụ Trung Quốc lợi dụng LinkedIn để nhằm mục tiêu vào 10.000 người dân Đức. LinkedIn không phản hồi lại bất kỳ bình luận nào cho câu chuyện này, nhưng trang mạng này chia sẻ sẽ tiến hành một loạt các biện pháp để ngăn chặn các hoạt động bất chính.
2.000 USD cho một báo cáo chi tiết
Các đối tượng mà Yeo truy tìm được thông qua LinkedIn, được giao nhiệm vụ viết báo cáo cho các khách hàng giả của anh ta, sau đó gửi chúng đến các đầu mối liên lạc tại Trung Quốc. Trong 4 năm, Yeo đã nhận được hơn 400 hồ sơ xin việc, 90% trong số đó là nhân viên quân đội hoặc nhân viên chính phủ Mỹ với quyền truy cập vào các thông tin mật.
Yeo chuyển cho đặc vụ Trung Quốc hồ sơ của những người họ nhiều khả năng cảm thấy có hứng thú. Ông đã tuyển mộ một số người, nhắm vào những cá nhân có khó khăn tài chính, bao gồm một nhân viên dân sự làm việc trong dự án máy bay F-35B của không quân Mỹ, một sĩ quan quân đội có kinh nghiệm ở Afghanistan và một quan chức Bộ Ngoại giao, tất cả đều được trả 2.000 USD để viết báo cáo cho Yeo.
Yeo cho biết, trong quá trình tìm kiếm các “con mồi” ông được hỗ trợ bởi một người “đồng minh vô hình”, đó chính là thuật toán của LinkedIn. Mỗi lần Yeo truy cập vào hồ sơ của ai đó, LinkedIn sẽ tự động cung cấp thêm trang cá nhân của các đối tượng có kinh nghiệm tương tự, phù hợp với mục đích mà anh đang kiếm tìm.
Trong tuần qua, Mỹ đã bắt giữ 4 công dân Trung Quốc với nghi ngờ nằm trong mạng lưới gián điệp liên quan tới quân đôi Trung Quốc, với cáo buộc ăn cắp công nghệ và sở hữu trí tuệ Mỹ. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) hiện đang điều tra hàng ngàn vụ gián điệp liên quan tới Trung Quốc. Trước những lo ngại trên, Washington đã huỷ hàng chục thị thực cấp cho người Trung Quốc.
Sự việc lần này đã khiến cuộc đối đầu Mỹ-Trung ngày một căng thẳng, nhất là khi gần đây hai bên đã thẳng thừng đóng cửa lãnh sự quán của nhau.
Yeo chuyển cho đặc vụ Trung Quốc hồ sơ của những người họ nhiều khả năng cảm thấy có hứng thú. Ông đã tuyển mộ một số người, nhắm vào những cá nhân có khó khăn tài chính, bao gồm một nhân viên dân sự làm việc trong dự án máy bay F-35B của không quân Mỹ, một sĩ quan quân đội có kinh nghiệm ở Afghanistan và một quan chức Bộ Ngoại giao, tất cả đều được trả 2.000 USD để viết báo cáo cho Yeo.
Yeo cho biết, trong quá trình tìm kiếm các “con mồi” ông được hỗ trợ bởi một người “đồng minh vô hình”, đó chính là thuật toán của LinkedIn. Mỗi lần Yeo truy cập vào hồ sơ của ai đó, LinkedIn sẽ tự động cung cấp thêm trang cá nhân của các đối tượng có kinh nghiệm tương tự, phù hợp với mục đích mà anh đang kiếm tìm.
Trong tuần qua, Mỹ đã bắt giữ 4 công dân Trung Quốc với nghi ngờ nằm trong mạng lưới gián điệp liên quan tới quân đôi Trung Quốc, với cáo buộc ăn cắp công nghệ và sở hữu trí tuệ Mỹ. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) hiện đang điều tra hàng ngàn vụ gián điệp liên quan tới Trung Quốc. Trước những lo ngại trên, Washington đã huỷ hàng chục thị thực cấp cho người Trung Quốc.
Sự việc lần này đã khiến cuộc đối đầu Mỹ-Trung ngày một căng thẳng, nhất là khi gần đây hai bên đã thẳng thừng đóng cửa lãnh sự quán của nhau.
Quan điểm từ phía Mỹ
Trợ lý Tổng chưởng lý Hoa Kỳ John Demers cho rằng trường hợp này là một ví dụ điển hình về cách mà Trung Quốc lợi dụng “sự cởi mở của xã hội Mỹ” và sử dụng “những quốc gia khác làm bàn đạp tiếp cận công dân Mỹ” cho mục đích bất chính
Quan điểm từ phía Singapore
Ông Bilahari Kausikan, cựu Bí thư Thường trực của Bộ Ngoại giao Singapore nhận định Dickson Yeo hoàn toàn ý thức được anh đang làm việc cho các cơ quan tình báo Trung Quốc.
Ông bày tỏ sự bất ngờ và thất vọng khi biết kẻ liên quan đến vụ ăn cắp thông tin mật lại mang quốc tịch Singapore. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh tiếng và vị thế của Singapore đối với chính phủ Mỹ và có thể làm dấy lên những nghi ngờ trong lòng xã hội Mỹ.Danger
Quan điểm từ phía Trung Quốc
Khi được hỏi về Dickson Yeo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói ông không biết về vấn đề này, đồng thời nhận định Mỹ thường xuyên "thổi phồng" những vấn đề liên quan đến gián điệp như này.
Ông Uông Văn Bân cũng kêu gọi Mỹ ngừng sử dụng cái gọi là vấn đề gián điệp để bôi nhọ Trung Quốc.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.