V
ì chăn nuôi gia súc tạo ra khí thải carbon, thứ mà làm cho mục tiêu 'không carbon' của chương trình 'biến đổi khí hậu' trở nên thiếu hiệu quả, các chính trị gia và nhà hoạt động môi trường thậm chí đang muốn loại bỏ hoàn toàn ngành chăn nuôi gia súc. Và như thế, sản phẩm thịt giả [thịt bò tổng hợp] của Bill Gates sẽ thống trị toàn cầu, giống hệt như hạt giống biến đổi gen mà vị tỷ phú này đang sở hữu.Những gì đang xảy ra ở Bắc Ireland là một phần nỗ lực lớn hơn để làm con người dứt bỏ thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò, thứ mà con người tiêu thụ lên tới 350 triệu tấn mỗi năm. Tất cả chỉ để đảm bảo rằng trái đất không nóng lên, mà nguyên nhân nóng lên là một phần từ chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Tự thiêu cảnh báo 'trái đất nóng lên'
Vào Ngày Trái đất, một nhà môi trường và nhiếp ảnh gia 50 tuổi đến từ Colorado tên Wynn Alan Bruce đã tự thiêu bên ngoài Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.
Bạn bè của Bruce, người sau đó đã qua đời, cho biết anh ta rất lo lắng về biến đổi khí hậu.
“Anh này là bạn của tôi”, Kritee Kanko, một nhà khoa học cấp cao của Quỹ Bảo vệ Môi trường, cho biết. “Đây không phải là một hành động tự sát. Đây là một hành động từ bi sâu sắc không hề sợ hãi nhằm thu hút sự chú ý đến [cuộc] khủng hoảng khí hậu".
Hành động tự thiêu của Bruce là một ví dụ cho thấy nỗi sợ hãi về biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, một nỗi sợ hãi đang gây tổn hại cho con người theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả sự gia tăng cái gọi là “lo lắng về khí hậu”.
Nỗi sợ hãi này cũng thể hiện theo những cách khác, bao gồm cả lĩnh vực chính sách công.
Nhiều quốc gia trên thế giới đang ráo riết theo đuổi các kế hoạch phát thải carbon net-zero được thiết kế để giảm thiểu tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Chỉ riêng Bắc Ireland: Một triệu gia súc cần biến mất
Trong khi mọi người có xu hướng nghĩ rằng giảm khí thải bao gồm việc đóng cửa các nhà máy than, lái xe điện nhiều hơn và dựa nhiều hơn vào năng lượng mặt trời và năng lượng gió — mỗi thứ đều đi kèm với chi phí kinh tế và môi trường — đây không phải là những chính sách duy nhất được đưa ra để thảo luận.
Ngày càng có nhiều chính phủ nhắm đến một nguồn phát thải khác: thực phẩm, cụ thể là gia súc. Thứ con người đã thuần hoá, nuôi, khai thác thực phẩm từ hàng ngàn năm nay. Không khó để tìm ra lý do cho điều này.
Một cơ quan có thẩm quyền không kém, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), lưu ý rằng khoảng 1/3 khí hậu nóng lên do khí nhà kính bắt nguồn từ việc phát thải khí mê-tan do con người gây ra. Trong khi CO2 được chú ý nhiều hơn, EPA lưu ý rằng mê-tan thực sự là một khí nhà kính mạnh hơn, giữ nhiệt gấp khoảng 30 lần so với CO2 trong hơn một thế kỷ.
Một luật mới ở Bắc Ireland đặt mục tiêu phát thải net-zero vào năm 2050 và BBC đưa tin rằng luật này bao gồm đề xuất giảm 46% lượng khí thải mê-tan.
Vì khoảng 1/3 lượng khí mê-tan do con người tạo ra đến từ chăn nuôi, Bắc Ireland đang xem xét việc cắt giảm đáng kể số lượng động vật trang trại - đặc biệt là cừu và gia súc - để đạt được mục tiêu đó.
"Bắc Ireland sẽ cần phải mất hơn 1 triệu con cừu và gia súc để đáp ứng các mục tiêu phát thải khí hậu ràng buộc về mặt pháp lý", The Guardian gần đây đưa tin.
Cụ thể, theo ước tính từ Hiệp hội Nông dân Ulster, khoảng 500.000 con gia súc và khoảng 700.000 con cừu sẽ phải “biến mất để Bắc Ireland có thể đáp ứng các mục tiêu khí hậu mới”.
Trong khi ngành chăn nuôi lợn và gia cầm cũng sẽ cần phải cắt giảm để đáp ứng các mục tiêu phát thải, các quan chức khí hậu cho biết những ngành này ít gây hại cho môi trường hơn so với chăn nuôi “thịt đỏ”.
“Nếu bạn nhìn vào bằng chứng về vòng đời phát thải khí nhà kính, các nguồn chăn nuôi thịt đỏ - thịt bò, bò sữa, cừu - có lượng khí thải cao nhất vì chúng là loài nhai lại và chúng có lượng khí thải mê-tan cao”, Ewa Kmietowicz, người đứng đầu tổ chức Nhóm nghiên cứu về giảm thiểu sử dụng đất tại Ủy ban Biến đổi Khí hậu nói với tờ báo.
Chris Stark, giám đốc điều hành CCC, nói với The Guardian rằng việc chuyển sang canh tác có thể là cần thiết để duy trì mức sản xuất lương thực.
Giải pháp thay thế: Thịt Bò Tổng Hợp!
Những gì đang xảy ra ở Bắc Ireland là một phần của nỗ lực lớn hơn nhiều nhằm làm con người dứt khỏi thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò, thứ mà con người tiêu thụ lên tới 350 triệu tấn mỗi năm.
Nhiều người, bao gồm cả người sáng lập Microsoft Bill Gates, đã lập luận rằng các quốc gia có trách nhiệm chuyển đổi thịt bò vì lý do môi trường.
“Tôi nghĩ rằng tất cả các nước giàu nên chuyển sang dùng thịt bò tổng hợp 100%”, Gates nhận xét trong một cuộc phỏng vấn với MIT Technology Review vào năm ngoái. “Bạn có thể quen với sự khác biệt về hương vị và khẳng định là họ sẽ làm cho nó ngon hơn theo thời gian”.
Gates không thực sự giải thích quá trình chuyển đổi này sẽ diễn ra như thế nào, nhưng chúng ta đang bắt đầu thấy.
Theo tin từ những người ủng hộ cho lý thuyết nhiệt độ toàn cầu đang tăng, nhiệt độ toàn cầu đang tăng — trung bình tăng 0,14 độ F mỗi thập kỷ kể từ năm 1880 — mọi người nên thấy rằng những nỗ lực của các nhà quy hoạch trung ương nhằm hạn chế biến đổi khí hậu lại đáng báo động hơn là việc nhiệt độ gia tăng.
Những chính sách như vậy mang đậm dấu ấn của các chương trình tập thể thất bại trong quá khứ, chẳng hạn như “giết mổ lợn của những người vô tội” của FDR, khiến hàng triệu con lợn và lợn nái bị tiêu hủy trong khi mọi người đang đói - tất cả đều nhằm cố gắng giữ giá cao.
Thế giới đói hay no sẽ phụ thuộc vào Bill Gates?
Công ty khởi nghiệp Memphis Meats có trụ sở tại San Francisco, Mỹ, đang phát triển phương pháp sản xuất thịt từ tế bào động vật mà không cần phải chăn nuôi, gây giống, giết mổ vật nuôi. Công ty này vừa nhận được khoản đầu tư trị giá 17 triệu USD từ hai tỷ phú Bill Gates và Richard Branson cũng như sự giúp đỡ từ công ty Tesla và SpaceX để thương mại hóa thịt nhân tạo nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, International Business Times hôm 24/8 đưa tin.
"Thay vì tạo ra sản phẩm thay thế cho thịt, họ sẽ bán thịt thật mà không làm tổn hại đến bất kỳ loài động vật nào. Ngoài ra, sẽ không còn việc giải phóng khí methane trong chăn nuôi, lãng phí đất đai, sử dụng phân bón, thuốc kháng sinh hoặc nước quá mức", Steve Jurvetson, một đối tác của công ty Memphis Meats tại Quỹ Đầu tư Mạo hiểm DFJ, cho biết.
Đây là thông tin từ bài báo đăng 5 năm trước đây, vào năm 2017.
Cho tới nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp ở lĩnh vực này. Ai đầu tư cho các nghiên cứu và phát triển của họ trong hàng thập kỷ? Cho tới thời điểm hiện tại, 2022, thịt bò tổng hợp trong phòng thí nghiệm vẫn đắt hơn thịt bò nuôi 30 lần, chưa nói đến sản lượng có đáp ứng được cầu thị trường hay không. Dự kiến còn khoảng 10 năm nữa, thịt bò tổng hợp mới có thể xuất hiện trong các kệ siêu thị ở các nền kinh tế phát triển. Dù vậy, chưa ai biết thực sự hàm lượng dinh dưỡng, tác hại tới hệ miễn dịch và sức khoẻ của con người từ loại thịt tổng hợp trong phòng thí nghiệm này.
Nhưng chúng ta không cần mở rộng trí tưởng tượng để hình dung về tương lai, nơi các trang trại nuôi gia súc bị tiêu huỷ, hoàn toàn biến mất, toàn bộ nguồn cung thịt khắp toàn cầu nằm trong các xưởng nuôi cấy mô của các tỉ phú công nghệ khắp toàn cầu. Sự độc quyền trên thị trường sẽ giúp các tỷ phú này kiếm được khoản tài sản kếch xù. Đó chỉ là một suy nghĩ nhỏ về kinh tế.
Hãy nghĩ đến ngoại giao và chính trị. Các tỷ phú Bill Gates hay George Soros, những người cực kỳ nhiệt tình với chính trị, họ đặc biệt cổ vũ chủ nghĩa toàn cầu, tư tưởng cấp tiến, tự do của cánh tả, với quyền lực độc quyền về cung ứng nguồn thực phẩm tổng hợp trong bối cảnh thịt gia súc khan hiếm toàn cầu, liệu họ có dùng quyền lực này để trừng phạt các chính phủ, các phe phái có tư tưởng khác biệt với họ không?
Hãy nhìn vào hạt giống biến đổi gen, GMO. Làn sóng GMO mà Bill Gates đang dẫn đầu đã thúc đẩy nhiều nông dân phá sản, khiến nông dân phụ thuộc vào nguồn hạt giống biến đổi gen, vốn độc quyền, từ ông Gates. Quan trọng hơn, nó là tiêu mất hạt giống của tự nhiên, thứ mà loài người được ban cho, nuôi sống chúng ta theo cách khoẻ mạnh nhất trong 5,000 năm qua.
Liệu thịt tổng hợp có đi theo con đường của thực phẩm GMO hay không? Một viễn cảnh không nhiều ánh sáng.
Sự ngạo mạn của Mao và giờ là "Biến đổi khí hậu toàn cầu"
Tuy nhiên, chương trình điên rồ của FDR là trò chơi trẻ con so với Chủ tịch Mao, người đã có kế hoạch cách mạng hóa ngành nông nghiệp của Trung Quốc với Đại Nhảy Vọt của mình.
Mọi thứ không diễn ra như kế hoạch. Hóa ra việc sản xuất lương thực phức tạp hơn Mao dự đoán. Qua Britannica Trực tuyến:
“Sự kém hiệu quả của các xã và sự chuyển đổi quy mô lớn của lao động nông nghiệp sang công nghiệp quy mô nhỏ đã làm gián đoạn nền nông nghiệp của Trung Quốc một cách nghiêm trọng, và ba năm thiên tai liên tiếp gia thêm khiến mọi thứ nhanh chóng trở thành một thảm họa quốc gia; tổng cộng, khoảng 20 triệu người được ước tính đã chết vì đói từ năm 1959 đến năm 1962".
Bạn đã nắm bắt điều đó chưa? Hai mươi triệu người đã chết dưới nỗ lực chủ nghĩa tập thể của Mao.
Đây cũng không phải là nạn đói nhân tạo đầu tiên do những người theo chủ nghĩa xã hội tạo ra. Năm 1932 và 1933, hàng triệu người Ukraine đã chết trong nạn đói do Liên Xô gây ra.
"Trong trường hợp của Holodomor, đây là cuộc diệt chủng đầu tiên được lên kế hoạch và gây ra một cách có phương pháp bằng cách tước đoạt chính những người là nhà sản xuất thức ăn để nuôi dưỡng họ (để sinh tồn)", nhà sử học Andrea Graziosi, giáo sư tại Đại học Naples viết.
Graziosi lưu ý, cuộc diệt chủng không chỉ bi thảm mà còn mỉa mai ở chỗ nó diễn ra ở một khu vực được toàn cầu gọi là “ổ bánh mì của châu Âu”.
Những tài khoản này nhắc nhở chúng ta về một thực tế đen tối và đáng lo ngại đã được nhà kinh tế học Thomas Sowell nêu bật.
Sowell nhận xét: “Nhiều thảm họa lớn nhất trong thời đại chúng ta đã được các chuyên gia tạo ra”.
Trong bài phát biểu nhận giải Nobel của mình, nhà kinh tế FA Hayek giải thích rằng những thảm họa như vậy bắt nguồn từ sự thiếu khiêm tốn của các nhà hoạch định trung tâm về kiến thức (hoặc thiếu kiến thức) mà họ sở hữu trong “nỗ lực chết người để kiểm soát xã hội”.
Trên tất cả, Hayek nói, vai trò của kinh tế học là thúc đẩy những kế hoạch vĩ đại như vậy.
“Nhiệm vụ kỳ lạ của kinh tế học là chứng minh cho [con người] thấy họ thực sự biết rất ít về những gì họ tưởng tượng rằng họ có thể phác thảo”, Hayek nhận xét trong The Fatal Conceit.
Nỗ lực kiềm chế biến đổi khí hậu bằng cách phá hủy nguồn cung cấp lương thực có thể không điên rồ bằng việc đốt lửa tự thiêu trước Tòa án Tối cao để phản đối sự thiếu hành động của chính phủ đối với biến đổi khí hậu.
Nhưng cuối cùng nó có thể còn gây chết người hơn.
Bài viết sử dụng các số liệu và luận giải của tác giả Jonathan Miltimore - Biên tập viên quản lý của FEE.org. Bài viết và phóng sự của ông đã trở thành chủ đề của các bài báo trên tạp chí TIME, The Wall Street Journal, CNN, Forbes, Fox News, Star Tribune và the Epoch Times.
Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Thuỷ Tiên lược dịch
Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Thuỷ Tiên lược dịch
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.