Type Here to Get Search Results !

Người Pháp đã thay đổi cuộc sống cư dân Việt ra sao trong 8 ngày

Chiến tranh thông tin, công nghệ kiểm soát ý thức hàng loạt, vũ khí hướng thần - tất cả những thứ này là dấu hiệu của thế kỷ 21.

Như tiết lộ trong tài liệu «Joint Vision 2020» (Tầm nhìn chung 2020), Lầu Năm Góc dự kiến tạo ra thể loại đơn vị vũ trang mới tên gọi là “lực lượng kết hợp các chiến dịch đặc biệt”, bao gồm những chuyên gia trình độ học vấn cao, thông thạo ngôn ngữ và văn hóa của các nước khác.

Nhiệm vụ của họ sẽ là thực hiện các chiến dịch nhằm làm mất uy tín của Chính phủ các nước này, làm suy yếu nền kinh tế, gây bất ổn hệ thống quản lý Nhà nước và quân đội, băng hoại đạo đức v.v.

Thoáng nghe thì có vẻ huyền hoặc.

“Nhưng tất cả những điều đó đã từng xảy ra, và hệ thống tương tự đã hoạt động khá hiệu quả ngay trong nửa đầu thế kỷ 17 ở Việt Nam, khi các nhà truyền giáo Pháp thu hút cư dân địa phương vào Công giáo”, - GS-TSKH Lịch sử Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử các nước vùng Viễn Đông thuộc ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg, chuyên gia từng dày công nghiên cứu thấu đáo đề tài này cho biết.

“Cuối năm 1624 - đầu năm 1625, nhà truyền giáo Công giáo Alexandre de Rhodes (tức Đắc Lộ) đã đến Việt Nam. Thâu tóm kinh nghiệm của những người đi trước, ông đã viết cuốn sách giáo lý “Phép giảng tám ngày. Cho kẻ muốn chịu phép rửa tội mà vào đạo thánh Đức Chúa Trời”, cuốn sách có vai trò to lớn trong việc du nhập đạo Công giáo vào Việt Nam. Cuốn sách được viết bằng hai ngôn ngữ: tiếng Latin và tiếng Việt, được viết bằng những từ Latinh kèm theo các dấu phụ. Cuốn sách này là tác phẩm đầu tiên được xuất bản với bảng chữ cái Latinh cho tiếng Việt ở Rome năm 1651. Tại Việt Nam, nơi hiện lưu giữ cuốn sách này là nhà thờ Mằng Lăng, thôn Hội Phú, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên”.

Giáo lý được đọc trong tám ngày, mỗi ngày là một bài thuyết giảng. Kết quả là, các nhà truyền giáo đã thu được thành tựu xuất sắc – chiêu mộ các tân tín đồ Công giáo, phá vỡ niềm tin truyền thống của những người dân này, cải đổi hoàn toàn thế giới quan của họ. Làm thế nào mà nhà truyền giáo thành công đến thế? Sau khi nghiên cứu kỹ phiên bản cổ của “Giáo lý" năm 1651 và vận dụng kiến thức hiện đại về những phương pháp tác động đến tâm lý con người, GS-TSKH Vladimir Kolotov rút ra kết luận sau đây:

“Cuốn hướng dẫn này là một điển hình nổi bật về thuật thôi miên và lập trình ngôn ngữ thần kinh, thực hiện hiệu quả vai trò phá tín ngưỡng truyền thống và thu hút người đến với chủ nghĩa Cơ đốc. Có thể nói không hề phóng đại rằng đây là một công trình kỳ vĩ, xứng đáng được chú ý hơn nhiều tác phẩm trước đó”.

Giáo lý bắt đầu vào nửa đầu thế kỷ 17 với cách đặt vấn đề có thể khiến hầu hết mọi người ở cả thời đại chúng ta cũng quan tâm: “Tại sao chúng ta sống quá ít và cần làm gì để sống lâu hơn?” lại thêm chiêu thức giữ người nghe trong trạng thái căng thẳng suốt trong tám ngày. “Phép giảng tám ngày” có cấu trúc rất rõ ràng:

  • Ngày thứ nhất: Đạo Thánh Đức Chúa Trời; 
  • Ngày thứ hai: Đức Chúa Trời; 
  • Ngày thứ ba: Đức Thợ Cả; 
  • Ngày thứ bốn: Những Đạo Vạy; 
  • Ngày thứ năm: Một Đức Chúa Trời Ba Ngôi ra đời cứu thế; 
  • Ngày thứ sáu: Thầy thuốc Cả; 
  • Ngày thứ bảy: Con Chiên Lành và Chó Sói Dữ; 
  • Ngày thứ tám: Mười bậc thang lên thiên đàng. 

Sử dụng một bộ từ khá hạn chế, trong điều kiện hoàn toàn không tương thích của các lề luật khái niệm Kitô giáo với văn hóa bản địa, tác giả của cuốn giáo khoa cho khóa học trong tám ngày đã thành công không chỉ truyền bá những nguyên lý căn bản của Công giáo, mà còn đập tan sự hấp dẫn và quen thuộc của các tín ngưỡng địa phương.

Thu hút thính giả quan tâm đến câu hỏi kéo dài cuộc sống, nhà thao túng tài năng Alexandre de Rhodes đã chuyển hoạt động não bộ của những người dân bình dị này từ bán cầu não trái, chịu trách nhiệm phân tích, sang bán cầu não phải, đảm trách chi phối cảm xúc. Tiếp theo, người nghe bị đe dọa với những hình phạt khủng khiếp dưới tầng sâu địa ngục dành cho hành vi tội lỗi xấu xa trên trần thế và hứa hẹn cuộc sống vĩnh hằng trên thiên đường nếu cư xử tốt. Hơn thế nữa, chờ đợi những người theo tín ngưỡng truyền thống (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, thờ phụng tổ tiên của họ) đều là cảnh đày ải đau khổ dưới địa ngục, còn những ai tin theo Alexandre de Rhodes và các nhà truyền giáo khác, sẽ được lên thiên đàng. Niềm tin truyền thống được mô tả dưới hình thức thô lỗ nhất, nhưng chẳng có hình phạt nào cho động tác xúc phạm này xảy ra trước khán thính giả. Những thông tin mới nhận như vậy gây xáo trộn bất ổn không thể đảo ngược trong cuộc sống của người nghe. Và chính ở đây, ngay bây giờ, người nghe cần phải thông qua quyết định theo cách thức nào để đi xa hơn.

Khi vận động tín đồ Công giáo Việt Nam, người ta đã áp dụng một hệ thống những giá trị mới, nhận được cái tên mới, sống theo cuốn lịch khác và tuân phục tôn thờ một Chúa Trời khác, tức là khiến người đó tách khỏi và từ bỏ môi trường quen thuộc, vì thế cộng đồng của các thành viên bị ruồng bỏ bắt đầu được tạo ra, với chuẩn mực đạo đức, quy tắc, giá trị, với những văn bản riêng của họ bất khả truy cập đối với những người ngoài, và dành trọn niềm tin phục cho các thủ lĩnh tinh thần của họ là những nhà truyền giáo nước ngoài. Các cha cố vận động cư dân chống lại chính quyền, bôi nhọ uy tín của các phong tục địa phương, dạy người Công giáo địa phương cách thức hủy bỏ bàn thờ tổ tiên của họ, đập phá các tượng Phật.

GS-TSKH Vladimir Kolotov so sánh các hoạt động của Alexandre de Rhodes với hoạt động ở Trung Quốc của một nhà truyền giáo Công giáo nổi tiếng khác – linh mục Dòng Tên Matteo Ricci, người đã cố gắng truyền bá Kitô giáo bằng con đường thuyết phục, hướng dẫn các cuộc tranh biện khoa học với đại diện các tín ngưỡng khác ở địa phương, nhưng đã hứng chịu thất bại hoàn toàn trên con đường này. Tại Việt Nam, thành công vượt quá mọi mong đợi: đến năm 1629, số người cải đạo sang Công giáo là khoảng 6.700, và đến năm 1639 - 82 nghìn người. Khi sau 200 năm, vào năm 1858, đội quân 3.500 binh sĩ của lực lượng viễn chinh Pháp-Tây Ban Nha đã ngang nhiên tấn công vào đất nước có dân số gần 10 triệu người, sự kiện nhắc nhớ về “công lao” dọn đường lật đổ hiệu quả của các nhà truyền giáo, vì cuộc xâm lăng của binh sĩ Pháp dường như được sự chờ đợi kiên nhẫn và hy vọng của hơn nửa triệu dân Công giáo Việt Nam, những người cầm súng chiến đấu kề vai sát cánh với lính thực dân.

“Ngày nay, chúng ta thấy cách các công nghệ cho phép thay đổi bản sắc tín ngưỡng trong các khu vực chiến lược truyền bá hình thức cực đoan của tôn giáo này hay đức tin khác, thay đổi không gian địa văn hóa, đẩy vào vực thẳm của sự mất ổn định khu vực suốt thời gian dài. Trong quá trình thực hiện những chương trình này, quần chúng địa phương hầu như không nghi ngờ gì về việc họ bị lợi dụng làm bia đỡ đạn trong các dự án địa chính trị của người khác. Tuy nhiên, ngay cả từ đỉnh cao của sự phát triển các công nghệ hiện đại này, những thành tựu và di sản của nhà truyền giáo Dòng Tên thế kỷ 17 vẫn thu hút sự quan tâm khoa học đáng kể. Alexandre de Rhodes đã rời đến thế giới khác vào năm 1660, nhưng tiếng nói của ông, thông qua giáo lý “Phép giảng tám ngày” mà ông đã viết, vẫn tiếp tục vang lên xuyên qua nhiều thế kỷ”, - chuyên gia Nga nhận xét.