Tiểu ban Điều trị cho hay bệnh nhân 91 (nam phi công người Anh) đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã hồi phục toàn diện và được Hội chẩn quốc gia vào sáng ngày 3/7. Hội đồng quyết định bệnh nhân đủ tiêu chuẩn xuất viện an toàn và hồi hương bằng máy bay thương mại, không phải cách ly. Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ phối hợp với đại diện của cơ quan bảo hiểm uỷ quyền để làm các thủ tục xuất viện cho bệnh nhân.
Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình-Tổ trưởng Tổ hội chẩn các bệnh nhân Covid-19 nặng, Tiểu Ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, bệnh nhân tiếp xúc, giao tiếp tốt, cần coi như người bệnh bình thường. Bệnh nhân không cần cách ly và có giấy xác nhận hết SARS-CoV-2.
Bệnh nhân từ cân nặng hơn 100kg đã giảm xuống còn 81kg. Phi công Anh hiện chỉ còn dùng thuốc kiểm soát huyết áp và thuốc chống đông.
Kết luận tại buổi hội chẩn, PGS.TS Lương Ngọc Khuê-Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị cho biết, bệnh nhân 91 đủ tiêu chuẩn chuyển viện; bệnh nhân không phải cách ly và sẽ được làm xét nghiệm lần cuối và xác nhận không còn SAR-CoV-2; Bệnh viện Chợ Rẫy xây dựng kế hoạch bàn giao bệnh nhân tại Bệnh viện.
“Bệnh nhân có thể chuyển viện vào ngày 12/7 theo đề nghị của Đại sứ Quán Anh là hợp lý”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết.
Để đảm bảo pháp lý, Tiểu ban điều trị giao Bệnh viện Chợ Rẫy có hợp đồng chặt chẽ với cơ quan tiếp nhận bệnh nhân bệnh nhân 91 đúng pháp lý, ngoại giao; có tóm tắt hồ sơ bệnh nhân tiếng Việt, Tiếng Anh.
Đến nay, bệnh nhân 91 đã trải qua 108 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện Chợ Rẫy, trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngày 18/3-chiều 22/5 và tại Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Chợ Rẫy từ chiều ngày 22/5 đến nay.
Trong quá trình điều trị, đã có những lúc, sức khoẻ của nam phi công gần như rơi vào tình trạng nguy kịch khi phổi đông đặc gần 90%, liên tục âm tính rồi lại dương tính với SARS-COV-2, bệnh nhân đã phải can thiệp ECMO, sử dụng máy thở nhiều ngày, lọc máu... Thậm chí Bộ Y tế còn phải nhập khẩu thuốc điều trị rối loạn đông máu từ nước ngoài về để điều trị cho bệnh nhân vì anh không tương thích với các thuốc rối loạn đông máu hiện có.
Tiểu ban Điều trị và các chuyên gia đầu ngành truyền nhiễm, hô hấp, tim mạch, ngoại, hồi sức... đã tổ chức nhiều cuộc hội chẩn quốc gia để bàn các giải pháp, biện pháp cũng như phác đồ điều trị phù hợp với từng giai đoạn sức khoẻ của nam phi công.
Thậm chí phương án ghép phổi cũng đã được đưa ra, tuy nhiên, với sự nỗ lực, nhiệt tâm của các y bác sĩ, sự hỗ trợ 24/24 của các chuyên gia từ xa... sức khoẻ nam phi công đã tiến triển ngoạn mục.
Ngày hồi hương của anh đang rất gần, chỉ còn 8 ngày nữa anh sẽ có một chuyên bay để trở với quê hương. Trên chuyến bay đó, cùng anh sẽ có các chiến sĩ áo trắng của Việt Nam đi cùng- những người đã cận kề chăm sóc, điều trị cho anh những ngày qua...
Thông tin này không chỉ làm nức lòng các y tá bác sĩ, những người đã không quản hiểm nguy với căn bệnh quái ác này, ngày đêm miệt mài, kiên nhẫn điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân đặc biệt này trong 3 tháng qua, mà còn làm rung động hàng triệu trái tim người Việt từng giờ, từng phút mong ngóng sự kỳ diệu từ ca bệnh này như nắng hạn chờ mưa.
Đây là một ca bệnh cực kỳ đặc biệt trong kỳ tích chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam.
Đặc biệt vì đây là ca bị nặng nhất, điều trị lâu nhất, tốn kém nhất và ít hy vọng nhất. Tuy nhiên, tinh thần “còn nước còn tát” của lãnh đạo Bộ Y tế, của lãnh đạo hai Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Chợ Rẫy và các bác sỹ, y tá chăm sóc bệnh nhân đã tạo niềm tin và động lực giúp người bệnh vượt qua được những lúc hiểm nghèo nhất.
Điều đặc biệt nữa là đến hôm nay, rất ít thông tin về tên tuổi, nhân thân của anh được biết. Những gì được nhắc đến chỉ là mấy từ ngắn gọn “Bệnh nhân 91” hay “Bệnh nhân (phi công) người Anh”.
Điều này gợi cho người ta nhớ đến một bộ phim cùng tên đã xuất sắc giành được 9 giải Oscar, 2 giải Quả cầu vàng và 5 giải BAFTA cho phim hay nhất vào năm 1997. Bộ phim kể về một phi công người Anh bị thương nặng trong một chiếc máy bay bị bắn rơi xuống khu vực sa mạc Sahara trong Thế chiến II.
Sau tai nạn máy bay, bệnh nhân người Anh không nhớ được một chút gì về mình cũng như tất cả những gì đã xảy ra. Anh ta được tạm đặt tên là “bệnh nhân người Anh” và được chuyển cho y tá Hana chăm sóc tại một khu tu viện bỏ hoang trong chiến tranh.
Với lòng yêu thương và sự chăm sóc chân thành, dịu dàng và rất đỗi ân cần của Hana, “Bệnh nhân người Anh” đã dần hồi phục và kể lại cho cô nghe về quá khứ và lai lịch nhân thân của mình.
Báo chí quốc tế những ngày qua đã có nhiều bài ca ngợi thành công kép của Việt Nam trong phòng chống đại dịch Covid-19 và trong việc cứu chữa cho bệnh nhân phi công người Anh này.
Trên trang chính của các hãng thông tấn lớn như BBC, Reuters, Daily Mail… đã có nhiều bài viết ca ngợi các bác sỹ, y tá Việt Nam đã rất kiên nhẫn chữa trị cho bệnh nhân phi công người Anh.
Trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội, người dân bày tỏ sự tin tưởng, khâm phục dành cho các bác sỹ, y tá - những “chiến sĩ áo trắng” - xung phong trên tuyến đầu chống giặc Covid-19.
“Bệnh nhân người Anh” ngày xưa và “Bệnh nhân (phi công) người Anh” hôm nay - hai nhân vật, hai số phận, hai cuộc đời, hai hoàn cảnh ở hai thời điểm khác nhau nhưng có chung một bài học về tình người, tình yêu thương không biên giới đã giúp cho họ vượt qua những lúc khó khăn nhất trong cuộc đời.
Việt Nam đã viết lên một câu chuyện cổ tích đẹp thời hiện đại.
Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình-Tổ trưởng Tổ hội chẩn các bệnh nhân Covid-19 nặng, Tiểu Ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, bệnh nhân tiếp xúc, giao tiếp tốt, cần coi như người bệnh bình thường. Bệnh nhân không cần cách ly và có giấy xác nhận hết SARS-CoV-2.
Bệnh nhân từ cân nặng hơn 100kg đã giảm xuống còn 81kg. Phi công Anh hiện chỉ còn dùng thuốc kiểm soát huyết áp và thuốc chống đông.
Kết luận tại buổi hội chẩn, PGS.TS Lương Ngọc Khuê-Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị cho biết, bệnh nhân 91 đủ tiêu chuẩn chuyển viện; bệnh nhân không phải cách ly và sẽ được làm xét nghiệm lần cuối và xác nhận không còn SAR-CoV-2; Bệnh viện Chợ Rẫy xây dựng kế hoạch bàn giao bệnh nhân tại Bệnh viện.
“Bệnh nhân có thể chuyển viện vào ngày 12/7 theo đề nghị của Đại sứ Quán Anh là hợp lý”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết.
Để đảm bảo pháp lý, Tiểu ban điều trị giao Bệnh viện Chợ Rẫy có hợp đồng chặt chẽ với cơ quan tiếp nhận bệnh nhân bệnh nhân 91 đúng pháp lý, ngoại giao; có tóm tắt hồ sơ bệnh nhân tiếng Việt, Tiếng Anh.
Đến nay, bệnh nhân 91 đã trải qua 108 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện Chợ Rẫy, trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngày 18/3-chiều 22/5 và tại Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Chợ Rẫy từ chiều ngày 22/5 đến nay.
Trong quá trình điều trị, đã có những lúc, sức khoẻ của nam phi công gần như rơi vào tình trạng nguy kịch khi phổi đông đặc gần 90%, liên tục âm tính rồi lại dương tính với SARS-COV-2, bệnh nhân đã phải can thiệp ECMO, sử dụng máy thở nhiều ngày, lọc máu... Thậm chí Bộ Y tế còn phải nhập khẩu thuốc điều trị rối loạn đông máu từ nước ngoài về để điều trị cho bệnh nhân vì anh không tương thích với các thuốc rối loạn đông máu hiện có.
Tiểu ban Điều trị và các chuyên gia đầu ngành truyền nhiễm, hô hấp, tim mạch, ngoại, hồi sức... đã tổ chức nhiều cuộc hội chẩn quốc gia để bàn các giải pháp, biện pháp cũng như phác đồ điều trị phù hợp với từng giai đoạn sức khoẻ của nam phi công.
Thậm chí phương án ghép phổi cũng đã được đưa ra, tuy nhiên, với sự nỗ lực, nhiệt tâm của các y bác sĩ, sự hỗ trợ 24/24 của các chuyên gia từ xa... sức khoẻ nam phi công đã tiến triển ngoạn mục.
Ngày hồi hương của anh đang rất gần, chỉ còn 8 ngày nữa anh sẽ có một chuyên bay để trở với quê hương. Trên chuyến bay đó, cùng anh sẽ có các chiến sĩ áo trắng của Việt Nam đi cùng- những người đã cận kề chăm sóc, điều trị cho anh những ngày qua...
Thông tin này không chỉ làm nức lòng các y tá bác sĩ, những người đã không quản hiểm nguy với căn bệnh quái ác này, ngày đêm miệt mài, kiên nhẫn điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân đặc biệt này trong 3 tháng qua, mà còn làm rung động hàng triệu trái tim người Việt từng giờ, từng phút mong ngóng sự kỳ diệu từ ca bệnh này như nắng hạn chờ mưa.
Đây là một ca bệnh cực kỳ đặc biệt trong kỳ tích chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam.
Đặc biệt vì đây là ca bị nặng nhất, điều trị lâu nhất, tốn kém nhất và ít hy vọng nhất. Tuy nhiên, tinh thần “còn nước còn tát” của lãnh đạo Bộ Y tế, của lãnh đạo hai Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Chợ Rẫy và các bác sỹ, y tá chăm sóc bệnh nhân đã tạo niềm tin và động lực giúp người bệnh vượt qua được những lúc hiểm nghèo nhất.
Điều đặc biệt nữa là đến hôm nay, rất ít thông tin về tên tuổi, nhân thân của anh được biết. Những gì được nhắc đến chỉ là mấy từ ngắn gọn “Bệnh nhân 91” hay “Bệnh nhân (phi công) người Anh”.
Điều này gợi cho người ta nhớ đến một bộ phim cùng tên đã xuất sắc giành được 9 giải Oscar, 2 giải Quả cầu vàng và 5 giải BAFTA cho phim hay nhất vào năm 1997. Bộ phim kể về một phi công người Anh bị thương nặng trong một chiếc máy bay bị bắn rơi xuống khu vực sa mạc Sahara trong Thế chiến II.
Sau tai nạn máy bay, bệnh nhân người Anh không nhớ được một chút gì về mình cũng như tất cả những gì đã xảy ra. Anh ta được tạm đặt tên là “bệnh nhân người Anh” và được chuyển cho y tá Hana chăm sóc tại một khu tu viện bỏ hoang trong chiến tranh.
Với lòng yêu thương và sự chăm sóc chân thành, dịu dàng và rất đỗi ân cần của Hana, “Bệnh nhân người Anh” đã dần hồi phục và kể lại cho cô nghe về quá khứ và lai lịch nhân thân của mình.
Báo chí quốc tế những ngày qua đã có nhiều bài ca ngợi thành công kép của Việt Nam trong phòng chống đại dịch Covid-19 và trong việc cứu chữa cho bệnh nhân phi công người Anh này.
Trên trang chính của các hãng thông tấn lớn như BBC, Reuters, Daily Mail… đã có nhiều bài viết ca ngợi các bác sỹ, y tá Việt Nam đã rất kiên nhẫn chữa trị cho bệnh nhân phi công người Anh.
Trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội, người dân bày tỏ sự tin tưởng, khâm phục dành cho các bác sỹ, y tá - những “chiến sĩ áo trắng” - xung phong trên tuyến đầu chống giặc Covid-19.
“Bệnh nhân người Anh” ngày xưa và “Bệnh nhân (phi công) người Anh” hôm nay - hai nhân vật, hai số phận, hai cuộc đời, hai hoàn cảnh ở hai thời điểm khác nhau nhưng có chung một bài học về tình người, tình yêu thương không biên giới đã giúp cho họ vượt qua những lúc khó khăn nhất trong cuộc đời.
Việt Nam đã viết lên một câu chuyện cổ tích đẹp thời hiện đại.