B
úp bê Matryoska (tiếng Nga: матрёшка) hay Búp bê Nga hay Búp bê babushka (Búp bê lồng nhau, Búp bê làm tổ,...) là một loại búp bê đặc trưng của Nga. Thật ra đó là một bộ gồm những búp bê rỗng ruột có kích thước từ lớn đến nhỏ. Con búp bê nhỏ nhất sẽ được chứa đựng trong lòng con búp bê lớn hơn nó một chút, đến lượt mình con búp bê lớn được chứa trong một con búp bê khác lớn hơn, và cứ thế cho đến con lớn nhất sẽ chứa tất cả những con búp bê còn lại trong bộ.
Từ "matryoshka" (матрёшка) là một cách gọi thân mật của "Matryona" (Матрёна), một tên riêng trong tiếng Nga dành cho phái nữ. Còn từ "babushka" (бабушка) trong tiếng Nga mang nghĩa là "bà cụ".
Bộ búp bê Matryoska đầu tiên do nghệ nhân và cũng là nhà sản xuất búp bê Vasily Petrovich Zvyozdochkin chế tác từ bản thiết kế của Sergey Vasilyevich Malyutin, một họa sĩ Abramtsevo sống tại điền trang của Savva Ivanovich Mamontov, một nhà công nghiệp và cũng là người bảo trợ cho nghệ thuật nổi tiếng tại Nga. Bản thân bộ búp bê do chính Malyutin trang trí. Ý tưởng của Malyutin dựa trên bộ búp bê gỗ của Nhật về Thất phúc thần (Shichi-fuku-jin), bảy vị thần may mắn trong thần thoại Nhật Bản. Bộ búp bê đầu tiên của V. P. Zvyozdochkin và S. I. Maliutin gồm 8 búp bê: búp bê ngoài cùng hình một cô gái đang cầm một con gà trống vườn; búp bê lớn thứ tư hình một bé trai, búp bê nhỏ nhất hình một em bé sơ sinh, số còn lại được thể hiện như các bé gái.
Năm 1900, vợ của S. I. Mamontov đem các búp bê của Malyutin và Zvyozdochkin triển lãm tại Triển lãm thế giới ở Paris. Bộ búp bê này được nhận huy chương đồng của lễ hội. Không lâu sau đó, tại nước Nga đã hình thành những cơ sở sản xuất búp bê Matryoska đầu tiên.
Thế nhưng, việc buôn bán ngày càng ế ẩm khiến hàng ngàn người phải cân nhắc rằng liệu có nên tiếp tục duy trì ngành nghề truyền thống này nữa hay không. Ngay từ khi còn nhỏ, đàn ông trong làng đã biết cầm rìu, còn phụ nữ thì cầm bút lông. Tuy nhiên, có lẽ chẳng bao lâu nữa, sẽ không còn ai duy trì nghề thủ công truyền thống của làng - giới trẻ hiện nay không còn muốn làm món quà lưu niệm nổi tiếng nhất của nước Nga nữa.
"Từ xưa đã như thế"
Ông Ivan Grachev đã làm búp bê gỗ Matryoshka từ hồi 13 tuổi. Năm nay ông 65 tuổi và vẫn làm nghề này.
Ông Ivan Grachev nói với Sputnik:
“Số búp bê gỗ Matryoshka mà tôi tiện trên máy có lẽ phải mấy toa tàu mới chở hết. Có thể nói chúng tôi xưng hô “mày tao” với gỗ. Đàn ông trong làng tiện phôi búp bê, phụ nữ vẽ. Từ xưa đã như thế".
Theo ông, các sản phẩm Matryoshka đã được làm ở đây kể từ khi thành lập làng. Vào thế kỷ 17, dân làng bắt đầu làm đồ chơi và bát đĩa và sinh sống bằng nghề này. Đến đầu thế kỷ 19, họ bắt chước làng Semenovo bên cạnh, từ đó búp bê được sản xuất đại trà.
“Loại búp bề gỗ này nhanh chóng trở nên phổ biến với chúng tôi. Các thợ thủ công làng tôi đi học nghề. Kết quả là dần dân gia đình nào cũng có máy tiện – cả nhà tiện, sơn, vẽ rồi mang đi bán. Trong những năm 1930, làng thành lập hợp tác xã Krasnaya Zarya và kể từ đó chúng tôi không chỉ làm việc cho chính mình, mà tập trung làm việc cho làng. Về sau, khi có nông trang tập thể thì chúng tôi được hỗ trợ nguyên liệu và giúp tiêu thụ” – ông Ivan Grachev nói tiếp.
Búp bê Matryoshka được mang đi bán trên khắp Liên Xô. Món quà lưu niệm này có nhu cầu lớn và bán rất chạy.
“Bản thân tôi đã từng bán hàng ở Moskva, Podolsk, Krasnodar, Tôi cũng đã đến Ukraina. Chúng tôi thường đi một hoặc hai tháng, phụ thuộc vào chuyện hàng bán hết nhanh hay chậm” – ông Grachev kể.
Những người dân trong làng chân thành tin rằng nghề làm búp bê không chỉ làm tăng phúc lợi cá nhân của họ mà còn giúp ích cho cả làng.
"Trong những năm 60, làng không chỉ lập ra hợp tác xã thủ công mỹ nghệ, mà cả một nhà máy. Chúng tôi biến nó thành doanh nghiệp chính. Dĩ nhiên, công suất và thu nhập khác hẳn. Nhưng chúng tôi như thể bị gạt sang một bên. Điều tương tự cũng xảy ra với nghề phụ của nông trang. Chúng tôi làm việc, làm việc mãi, và rồi đột nhiên xí nghiệp trung tâm được mở ra ở làng Krutets lân cận, tất cả thiết bị được chuyển đến đó. Ở Maidan, dân làng có tính kiêu hãnh và chăm chỉ. Dù thế nào đi nữa họ cũng không từ bỏ công việc” - cựu chủ tịch nông trang nhớ lại.
Theo ông Ivan Grachev, thời kỳ perestroika là những năm tháng tốt đẹp nhất:
"Các cuộc triển lãm được tổ chức ở các nước châu Âu và không chỉ thế. Có rất nhiều khách hàng nước ngoài. Nhưng rồi những năm 90 bùng nổ - không còn nông trang tập thể, không còn hợp tác xã, không còn nhà máy nữa" - ông Grachev cho biết,
Tuy nhiên, bất chấp mọi khó khăn, dân làng không ai có ý định bỏ nghề.
Loại gỗ thích hợp nhất cho Matryoshka là gỗ bồ đề vì có cấu trúc khá đặc và dễ dàng xử lý. Điều rất quan trọng là phải tước vỏ cây đúng cách và không làm hỏng thân gỗ. Sau đó phải phơi khô gỗ - giai đoạn này cần ít nhất một năm. Do đó, thợ làm Matryoshka thường mua luân phiên nhiều gỗ để luôn có gỗ khô sử dụng. Theo người dân địa phương, hầu như không còn bồ đề trong các khu rừng xung quanh Polkhovsky Maidan nên họ phải mua từ các vùng lân cận.
"Thật không dễ dàng để tạo hình cho con búp bê Matryoshka mộc: thỉnh thoảng khúc gỗ lại văng ra khỏi máy tiện. Các con trai tôi bị thương nhiều lần: khi thì bị trúng mắt, khi bị cắt lông mày” - bà Anna Kaverina 61 tuổi nói.
Bà đã vẽ những con búp bê gỗ trong nửa thế kỷ. Bà Anna kể rằng trước đây trong nhà không còn chỗ trống nào, khắp nơi chứa đầy những lô búp bê thành phẩm.
“Bây giờ nhu cầu ít ỏi lắm. Chúng tôi đã đầu tư vào hàng hóa, bỏ tiền mua nguyên vật liệu, nhưng mọi thứ nằm ì ra đấy” – bà than thở.
Sơn Matryoshka là một quá trình lâu dài và tốn nhiều công sức. Trước hết, phôi gỗ tiện bằng máy phải được chà bằng bột.
"Phải chà kỹ, không được tiếc. Và đợi cho đến khi khô. Khoảng bốn giờ là đủ. Sau đó lại chà bột lần nữa và chỉ sau đó mới được vẽ. Tôi dùng compa để vẽ khuôn mặt và tạp dề. Tôi vẽ đường viền: Tôi thường dùng mực với bút lông. Bây giờ có thể dùng bút heli. Sơn dùng loại anilin, pha loãng với rượu hoặc cồn - màu của nó rất đậm và đa sắc. Các màu thường là đỏ, vàng, xanh lam, tím, xanh lục. Cuối cùng, khi được vẽ xong, búp bê Matryoshka cần được đánh vecni hai lần. Sau lớp vecni đầu tiên, hãy đợi một ngày để khô."
Các họa tiết trang trí chính là chim, động vật, hoa hồng và hoa tầm xuân. Ngoài ra còn có các bức tranh dựa theo những câu chuyện cổ tích hoặc phong cảnh nông thôn. Người ta nhận ra phong cách Polkhovo-Maidan bởi những bông hoa màu đỏ lớn và chưa nở. Nền màu vàng hình vẽ có viền đen rõ nét.
Bà Anna cũng từng đi bán búp bê gỗ ở các thành phố khác nhau. Bà cảm thấy khó trả lời đã vẽ bao nhiêu con búp bê bởi không thể đếm xuể. Nhưng bà khẳng định rằng chúng đều khác nhau, không hề có con nào giống nhau.
Những người dân chăm chỉ và dám nghĩ dám làm nhất trong làng Maidan kiếm được khá nhiều tiền từ những con búp bê gỗ.
"Tôi mới 26 tuổi khi bắt đầu xây dựng ngôi nhà mà tôi sống cho đến ngày nay. Tôi cũng dành dụm được tiền để xây ngôi nhà thứ hai cho gia đình cậu con trai út" - bà Kaverina kể.
Quà lưu niệm mất giá
Bây giờ khó có thể kiếm tiền bằng nghề làm búp bê gỗ, người đối thoại nói tiếp. Quà lưu niệm đã giảm giá đáng kể.
Năm nay rất khó khăn đối với dân làng Maidan - đại dịch đã làm tê liệt hoàn toàn việc kinh doanh Matryoshka. Những người từng làm công việc này trong nhiều năm đang khẩn trương tìm khoản thu nhập khác. "Những người có sức khỏe tốt thì đi làm thợ xây, đầu bếp, dọn dẹp, nhân viên bảo vệ. Nhiều người đơn giản là bỏ làng ra đi."
Dân làng không tin rằng sản xuất có thể trở lại mức trước đây: thanh niên trẻ không háo hức tiếp tục công việc của tổ tiên và rời làng ra thành phố. Chẳng bao lâu nữa, đơn giản là sẽ không có ai tiếp nối nghề truyền thống. Hiện có khoảng 1.500 người ở Polkhovsky Maidan. Người dân địa phương bất bình khi chính quyền ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sự phát triển làng nghề với những con búp bê gỗ nổi tiếng trên toàn thế giới.
Nguồn sputnik
{full_page}
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.